adsads
Lượt Xem 745

Thời đại VUCA – những biến số thách thức và ảnh hưởng của nó

Khái niệm thời đại VUCA (Volatility – Uncertainty – Complexity – Ambiguity) dần trở nên quen thuộc với chúng ta, đặc biệt sau thời điểm đại dịch Covid-19 bùng nổ. Ảnh hưởng của VUCA vẫn còn tác động mạnh mẽ trong thời gian dài, để giờ đây chúng ta được biết thêm về khái niệm BANI, được xem như là kết quả hay phản ứng nội tâm của VUCA. 

Khái niệm BANI được giải thích như sau:

  • Brittleness (sự dễ gãy vỡ): chỉ đến sự dễ tổn thương trong cảm xúc trước những biến số không thể lường trước
  • Anxiety (sự lo âu): nỗi lo xuất phát từ sự không đáng tin cậy từ những điều chúng ta đang phụ thuộc (hệ thống, con người,…)
  • Nonlinearity (sự phi tuyến tính): chỉ ra các sự việc không hoàn toàn liên quan, chúng tác động lẫn nhau và dẫn đến kết quả không tỷ lệ thuận với đầu vào
  • Incomprehensibility (sự bất khả tri): sự khó khăn trong việc thấu hiểu ý nghĩa của những diễn biến phức tạp, từ đó khó đưa ra câu trả lời hay nhận định chính xác, hoàn chỉnh

Khái niệm BANI cho thấy cái nhìn rõ ràng hơn về những ảnh hưởng của VUCA đến đời sống và công việc của người lao động. Cũng chính trong thời điểm này, khi khai thác tâm lý người lao động thông qua khái niệm BANI, diễn giả đã cho chúng ta thấy được hai vấn đề lớn, đó là: 

  • Sự mong manh của cảm xúc người lao động khi đứng trước áp lực, làm gia tăng mức độ lo âu của mỗi nhân viên. Ở vị trí là người quản lý và một nhà tâm lý học, diễn giả đã gợi ý rằng những quan sát và “đọc vị” hành vi của nhân viên là rất quan trọng trong việc nhìn nhận các vấn đề tâm lý mà cấp dưới đang gặp phải.
  • Những thay đổi liên tục xuất hiện: công nghệ mới, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) làm thay đổi cách thức lao động khiến không chỉ người lao động mà doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Thông qua những chia sẻ của mình, Tiến sĩ Lê Nguyên Phương luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “lo sợ” AI thành “cơ hội” để gia tăng hiệu suất công việc cũng như gia tăng cơ hội học hỏi để phát triển bản thân.

Có thể thấy rằng thời đại VUCA – BANI tác động mạnh mẽ đến tâm lý người lao động. Và khi đứng dưới góc độ tâm lý học để phân tích và đi vào chuyên sâu, thông qua buổi chia sẻ trực tuyến với chủ đề “ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC VÀO TUYỂN DỤNG VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI TRONG THỜI KỲ KHÓ KHĂN”, diễn giả Tiến sĩ Lê Nguyên Phương đã chia sẻ những thông tin vô cùng giá trị trong thời đại VUCA-BANI, mà qua đó Navigos Group tin rằng đây sẽ là “kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp tìm ra “đáp án” trong việc thu hút nhân sự – giữ chân nhân tài. Đó là:

  • Những tố chất cần có của người lao động hiện nay.
  • Những nhu cầu của người đi làm dựa trên sự đảm bảo tâm lý an toàn và ổn định.
  • Nguyên lý để xây dựng chính sách hiệu quả dựa trên nhu cầu và sự thay đổi ở người lao động.

Những tố chất cần có của người lao động trong bối cảnh VUCA-BANI

Phân tích từ chính những ảnh hưởng của VUCA – BANI, Tiến sĩ Lê Nguyên Phương đã nêu lên những tố chất cần có của người lao động:

  • Sự bền bỉ (resilience): khả năng tiếp nhận và vượt qua nghịch cảnh khó khăn. Giải pháp ứng phó với sự dễ gây vỡ.
  • Khả năng đồng cảm & minh thức: kết hợp hai thứ chúng ta sẽ có EQ Trí tuệ cảm xúc.
  • Thấu hiểu bối cảnh: giúp chúng ta ý thức được tính tương liên (Interconnectivity) và thích nghi (adaptability) giúp chúng ta thay đổi với các đặc điểm công việc, xã hội và môi trường. dù chúng biến động thường xuyên.
  • Sự minh bạch và trực giác (transparency): giúp nhận diện các khuyết điểm của chính sách, hệ thống, sản phẩm hay dịch vụ để ra quyết định xử lý vấn đề hiệu quả khi tình huống trở nên bất khả tri. 
  • Một số yếu tố khác: Tính Kỷ luật (discipline) và tự chủ (autonomy), khả năng làm việc nhóm (teamwork), khả năng công nghệ (technology literacy), học tập suốt đời (lifelong learning).

Chính từ cái nhìn tường tận bối cảnh và sâu sắc con người, việc phân tích và nêu ra các tố chất cần thiết này ở người lao động vừa giúp chính chúng ta là những người đang làm việc thấy rõ điều gì cần thiết bậc nhất để trau dồi rèn luyện trong thời điểm này. Và khi chuyển sang góc độ nhà lãnh đạo, nhà quản lý nhân sự, chúng ta sẽ ít nhiều biết được “mình cần làm gì” để xây dựng, phát triển cũng như đồng hành cùng nhân viên.

Bên cạnh đó, để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng A.I, diễn giả đã đưa ra nhiều ví dụ thực tiễn về cách biến AI thành “đồng minh”, “cộng sự tin cậy” trong việc nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc.

Những nhu cầu của người đi làm dựa trên sự đảm bảo tâm lý an toàn và ổn định


Dựa trên việc đảm bảo tâm lý cảm thấy an toàn và ổn định, đây là các nhu cầu của người đi làm mà doanh nghiệp nên hiểu rõ để lấy đó là tiền đề xây dựng chiến lược hay chính sách thu hút và giữ chân nhân tài. Nổi bật nhất là Lương thưởng và Phúc lợi – đây là yếu tố tạo động lực chính cho nhân viên. Khi khía cạnh tài chính được bảo đảm, sẽ tạo ra sự “bình ổn” trong tâm lý người lao động, vì thế mà có đến 70% nhân sự coi đây chính là yếu tố then chốt để ra quyết định ở lại hay rời bỏ doanh nghiệp (Navigos Search, 2024).

Là nhu cầu mà doanh nghiệp phải đặc biệt cân nhắc, tuy nhiên bên cạnh Lương thưởng & Phúc lợi, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến như là:

  • Sự ổn định việc làm:
  • Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc: 
  • Sự tương hợp với phong cách lãnh đạo, quản lý, và văn hóa doanh nghiệp
  • Sự tự chủ 
  • Điều kiện để Phát triển năng lực

Nguyên lý để xây dựng chính sách hiệu quả dựa trên nhu cầu và sự thay đổi ở người lao động

5 nguyên lý chung:

Dựa trên hai khía cạnh chủ chốt được đề cập là Tố chất & Nhu cầu của người lao động, doanh nghiệp cần nắm vững các nguyên lý nền tảng trước khi bắt đầu xây dựng chính sách hiểu quả:

  • Chủ động dự đoán trước các nhu cầu và thách thức trong tương lai, chuẩn bị sẵn các nguồn lực đa dạng để giải quyết các sự cố & Có tầm nhìn và mục tiêu.
  • Lấy con người và sự an khang làm trọng tâm, để cải thiện sức khỏe tinh thần, mức độ hài lòng trong công việc, năng suất, cũng như tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên. 
  • Tính Linh hoạt Tâm lý (psychological flexibility) và thích ứng điều chỉnh hành vi và phản ứng dựa trên bối cảnh và mục tiêu lâu dài.
  • Vận dụng công nghệ và dữ liệu để hỗ trợ chúng ta đưa ra các quyết định sáng suốt và dựa trên bằng chứng [evidence-based] và tri thức [knowledge-based]. 
  • Học tập và phát triển cá nhân, nuôi dưỡng tâm thái phát triển [growth mindset] cho nhân viên

Ứng dụng thực tiễn vào hành trình người đi làm:

Từ 5 nguyên lý chung là nền tảng, diễn giả đưa chúng ta bước vào “hành trình” được xem là quan trọng bậc nhất – hành trình người đi làm. Việc phân tích hành trình người đi làm là nỗ lực để doanh nghiệp đặt mình vào vị thế người đi làm.

Có thể nói, nắm bắt được hành trình người đi làm là điểm khởi đầu quan trọng bên cạnh thấu hiểu chung về những thay đổi ở bối cảnh. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương đã chia hành trình đi làm thành 7 giai đoạn: 

  • Tìm việc
  • Tuyển dụng
  • Thử việc
  • Phát triển năng lực
  • Thăng tiến
  • Giai đoạn khó khăn
  • Giai đoạn chuyển đổi

Ứng với mỗi giai đoạn, diễn giả sẽ đi làm rõ 2 yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau: nhu cầu ứng viêncác chính sách nhân sự tương ứng. Qua đó, các nhà lãnh đạo hay quản lý nhân sự sẽ có hình dung rõ ràng nhất về tâm lý của ứng viên, người lao động. Kết hợp với những phân tích được diễn giả chia sẻ ở trên, cùng những thấu hiểu sâu sắc về thời đại VUCA – BANI và ảnh hưởng của nó, người tham dự sẽ có thêm nhiều góc nhìn và các thông tin giá trị trong việc  hoạch định chính sách nhân sự hiệu quả, tự tin đối mặt với những biến số trong thời điểm này và hơn hết hết là xác định rõ ràng con đường phù hợp để đi tìm lời giải cho bài toán “thu hút và giữ chân nhân tài”.

Buổi chia sẻ kết thúc đáng nhớ sau phần Q&A ngắn nhưng đầy giá trị nơi diễn giả giải đáp các câu hỏi mang tính thực tiễn nhất đến từ người tham dự. Qua buổi hội thảo, Navigos Group mong rằng thông qua sự chia sẻ của diễn giả Lê Nguyên Phương, Quý Doanh nghiệp sẽ có thêm những góc độ tiếp cận xoay quanh vấn đề Tâm lý học, để lấy đó là cơ sở trong việc định hướng chiến lược nhân sự hiệu quả, tạo tiền đề cho sự thành công dài hạn trong việc thu hút và giữ chân nhân tài.

Bên cạnh đó, Navigos Group sẽ trở lại hằng quý với những chủ đề hấp dẫn hứa hẹn mang lại nhiều kiến thức nhân sự thực tiễn cho các Doanh nghiệp, hy vọng Quý Anh/Chị sẽ tiếp tục đồng hành cùng Navigos Group và đón chờ những nội dung thú vị tiếp theo.

Xem thêm: Sếp nên làm gì để giúp nhân viên đấu tranh với cảm giác “cô đơn” ở nơi làm việc?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khám phá 3 xu hướng #Worktok hiện tại

Thế giới công việc đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và để bắt kịp xu hướng, các nhà quản lý nhân sự cần...

Overthinkers - một thế hệ nhân viên "nghĩ nhiều", sếp cần làm gì?

Trong thế giới hiện đại, nơi thông tin tràn ngập và quyết định phải được đưa ra nhanh chóng, việc "nghĩ nhiều" có thể trở...

Nhận diện "Vampire Tasks": bí quyết giúp nhân viên nâng cao năng suất

Trong thế giới công việc hối hả, năng suất là thước đo thành công của mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh...

Xu hướng "Work-Life Fit" - bí quyết hòa hợp giữa công việc & cuộc sống

Trong một thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, "Work-Life Fit" đang trở thành một xu hướng quan trọng trong quản lý nhân sự....

“Business Acumen” - Bí quyết nâng cao vị thế người làm Nhân sự khi đồng điệu với lãnh đạo

Nhân sự (HR) ngày nay không chỉ đơn thuần là bộ phận tuyển dụng và quản lý nhân viên. Để thích ứng với sự thay...

Bài Viết Liên Quan

Khám phá 3 xu hướng #Worktok hiện tại

Thế giới công việc đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và để bắt...

Overthinkers - một thế hệ nhân viên "nghĩ nhiều", sếp cần làm gì?

Trong thế giới hiện đại, nơi thông tin tràn ngập và quyết định phải được...

Nhận diện "Vampire Tasks": bí quyết giúp nhân viên nâng cao năng suất

Trong thế giới công việc hối hả, năng suất là thước đo thành công của...

Xu hướng "Work-Life Fit" - bí quyết hòa hợp giữa công việc & cuộc sống

Trong một thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, "Work-Life Fit" đang trở thành...

“Business Acumen” - Bí quyết nâng cao vị thế người làm Nhân sự khi đồng điệu với lãnh đạo

Nhân sự (HR) ngày nay không chỉ đơn thuần là bộ phận tuyển dụng và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers