adsads
hội chứng sợ nghe điện thoại
Lượt Xem 522

Giữ liên lạc với người thân mà không cần gặp trực tiếp là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, với một số người, việc gọi điện hoặc nhận cuộc gọi có thể khá căng thẳng. Đây là hội chứng sợ nghe điện thoại, hay còn gọi là Telephobia, là sự sợ hãi và tránh né các cuộc trò chuyện qua điện thoại. Hội chứng này thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua thông tin bên dưới.

Hội chứng sợ nghe điện thoại (Telephobia) là thế nào?

Hội chứng sợ nghe điện thoại (Telephobia) là hội chứng khiến bạn cảm thấy lo lắng tột độ trước và sau khi sử dụng điện thoại. Đây là một dạng rối loạn lo âu xã hội, biểu hiện qua trạng thái lo lắng và sợ hãi mà bạn không thể kiểm soát được.

Những người mắc hội chứng telephobia thường lo lắng, bất an, sợ hãi, khó chịu và đau khổ khi phải giao tiếp qua điện thoại. Tuy nhiên, hội chứng này không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại cho các mục đích khác; người bệnh chỉ cảm thấy hoảng loạn hoặc lo lắng khi phải nói chuyện qua điện thoại.

Bệnh telephobia là gì

Hội chứng sợ nghe điện thoại là gì?

Biểu hiện của hội chứng sợ nghe điện thoại

Những người mắc hội chứng sợ nghe điện thoại thường gặp phải các triệu chứng cảm xúc sau:

  • Tránh gọi điện hoặc nhờ người khác gọi điện thay mình
  • Lo lắng, lưỡng lự khi phải trả lời các cuộc gọi
  • Sợ tiếng chuông điện thoại
  • Cảm thấy ám ảnh sau mỗi cuộc gọi
  • Căng thẳng về việc có thể làm bản thân bị xấu hổ
  • Lo lắng về việc làm phiền người khác
  • Lo lắng về những gì sẽ nói khi sử dụng điện thoại

Ngoài các triệu chứng cảm xúc, một số biểu hiện về thể chất của hội chứng sợ nghe điện thoại có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Cảm giác buồn nôn, khó thở
  • Căng cơ, chóng mặt
  • Khó tập trung

Chứng sợ điện thoại có thể gây gián đoạn cuộc sống cá nhân và công việc của bạn. Dù việc trả lời và thực hiện các cuộc gọi là một hành động đơn giản, bất cứ ai cũng có thể làm được, nhưng với những người mắc chứng sợ điện thoại, nỗi lo lắng có thể trở nên vô cùng kinh hoàng. Đây là nỗi ám ảnh lớn đối với những người hướng nội phải làm công việc của người hướng ngoại.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Telephobia

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hội chứng sợ nghe điện thoại.

Không biết người kia nghĩ gì

Một thống kê mới nhất cho thấy hơn 90% giao tiếp là phi ngôn ngữ, nghĩa là từ ngữ chỉ chiếm một phần nhỏ trong việc truyền đạt thông tin. Khi giao tiếp trực tiếp, chúng ta dựa vào nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, hành động, và cử chỉ. Tuy nhiên, khi trò chuyện qua điện thoại, bạn chỉ nghe được giọng nói mà không có bất cứ thông tin nào khác, dẫn đến việc không thể biết được người kia đang nghĩ gì. Điều này tạo ra cảm giác hoang mang và lo lắng khi nghe điện thoại.

Áp lực về thời gian

Nguyên nhân tiếp theo của hội chứng sợ nghe điện thoại là gì? Đối với một số người, việc nghe điện thoại gây ra nhiều căng thẳng hơn so với nhắn tin. Khi giao tiếp bằng văn bản, bạn có thời gian để suy nghĩ và sắp xếp câu từ trước khi gửi. Thực hiện một cuộc gọi thường mất nhiều thời gian hơn gửi tin nhắn và có thể gây ra lo lắng về việc làm phiền người khác, gián đoạn bữa ăn hoặc thời gian riêng tư của họ. Điều này khiến người gọi cảm thấy áp lực về thời gian và buộc phải nghe điện thoại trong trạng thái miễn cưỡng.

hội chứng sợ nghe điện thoại ở người trẻ

Nguyên nhân của nỗi sợ nghe điện thoại

Cảm thấy mình đang bị đánh giá

Cảm thấy mình bị đánh giá, phán xét cũng là nguyên nhân của hội chứng sợ nghe điện thoại. Nếu bạn từng thực hiện các cuộc gọi điện thoại trong văn phòng, chắc hẳn bạn đã trải qua cảm giác kỳ lạ và áp lực khi trở thành tâm điểm chú ý.

Khi nói chuyện trực tiếp, bạn có thể nhìn ra cửa sổ hoặc kiểm tra thông báo, giúp cuộc trò chuyện tự nhiên và bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, trong các cuộc gọi điện thoại, không có sự phân tâm từ bên ngoài, bạn dễ cảm thấy mình bị chú ý. Điều này gây lo lắng, bồn chồn và mất tập trung khi gọi điện.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Cách khắc phục hội chứng sợ nghe điện thoại

Dù bạn đang vật lộn với hội chứng sợ nghe điện thoại hay là một lãnh đạo muốn giúp nhóm cải thiện kỹ năng này, hãy thử các mẹo sau để vượt qua nỗi sợ và nâng cao hiệu suất làm việc:

Luyện tập thường xuyên

Một trong những cách hiệu quả nhất để vượt qua hội chứng sợ nghe điện thoại là tiếp xúc nhiều hơn. Càng thực hành, nỗi sợ sẽ càng giảm bớt và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn.

Hãy thử bắt đầu với những cuộc gọi đơn giản: Gọi cho bạn thân hoặc gia đình để hỏi một câu hỏi, gọi cho đồng nghiệp về công việc, gọi cho bạn cũ để trò chuyện.

Nếu nói chuyện với người quen làm bạn lo lắng, hãy thử gọi cho người lạ: Gọi đến dịch vụ khách hàng, gọi cho doanh nghiệp để đặt câu hỏi, gọi nhà hàng địa phương để đặt đồ ăn…

Những cuộc gọi này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn khi nói chuyện qua điện thoại.

Học cách ăn nói để “Vạn người thương, triệu người mến”

Chuẩn bị những điều cần nói

Chuẩn bị kỹ lưỡng giúp bạn tránh bối rối khi gọi điện. Hãy ghi chú những điểm chính cần nói trước cuộc gọi. Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc vào kịch bản, vì điều này có thể làm giảm tính tự nhiên của cuộc trò chuyện. Thay vào đó, hãy chuẩn bị những ý chính và tập trung vào tương tác tự nhiên để xử lý mọi tình huống phát sinh.

Đánh lừa bộ não

Để vượt qua hội chứng sợ nghe điện thoại, việc đầu tiên là khiến não bộ tin rằng cuộc trò chuyện đang diễn ra rất kịch tính và thú vị. Theo một nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Sinh lý học Hoa Kỳ, những người mắc hội chứng telephobia thường cảm thấy bớt sợ hãi và thực hiện cuộc gọi tốt hơn khi họ tưởng tượng mình đang rất hứng thú và phấn khích.

Thay vì cố gắng giữ bình tĩnh, họ tự nhủ rằng “Tôi rất hứng thú với cuộc trò chuyện này” hoặc “Hãy vui vẻ lên nào”. Điều này giúp đánh lừa não bộ và giảm bớt lo lắng.

telephobia là gì

Cách khắc phục nỗi sợ nghe điện thoại

Rèn luyện sự tập trung

Để giúp bạn tập trung hơn và giảm bớt lo lắng khi nghe điện thoại, hãy rèn luyện sự tập trung bằng cách thực hiện các bài tập rèn luyện sự tập trung như thiền, yoga hoặc đọc sách. Những hoạt động này giúp bạn giữ được tinh thần minh mẫn, bình tĩnh và tự tin hơn khi giao tiếp qua điện thoại.

Hãy luôn mỉm cười

Những người mắc hội chứng sợ nghe điện thoại thường có giọng nói run, khó thở hoặc nói lắp khi giao tiếp qua điện thoại, điều này có thể do lo lắng gây ra. Giọng nói là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng tốt với người nghe.

Hãy thử mỉm cười trước khi gọi điện, mặc dù nghe có vẻ lạ, nhưng nghiên cứu cho thấy người nghe có thể cảm nhận được nụ cười của bạn qua giọng nói. Điều này giúp bạn truyền đạt cảm giác dễ chịu, nói chuyện lưu loát hơn và tạo ấn tượng tốt. Đây cũng là cách giúp bạn tự tin hơn trong suốt cuộc trò chuyện.

Hít thở đều

Sức khỏe tinh thần và thể chất là yếu tố then chốt để khắc phục chứng sợ điện thoại. Trước khi gọi điện, hãy hít thở sâu và điều chỉnh nhịp thở của mình. Việc này sẽ giúp nhịp tim và hơi thở ổn định hơn, giảm bớt cảm giác căng thẳng, lo lắng và bồn chồn.

Kết hợp giao tiếp không giọng nói

Ngoài việc gọi điện thoại, bạn có thể kết hợp nhiều phương thức giao tiếp khác như tin nhắn, email, trò chuyện trực tuyến,… để loại bỏ hội chứng sợ nghe điện thoại. Những cách này giúp bạn có thời gian suy nghĩ kỹ trước khi phản hồi, làm cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn.

Lo lắng khi nghe và gọi điện thoại có thể khó khăn nhưng hoàn toàn khắc phục được bằng những cách trên. Nếu bạn nhận thấy hội chứng sợ nghe điện thoại kéo dài và ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp xã hội, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe. Đừng quên theo dõi HR Insider thường xuyên để cập nhật các kỹ năng mềm và thông tin nghề nghiệp mới nhất!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Tuyển dụng Vietjet, PTF tuyển dụng, Prep tuyển dụng, I Can Read tuyển dụng, Vuihoc.vn tuyển dụng, Văn Lang tuyển dụng, Hướng nghiệp Á Âu tuyển dụngLanguage Link tuyển dụng.

Xem thêm:

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers