adsads
Lượt Xem 1 K

Văn hóa doanh nghiệp tốt, môi trường làm việc tích cực

Nhiều người đi làm hiện nay, đặc biệt là với những người có nhiều kinh nghiệm, luôn đặt tính tích cực của một môi trường làm việc lên hàng giá trị quan trọng nhất. Một nơi làm việc tốt không chỉ hạn chế ở việc nhân viên có lương thưởng cao, mà còn có thêm nhiều yếu tố khác như đảm bảo quyền lợi của nhân viên, thúc đẩy tinh thần hợp tác phát triển, khuyến khích nhân viên sáng tạo, tạo điều kiện cho người lao động tham gia các chương trình thể thao, v.v. 

Văn hóa doanh nghiệp tốt có thể tạo ra một hiệu ứng lan truyền tích cực đối với tinh thần làm việc và sự gắn bó với doanh nghiệp của mọi người. Với nhiều người đi làm lâu năm và đã ổn định trong cuộc sống, việc đi làm không còn phục vụ cho mục tiêu duy nhất là kiếm sống, mà còn có nhiều ý nghĩa sâu sắc, mục tiêu cao hơn. 

Nhiều người lao động có thêm các mục tiêu như đóng góp vào xã hội, phát triển các giá trị cộng đồng. Cũng có những người đánh giá cao sự kết nối với đồng nghiệp và các mối quan hệ trong môi trường làm việc, và do đó họ tận hưởng quá trình làm việc trong một không gian nơi có sự hỗ trợ, đồng cảm và gắn bó giữa mọi người với nhau.

Tính ổn định và cân bằng giữa công việc – cuộc sống

Nhờ vào việc duy trì văn hóa doanh nghiệp tốt, người đi làm tại những công ty này có nhiều cơ hội để duy trì và cân bằng giữa công việc với cuộc sống. Vì nếu một doanh nghiệp có sự tôn trọng ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư, bao gồm việc biết khi nào nên làm việc và khi nào nên nghỉ ngơi, khi nào nên làm quá giờ và khi nào nên dành thời gian cho bản thân. Nhân viên của họ sẽ có thể phân chia thời gian một cách hợp lý giữa công việc và các hoạt động cá nhân khác. 

Từ những văn hóa tốt đẹp ấy, nhân viên có thêm thời gian để đầu tư vào sức khỏe thể chất, ổn định tinh thần cũng như những sở thích riêng. Nhiều nghiên cứu và bài học thực tế đã cho thấy, một nhân viên cảm thấy được quan tâm và được đối xử công bằng thường có xu hướng hài lòng hơn với công việc của mình và trung thành với doanh nghiệp hơn. Điều này có thể giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng cường sự ổn định trong một tổ chức, cũng như giúp nhân viên có thêm cơ hội phát triển và học hỏi.

Được công nhận những đóng góp

Việc công nhận và đánh giá cao những nhân viên lâu năm là một trong những lý do tác động tích cực đến tinh thần làm việc và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Khi cảm thấy mình được công nhận và trân trọng, phần lớn nhân viên thường cảm thấy có nhiều động lực hơn trong việc gắn bó với tổ chức và cũng sẵn lòng góp sức thêm với doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc trân trọng những nhân viên của mình còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, cũng là động lực cho những nhân viên khác trong doanh nghiệp noi theo. Điều này có thể giúp khích lệ những nhân viên trẻ cố gắng hơn và phát triển bản thân để đạt được sự công nhận tương tự.

Có thể thấy, cả ba khía cạnh nêu trên tác động lẫn nhau cũng như tác động lên sự gắn bó của một nhân viên đối với công ty họ đang làm việc. Khi đã đạt được những trải nghiệm nhất định, quyết định gắn bó với một công ty cũng thường phụ thuộc vào sự phù hợp với văn hóa tổ chức, các mối quan hệ tại nơi làm việc và những chính sách phúc lợi. Do đó đây cũng là những yếu tố quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý để xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và tích cực. 

Xem thêm: Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ông Hoàng Nam Tiến: “Không nhất thiết phải làm gà thì mới biết nước sôi là nóng”

Theo ông Hoàng Nam Tiến, các bạn trẻ, đặc biệt là GenZ nếu như gặp được những người này thì sẽ rút ngắn được rất...

Anh Hoàng Nam Tiến: "Nghỉ việc - Hãy ra đi trong vinh quang như lúc bạn mới bắt đầu"

Thời điểm nhảy việc cũng thể hiện khả năng chịu đựng áp lực và thích nghi với khó khăn của mỗi người lao động. Thậm...

"Chill có gu" - Giới trẻ nên chill thế nào để sống chất và có hành động đẹp

Nhịp sống hiện tại đầy hối hả với vô vàn áp lực và gánh nặng khác nhau, đứng giữa tình thế đó người trẻ thường...

Ông Hoàng Nam Tiến: Bí quyết đọc nhanh cùng AI dành cho người "lười đọc sách".

Với những người đi làm bận rộn, việc đọc sách thường xuyên có thể là một thách thức vì nhiều lý do. Thế nhưng bạn...

Cách AI giải cứu nhân viên văn phòng bị quá tải trong công việc

Bạn có cảm thấy như đang bị “chôn vùi” dưới hàng đống công việc không? Email chất chồng, deadline cận kề, và bạn luôn cảm...

Bài Viết Liên Quan

Ông Hoàng Nam Tiến: “Không nhất thiết phải làm gà thì mới biết nước sôi là nóng”

Theo ông Hoàng Nam Tiến, các bạn trẻ, đặc biệt là GenZ nếu như gặp...

Anh Hoàng Nam Tiến: "Nghỉ việc - Hãy ra đi trong vinh quang như lúc bạn mới bắt đầu"

Thời điểm nhảy việc cũng thể hiện khả năng chịu đựng áp lực và thích...

"Chill có gu" - Giới trẻ nên chill thế nào để sống chất và có hành động đẹp

Nhịp sống hiện tại đầy hối hả với vô vàn áp lực và gánh nặng...

Ông Hoàng Nam Tiến: Bí quyết đọc nhanh cùng AI dành cho người "lười đọc sách".

Với những người đi làm bận rộn, việc đọc sách thường xuyên có thể là...

Cách AI giải cứu nhân viên văn phòng bị quá tải trong công việc

Bạn có cảm thấy như đang bị “chôn vùi” dưới hàng đống công việc không?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers