adsads
Lượt Xem 442

TOP kiểu đồng nghiệp là “diễn viên giỏi” trong “vở kịch năng suất”

Thử check xem văn phòng của bạn có đồng nghiệp nào đang diễn một trong những “vở kịch” sau đây không nhé!

– Tan làm thật trễ dù chỉ ngồi lướt web, nhắn tin…

– Cả ngày không tập trung làm việc, chờ đến cuối ngày mới lo làm nên ra về trễ.

– Gõ phím liên tục, rê và click chuột thường xuyên… dù thực chất không phải đang làm việc.

– Chăm chú nhìn màn hình với vẻ mặt tập trung làm việc dù thực chất là đang lướt web.

– Thường xuyên gọi điện thoại tỏ vẻ liên hệ khách hàng dù thực chất là cuộc gọi mang tính cá nhân.

– Làm việc chậm chạp vì sợ nếu hoàn thành sớm sẽ nhận thêm đầu việc mới…

Tuyệt chiêu đối phó với kiểu đồng nghiệp giả vờ chăm chỉ

Tập trung vào công việc của bản thân

Điều quan trọng nhất là bạn cần tập trung vào công việc của chính mình, đừng nên mất thời gian quan tâm xem đồng nghiệp đang làm gì. Nếu cứ mải để ý xem họ đang làm gì sẽ khiến bạn bị sao nhãng công việc của bản thân, tâm trạng khó chịu vì tị nạnh, thậm chí có thể dần trở nên lười biếng giống họ…

Đề cập khéo léo thay vì phản ánh trực tiếp với cấp trên

Dù biết đồng nghiệp lười biếng và giả vờ chăm chỉ nhưng bạn cũng không nên chỉ trích họ. Vì đó là chuyện không liên quan đến bạn, trừ khi sự lười biếng của họ trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của bạn. Tuyệt đối đừng thẳng thắn phản ánh vấn đề này lên cấp trên, vì bạn có thể bị “mất điểm” trong mắt Sếp. Bạn có thể khéo léo đề cập đến vấn đề, chẳng hạn như: “Em vẫn chưa thể triển khai phần kế tiếp vì phải chờ X làm xong phần việc của chị ấy ạ…”.

Hạn chế tán gẫu với đồng nghiệp lười biếng

Trường hợp đồng nghiệp “bà tám” tìm đến bạn để bắt chuyện tán gẫu trong giờ làm, hãy từ chối khéo rằng bạn đang chạy deadline. Bên cạnh đó, bạn không nên phàn nàn với đồng nghiệp khác về chuyện họ lười biếng vì rất dễ gây thị phi chốn công sở.

Không “gánh” phần việc của đồng nghiệp lười biếng

Đừng dại “gánh” phần việc của đồng nghiệp lười biếng bạn nhé! Nhiều người vì cả nể hoặc sợ ảnh hưởng tiến độ dự án chung nên làm luôn phần việc của đồng nghiệp. Tuy nhiên điều này chỉ khiến họ càng chây lười, ỷ lại còn bạn thì thêm phần vất vả. Bạn chỉ cần nghiêm túc nhắc nhở họ hoàn thành công việc đúng deadline là được.

Nếu đồng nghiệp gặp vấn đề thì quan tâm, hỗ trợ

Bạn nên thể hiện sự quan tâm và trò chuyện với đồng nghiệp vì có thể họ không phải là người thực sự lười biếng. Có thể họ chưa nắm rõ nhiệm vụ của bản thân, đang suy nghĩ cách triển khai dự án hoặc đang gặp phải chuyện buồn trong cuộc sống cá nhân… Lúc này, bạn nên quan tâm, trò chuyện và hỗ trợ họ trong công việc.

Thu thập bằng chứng phản ánh cấp trên nếu ảnh hưởng bạn

Cuối cùng, nếu sự lười biếng kéo dài của họ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng công việc của bạn thì hãy trình bày lên cấp trên. Bạn cần đưa ra bằng chứng thuyết phục cho thấy họ chây lười và giả vờ chăm chỉ như thế nào. Đặc biệt, hãy cho Sếp thấy công việc của bạn bị ảnh hưởng cụ thể ra sao vì đồng nghiệp đó. Chắc chắn lúc này, Sếp sẽ nói chuyện để chỉnh đốn họ.

Trong văn phòng của bạn có kiểu đồng nghiệp nào là “diễn viên giỏi” trong “vở kịch năng suất” kể trên không? Hy vọng những tuyệt chiêu trên giúp bạn đối phó hiệu quả với những kiểu đồng nghiệp này.

Xem thêm: Quay lại tìm việc “văn phòng” sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers