adsads
Untitled design 79
Lượt Xem 4 K

 

Thực ra việc rất nhiều những sinh viên thờ ơ với tương lai của bản thân, có những quyết định nông nổi, bồng bột hay là chuyện cảm thấy lạc lõng sau một khoảng thời gian học tập và làm việc nhất định là vấn đề đang trở nên nhức nhối hiện nay. Vấn đề này có thể bao gồm ba nguyên nhân chính:

 

Chưa thực sự hiểu mình

Những năm tháng Cao đẳng, Đại học là quãng thời gian mà chúng ta được tự do lựa chọn con đường mình sẽ gắn bó và xây dựng nền tảng cơ bản để bắt đầu sự nghiệp tương lai của mình. Tuy nhiên, đứng trước quá nhiều lựa chọn đôi khi lại khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc xác định phương hướng mình muốn đi, mà một vấn đề thường gặp đó là nhiều bạn sinh viên chọn ngành nghề chưa phù hợp với tiềm năng của bản thân.

Có nhiều bạn sinh viên khi chọn trường, chọn ngành sẽ nghe theo ý kiến của cha mẹ, gia đình, hoặc chọn trường danh tiếng, ngành học hot dễ kiếm việc làm, ngành học ra trường lương cao… Bên cạnh đó việc lựa chọn ngành nghề như vậy chưa thực sự hữu ích bởi nó không bắt nguồn từ mục tiêu, sở trường và năng lực cá nhân của mỗi bạn sinh viên, vậy nên trong quá trình học tập dễ gây cảm giác chán nản vì thiếu động lực, hoặc học mãi không vào vì không phải môn học sở trường của mình.

Để chọn được đúng trường, đúng ngành thì điều quan trọng và cần thiết là phải hiểu rõ về bản thân để tự mình tìm ra con đường phù hợp. Thiếu đi sự thấu hiểu chính mình thì việc lựa chọn theo đuổi một ngành khác chưa chắc đã là quyết định đúng đắn.

Như vậy để giúp nhận định rõ hơn về bản thân, các bạn có thể sử dụng các bộ câu hỏi trắc nghiệm phân loại tính cách, nghề nghiệp như (MBTI của Carl Jung), Đa Trí Thông Minh để xác định, hoặc thực hiện các dịch vụ như Sinh Trắc Vân Tay nhằm hiểu sâu hơn về tiềm năng bẩm sinh của mình để lựa chọn ngành nghề và công việc tương ứng.

 

Thiếu kiên nhẫn

Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề chưa đúng với năng lực, có nhiều bạn trẻ dù đã tìm được một ngành học phù hợp với thế mạnh của mình nhưng lại bỏ dở giữa chừng, không hoàn thành được việc học do thiếu sự kiên nhẫn, mất hứng thú, hoặc cảm thấy bị cuốn hút với những điều mới mẻ từ các ngành học khác nên muốn đổi ngành.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, chúng ta cần tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ về những vấn đề cơ bản của ngành mình học. Tiến trình học sẽ bao gồm những môn học đại cương, cả những môn học chuyên ngành khó nhằn, và không có gì đảm bảo rằng một người sẽ thích học tất cả các môn đó. Vậy nên khi một người sử dụng cảm tính để xác định mình thích hay không thích, phù hợp hay không phù hợp với ngành, có thể người đó sẽ chưa thực sự sáng suốt để đưa ra quyết định hữu ích cho bản thân, bởi sự không thích hay chán đó bắt nguồn từ phía chính người đó, chứ không có nghĩa là ngành đó chán. Đó là lí do vì sao có nhiều người trẻ chia sẻ rằng: “Em không biết  mình có thực sự thích hợp với ngành kia hay không, em sợ bỏ ngành em đang học rồi đầu tư rất nhiều để học ở chỗ khác mà lại chán nản và bỏ dở giữa chừng.”

Sau khi hiểu về bản thân qua các bài test chia sẻ ở trên, mỗi người sẽ nắm rõ hơn về ngành nghề phù hợp với mình. Tuy nhiên, cho dù có phù hợp học bất kỳ ngành nghề nào, bất kỳ ai cũng khó có thể thành công nếu thiếu đi sự nỗ lực, cố gắng và kiên trì để trở nên thật xuất sắc trong ngành đó. Vậy nên việc rèn luyện cho mình tính kiên trì thật sự rất quan trọng, chứ không chỉ đơn thuần việc tìm ngành học phù hợp hay không.

 

Có nhiều người lựa chọn tìm ngành nghề mình thích hoặc tìm ngành học mà xã hội cần

Đây có thể là con đường phá hỏng sự nghiệp nếu không cẩn thận.

Thứ nhất, nếu một người theo đuổi thứ họ thích nhưng họ không có khả năng thì rất nguy hiểm. Chẳng hạn một người thích nấu ăn không có nghĩa người đó sẽ trở thành đầu bếp giỏi. Một người thích hát không có nghĩa là họ sẽ trở thành ca sĩ hát hay. Cho nên, giữa sở thích và khả năng là hai thứ khác nhau. Không phải tất cả mọi thứ chúng ta thích, chúng ta đều có thể có khả năng. Có rất nhiều người họ có sở thích một điều gì đó, một ngành nghề gì đó nhưng hoàn cảnh môi trường, sự giáo dục, sự rèn luyện, tố chất thiên bẩm không giúp họ có được khả năng thuận lợi.

 

Vì sao người trẻ vẫn mãi lạc lối với đam mê của mình?

 

Thứ hai, theo đuổi một thứ được coi là hot, là mốt ở một thời điểm không có nghĩa là trong tương lai nó còn hot nữa. Xã hội luôn thay đổi hết sức nhanh chóng, đặc biệt là trong thời đại cách mạng 4.0. Có rất nhiều ngành nghề trong quá khứ là hot, nhưng trong hiện nay đã không còn tồn tại. Đó là xu hướng tất yếu của cuộc sống. Chẳng hạn như cách đây khoảng hơn 10 năm, chúng ta đều biết đến những chiếc điện thoại nhiều nút. Một chiếc điện thoại nhiều nút là xu hướng của xã hội khi mà tất cả mọi người dùng đều quan tâm đến nó. Thế nhưng, ngày nay đã khác. Bây giờ có lẽ phần lớn mọi người đều sử dụng một chiếc điện thoại thông minh với một nút home duy nhất. Đó là một ví dụ đơn giản nhưng kinh điển để chứng tỏ rằng một thứ hot trong hiện tại không có nghĩa là sẽ bền vững trong tương lai.

 

Vậy đâu là hướng đi tốt?

Đó là tập trung rèn luyện thứ mình giỏi – tức một điều mà người đó có khả năng trong thiên bẩm lẫn cả trong hiện tại. Chỉ khi làm thứ mình giỏi trong một thái độ cầu tiến, kiên nhẫn, người đó mới có thể tạo ra được kết quả và giá trị cao nhất, từ đó mới có thể được xã hội trả công tốt nhất.

Đồng thời, khi làm thứ mình giỏi, người đó dần dần sẽ cảm thấy yêu thích điều đó. Nhưng “dần dần ở đây không phải chuyện một sớm một chiều. Nghiên cứu khoa học của Đại học Yale chỉ ra rằng, những người hạnh phúc nhất trong công việc là người có gắn bó đủ lâu để trở nên xuất sắc trong những gì họ làm. Điều đó cũng dễ hiểu, khi họ cố gắng làm thứ họ giỏi, họ nhận được sự trả thưởng cao hơn, nhận được sự tôn trọng cao hơn từ đồng nghiệp, khách hàng,… từ đó mà sự yêu thích với công việc cũng hình thành.

Cuối cùng, đó là sự lanh lợi cần thiết để biến những thứ mình giỏi trở nên có giá trị, bởi tất cả những thứ bạn tạo ra từ đam mê không đồng nghĩa với việc nó có thể mang lại giá trị tích cực cho xã hội. Những giá trị này sẽ trở thành một thang đo cụ thể để đo lường sức mạnh đam mê của bạn, đảm bảo rằng việc bạn làm giỏi mang lại ý nghĩa nào đó.

Khi dung hòa được ba giá trị trên, có lẽ bạn đã không còn tự thắc mắc rằng liệu bạn có thể làm nên chuyện gì với những đam mê cháy bỏng, những thứ mà bạn miệt mài rèn luyện ngày đêm. Lúc bấy giờ, một cách tự nhiên, thành công sẽ theo đuổi bạn.

 

— HR Insider / Theo BlogTamly —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers