adsads
Untitled design 2 1
Lượt Xem 2 K

Diễn giả, người dẫn chương trình của TED, Adam Grant đã chia sẻ 04 điều trong danh sách Những-điều-không-nên-làm (To-don’t-list), giúp anh trở thành một người luôn hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn. Hãy cùng khám phá và học tập danh sách đặc biệt này của Adam Grant.

Hãy thử dành ra một chút thời gian để nghĩ về một vài điều bạn có thể gạch ra khỏi danh sách của mình mãi mãi. Hãy từ bỏ những trách nhiệm, thói quen, và sở thích chiếm nhiều thời gian của bạn theo cách bạn không mong muốn. Sau đó, hãy đưa chúng vào danh sách những điều không nên làm của bạn (To-don’t-list).

Adam Grant cũng có một danh sách dài hàng tá cây số về những việc cần làm. Ông là giáo sư tại trường Đại học Kinh doanh Wharton, tác giả của tựa sách bán chạy như “Originals and Option B” (đồng tác giả với Sheryl Sandberg). Adam Grant đã trả lời cho câu hỏi: Đâu là những điều ông ngừng làm để nhường chỗ cho những điều ông yêu thích?

Dưới đây là bốn mục trong danh sách những điều không nên làm (to-don’t-list) đi kèm với việc cần làm khác để thay thế.

Giúp đỡ bất kỳ ai khi họ nhờ

Grant đã xem việc trở thành một người luôn cho đi là một phần quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của ông. Thế nhưng sau khi phát hành cuốn sách “Cho đi và Nhận lại: Tại sao giúp đỡ người khác giúp bạn thành công” vào năm 2013, ông cho rằng ông đã bị cuốn vào việc phải giúp đỡ những người lạ xung quanh mình. Lúc đầu, Grant luôn làm những việc mà ông vẫn thường làm. Mỗi ngày ông nhận hàng trăm cuộc gọi, trả lời một danh sách email dài và tham dự nhiều cuộc họp. Cuối cùng, Grant nhận ra ông không có nhiều thời gian để hồi âm tất cả mọi người, và những yêu cầu từ mọi người vẫn cần một người có chuyên môn như ông giải đáp.

Grant đã đưa ra ý tưởng về việc thực hiện một danh sách giúp ông có thể giúp đỡ những trường hợp đặc biệt. Bây giờ, khi ông nhận được một yêu cầu giúp đỡ, yêu cầu này phải thuộc trong danh sách ông lập ra, nếu không, ông buộc phải nói lời từ chối vì nó không nằm trong phạm vi giúp đỡ của Grant. Chẳng hạn, Grant sẽ sẵn sàng giúp đỡ những đối tượng trong lĩnh vực công việc hoặc tâm lý học, những người đang cần nguồn tư liệu cho công trình nghiên cứu, sách họ viết hay bài thuyết trình sắp tới của họ.

Grant cho rằng điều thú vị nhất khi giúp đỡ một ai đó chính là việc bạn là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, bạn biết nhiều hơn trong khi những người khác thì đang rất cần kiến thức trong vấn đề này. Một cách giúp đỡ độc đáo khác mà Grant thường làm đó là đưa ra lời khuyên về việc viết hoặc ra mắt một cuốn sách, giới thiệu vài tựa sách hoặc bài báo viết về chủ đề lãnh đạo, hành vi con người, tâm lý học và công việc, giới thiệu mọi người với các diễn giả trong lĩnh vực và đưa ra đánh giá làm cách nào để giao tiếp một cách thu hút hơn.

Nhìn vào màn hình không chủ đích

không nên làm

Grant sẽ thường tránh nhìn vào màn hình điện thoại hoặc máy tính của mình trừ khi ông thật sự có kế hoạch phải sử dụng đến các thiết bị này. Đây là một mục đã có mặt từ lâu trong danh sách To-Don’t-List của Grant, ngay từ thời trung học, ông quyết định sẽ không bật TV lên cho đến khi ông biết mình phải xem gì. Bây giờ ông thường làm điều tương tự với các trang mạng xã hội. Ông đăng nhập vào tài khoản Facebook, Twitter hay Instagram của mình chỉ để đăng tải các nội dung hàng ngày. Thời điểm cám dỗ nhất với Grant là vào lúc nửa đêm, khi ông thức giấc và rất dễ bị cuốn vào việc kiểm tra email hay lướt newsfeed. Điều này đã xảy ra một vài lần trong tháng cho đến khi Grant tìm cách khắc phục được hoàn toàn.

Đặt thời gian cho công việc ưu tiên trước gia đình

Là một giáo sư tại Wharton, Grant thường dạy ba bộ môn trong lĩnh vực MBA và kèm thêm một môn tự chọn, thời gian biểu là do ông tự sắp xếp. Nhưng Grant từng thừa nhận rằng ông từng có một khoảng thời gian khó khăn khi không muốn từ bỏ mọi việc cho đến khi thật sự hoàn thành nó. Một trong những điều khiến Grant hối tiếc nhất đó là khi ông đang dở tay với công việc của mình, Grant đã kiên trì làm cho xong và bỏ qua việc chào hỏi những đứa trẻ của ông khi chúng về nhà. Ông cố gắng điều chỉnh thời gian từ 3 đến 7 giờ tối các ngày trong tuần là thời gian cố định dành cho gia đình. Sau khi cho các con ngủ, ông mới bắt đầu bắt tay vào công việc trả lời email. Grant cũng tránh làm việc vào cuối tuần, nhưng dường như điều này khá khó khăn với quỹ thời gian bận rộn của ông.

Giết thời gian vào các trò chơi trực tuyến

Grant yêu thích các trò chơi trực truyến, ông cho rằng một vài trò trong đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính cạnh tranh, sự đoàn kết và trí tuệ. Tính hơn thua trong trò chơi đã cuốn hút ông và khiến Grant bỏ ra hàng giờ đồng hồ chỉ để luyện tập chúng. Grant đã từng tự nhủ với bản thân ông không nên dành quá nhiều thì giờ cho chúng, ông chỉ nên chơi khoảng 2-3 ván nữa thôi. Nhưng trên thực tế, các trò chơi đã ngốn của Grant gần 3 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Grant đã từng thử xóa ứng dụng trò chơi, sau đó tải lại và lặp lại hành động này nhiều lần. Hằng năm ông đều phải đối mặt với những quyết định thế này. Nhưng cuối cùng, Grant cũng rút ra được một điều rằng mặc dù ông rất yêu thích các trò chơi trực tuyến, nhưng dường như ông không có quá nhiều thời gian để đổ dồn hết vào chúng.

Thay vào đó, Grant đã thực hiện một điều tương đối dễ làm trong cuộc sống bận rộn của mình, đó là nghe podcasts. Ông có thể nghe chúng để được truyền cảm hứng, nảy ra những ý tưởng. Ông nghe vào lúc đi ngủ, lái xe, lúc làm việc nhà mà không phải tốn thời gian nhìn vào màn hình của mình. Đây chính là một cách để ông tiết kiệm thời gian hiệu quả mà vẫn đảm bảo tiếp nhận được những thông tin hữu ích xung quanh mình.

— HR Insider / Theo idea.ted.com —

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers