• .
adsads
Lượt Xem 329

Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu cách để vượt qua chướng ngại tâm lý này và cùng chuẩn bị kỹ lưỡng cho một buổi phỏng vấn thành công nhé!

Tâm lý sợ phỏng vấn của nhiều ứng viên trẻ

Sợ phỏng vấn là một tâm lý tự nhiên và phổ biến đối với nhiều ứng viên, đặc biệt là với những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia phỏng vấn. Ngoài ra, với áp lực từ gia đình, bạn bè hoặc xã hội cũng vô hình trung tạo nên một cảm giác lo lắng, bồn chồn cho người trẻ khi đi phỏng vấn.

Bên cạnh đó, sự thiếu tự tin về chính bản thân và những kinh nghiệm, kỹ năng của mình, cũng như lo ngại sẽ không thể thể hiện được tốt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý sợ phỏng vấn của nhiều người. 

Serious unconvinced diverse hr managers interviewing male job applicant

Tâm lý này có thể là yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội thành công của nhiều ứng viên khi phỏng vấn. Sự lo lắng và căng thẳng có thể làm giảm khả năng thể hiện bản thân của ứng viên trong quá trình phỏng vấn hoặc thậm chí là gây ra sự mất tập trung và tạo ấn tượng không được tích cực đối với nhà tuyển dụng. 

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Tăng cơ hội phỏng vấn thành công với 04 bí quyết

Để có thể tăng cơ hội phỏng vấn thành công và tạo ấn tượng tích cực cho nhà tuyển dụng, bạn hãy ghi nhớ 04 lưu ý sau đây:

–  Nghiên cứu kỹ lưỡng: Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn bằng cách nghiên cứu về công ty, sứ mệnh và giá trị hoạt động, văn hóa doanh nghiệp, những yêu cầu cho vị trí công việc, v.v. để hiểu hơn về công ty và vị trí mình sắp phỏng vấn.

–  Tạo tư duy tích cực: Hãy luyện tập cho mình sự tự tin vào bản thân và những gì bạn đã làm được. Để có được sự bình tĩnh và tự tin, bạn chỉ cần nhớ rằng mỗi cuộc phỏng vấn đều là một cơ hội để học hỏi và trưởng thành, ngay cả khi bạn không thành công. Đồng thời cũng hãy chỉ tập trung vào việc thể hiện bản thân tốt nhất trong quá trình phỏng vấn, thay vì lo lắng quá nhiều về kết quả.

–  Thực hành phỏng vấn: Nhằm giảm bớt sự căng thẳng, cũng như tăng tính trôi chảy cho buổi phỏng vấn thực tế, bạn có thể thực hành phỏng vấn với bạn bè, gia đình hoặc người thân quen để làm quen với quá trình này. 

–  Chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn: Hãy chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết những câu hỏi phổ biến trong vòng phỏng vấn và suy nghĩ về câu trả lời cho từng câu hỏi. Đặc biệt, bạn hãy lưu ý liên kết kinh nghiệm và kỹ năng của bạn đối với yêu cầu của vị trí công việc trong mỗi câu hỏi được đặt ra. Bạn có thể tham khảo qua bộ các câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp & cách trả lời hay nhất bằng tiếng Anh và tiếng Việt

Hands holding microphones

Khi đã bước chân vào quá trình phỏng vấn, điều quan trọng nhất lúc này chính là bạn cần nhận biết và kiểm soát tốt trạng thái cảm xúc của mình. Để từ đó có thể vượt qua sự sợ hãi, thiếu tự tin và thể hiện bản thân một cách tốt nhất trong quá trình phỏng vấn. Hy vọng rằng bạn sẽ đạt được những kết quả tốt trong quá trình tìm việc cũng như có thêm nhiều thành tựu trong hành trình sự nghiệp của mình!

Xem thêm:“Bị mất việc vì quá hướng ngoại” – Cái giá phải trả của việc hoạt ngôn không kiểm soát

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers