adsads
Lượt Xem 4 K

Hai kiểu người nơi công sở

Trong môi trường công sở, người đi làm thường được đánh giá theo hai nhóm chính là Doers – Người thực hiện và Players – Người chơi. Theo đó, Doers chỉ những cá nhân luôn tập trung và hết mình cho công việc. Họ được xem là những “chú ong chăm chỉ” luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc nhất. 

Mặt khác, Players ám chỉ những nhân viên đặt phần lớn sự quan tâm đến việc tạo ra ảnh hưởng tại nơi làm việc. Họ cũng thường chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Thậm chí theo khía cạnh tiêu cực hơn, họ còn bắt đầu hoặc tham gia vào những “drama” chốn công sở.  Đôi khi, họ có thể đặt các mối quan hệ lên trước công việc hoặc sử dụng các mối quan hệ để đạt được mục tiêu cá nhân. Vì thế, Players thường được xem là những “chính trị gia” tại môi trường công sở.

Trong môi trường công sở, người nhân viên có thể duy trì cả hai vai trò Doers và Players có thể mang lại sự cân bằng giữa việc hoàn thành nhiệm vụ tốt và xây dựng mối quan hệ chất lượng. Tuy nhiên, sự thiếu cân bằng lại có thể dẫn đến các vấn đề như thiếu tập trung vào công việc hoặc tạo ra những thị phi không cần thiết.

Những điều cần biết về chính trị công sở

Chính trị công sở (Workplace Politics) đề cập đến những hành vi tư lợi mà nhiều nhân viên dùng để đạt các kết quả tích cực trong tổ chức. Chính trị công sở liên quan đến 02 yếu tố là sức ảnh hưởng và các mối quan hệ. Nhiều người đi làm thường nghĩ rằng mình nên đứng ngoài vòng chính trị nơi công sở là tốt hơn. Tuy nhiên, Niven Postma – một nhà hoạt động chính trị xã hội cho biết bạn vừa có thể là một người làm tốt, vừa có thể “chơi” chính trị công sở.

Theo bà Niven, trong những buổi hội thảo mà bà điều hành, khi được hỏi về chính trị nơi công sở thì hơn 99% người trả lời đưa ra những từ ngữ tiêu cực như: Độc hại, bực bội, nguy hiểm, không công bằng, bè phái, nhiều chuyện, v.v. Tuy nhiên dưới góc nhìn của bà Niven Postma, mặc dù chính trị công sở có thể có tính chất đạo đức và phi đạo đức, nhưng cốt lõi thì chúng cũng chỉ là những nỗ lực mà mọi người định vị bản thân, lợi ích của họ.

Ví dụ như bạn sắp có một cuộc họp lớn, nơi mà các bên liên quan trong công ty của bạn sẽ quyết định nên đầu tư vào dự án nào – bao gồm cả dự án của bạn. Nếu bạn am hiểu về chính trị công sở, bạn sẽ biết rằng để dự án của mình được phê duyệt, trước tiên bạn cần tìm hiểu về quan điểm, sự ưu tiên, kỳ vọng, v.v. của các bên liên quan đó. Vì thế, bạn cần phải tương tác và tìm hiểu họ trước để có thể trình bày ý tưởng của mình một cách thuyết phục hơn. Đây là việc bạn sử dụng chính trị công sở một cách có đạo đức để giúp bạn đạt được lợi thế.

Tuy nhiên, những chiêu trò chính trị công sở mang tính tiêu cực vẫn có thể tồn tại. Chẳng hạn như một người đồng nghiệp đã tung tin đồn thất thiệt về dự án của bạn, để dự án của người ấy được chọn thì đây chính là minh chứng cho việc sử dụng chính trị công sở một cách độc hại và tiêu cực. 

Cách đối diện với chính trị nơi công sở

Điều chỉnh lại ý nghĩ của bản thân

Nếu bạn là người không ủng hộ hoặc tham gia vào chính trị nơi công sở, thường bạn sẽ có xu hướng dành năng lượng vào những việc quan trọng và tích cực hơn là những việc mà bạn không hài lòng hoặc không rõ mục đích. Tuy nhiên, đừng để ý nghĩ tiêu cực về chính trị công sở ăn sâu vào tiềm thức của bạn. 

Hãy tự nhủ rằng: “Tôi đang xây dựng các mối quan hệ chiến lược với lãnh đạo và đồng nghiệp” hoặc “Tôi đang mở rộng vòng tròn quan hệ để hỗ trợ cho công việc của mình”. Dù vậy, điều quan trọng vẫn là cảm nhận của bạn về những công việc chính trị công sở một cách tích cực, có giá trị và quan trọng. 

Đánh giá bản thân với môi trường công sở hiện tại

Thay vì dành thời gian và năng lượng của bản thân để than vãn hoặc phẫn nộ về bản chất của các tổ chức – vốn là nơi luôn tồn tại nhiều hình thức chính trị, bạn hãy tập trung vào việc tìm hiểu loại môi trường chính trị mà bạn đang hoạt động. Cụ thể như văn hóa chính trị ở công ty có phù hợp với phong cách cá nhân của bạn? Những điều bạn mong muốn trong cuộc sống và sự nghiệp của mình đang ở mức độ nào? 

Nếu bạn chỉ chăm chăm vào kết quả đạt được hoặc sự tín nhiệm mà bạn có thông qua công việc của mình, sẽ rất khó để bạn có thể hướng tới những lợi ích lớn hơn như tiền thưởng thêm, được thăng chức hoặc được công nhận từ lãnh đạo. Ngược lại, nếu bạn vừa biết cách thực hiện nhiệm vụ tốt, lại vừa đầu tư vào mạng lưới mối quan hệ của bạn và xây dựng các kết nối tại nơi công sở, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế. 

Phát triển mạng lưới quan hệ tại công sở

Chính trị nơi công sở sẽ không làm xao nhãng công việc thực sự của bạn mà trên thực tế, nếu bạn biết vận dụng đúng cách thì chính trị công sở còn giúp bạn phát triển công việc của mình hơn. Bạn có thể không tham gia nhưng hãy để ý đến những cuộc hội thoại, giao tiếp chốn công sở để kịp thời ngăn chặn những tin đồn thất thiệt về bản thân. 

Đối với lãnh đạo, bạn hãy tránh không trở thành kẻ bợ đỡ hay nịnh nọt, thay vào đó hãy phát triển mối quan hệ với sếp một cách tích cực. Ví dụ như luôn cố gắng giải quyết các vấn đề trong công việc cho sếp, hoàn thành thật tốt mọi việc sếp giao và đồng thời cũng nên tìm hiểu tâm lý sếp để có phương pháp giao tiếp phù hợp. Đối với đồng nghiệp, hãy giữ tinh thần tích cực và sẵn lòng giúp đỡ họ khi cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng cần tỉnh tảo để nhận biết những ranh giới quan trọng và không để bản thân bị lợi dụng hoặc hạ bệ.

Nhìn chung, chính trị công sở là điều bạn khó lòng tránh khỏi. Vì thế hãy đối diện với chính trị công sở và làm chính trị theo cách riêng của bạn. Quan trọng nhất vẫn là xác định hiệu quả của những việc bạn đang làm mà không vi phạm đến đạo đức hay pháp luật. Biết cách áp dụng chính trị không chỉ mang lại lợi ích cho bạn, mà còn cả cho đồng nghiệp và những bên liên quan.

Xem thêm: Khám phá phúc lợi và chế độ đãi ngộ của hơn 200+ doanh nghiệp tại VietnamWorks

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển dụng nhân viên mới cho vị trí… của mình, cảm...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá mức với khối lượng công việc khổng lồ. Để tối...

Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers