• .
adsads
Untitled design 3 3
Lượt Xem 3 K

Lời khuyên của các chuyên gia

Từ bỏ một công việc có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến con đường sự nghiệp cũng như làm “gián đoạn” đến cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, lựa chọn gắn bó với một công việc không-dành-cho-mình lại khiến cho hoàn cảnh không khá hơn, thậm chí trở nên ngày càng tệ hại. “Tôi nhận thấy có khá nhiều nhân viên đang đần đánh mất bản thân mình chỉ vì những lựa chọn sai lầm của họ trong công việc hiện tại” – theo như Leonard Schlesinger, Hiệu trưởng trường Babson and đồng tác giả quyển sách Just Start: Take Action, Embrace Uncertainty, Create the Future. Cũng theo như lời Daniel Gulati, một nhà kinh doanh về lĩnh vực công nghệ và đồng tác giả cuốn sách Passion & Purpose: Stories from the Best and Brightest Young Business Leaders, đã khẳng định

“Đại đa số nhân viên gắn bó rất lâu với công việc không phú hợp với mình cũng là do, các doanh nghiệp chỉ quan tâm điền đủ vị trí còn thiếu trong công ty chứ không quan tâm nhiều đến nhân viên có phát huy hết tiềm năng của họ trong vị trí đó hay không”. Thế nhưng, đừng để bản thân mình bị “mắc kẹt” trong guồng quay đó. Dưới đây sẽ là nhưng gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định khi nào là thời điểm phù hợp nhất để từ bỏ công việc hiện tại.”

 

Theo dõi những dấu hiệu

Hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ xem bạn cảm thấy không còn hứng thú với tình trạng công việc hiện tại hay chỉ với những đầu việc lặp đi lặp lại mỗi ngày. Schlesinger từng nói “Khi mọi người hỏi tôi công việc dạo này như thế nào, tôi thường trả lời rằng tôi yêu công việc của mình, thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng ngày nào tôi cũng cảm thấy như vậy.”

nghỉ việc

 

Bạn hãy xem qua một số dấu hiệu cảnh báo cho thấy vấn đề đang trở nên nghiêm trọng hơn:

Bạn luôn tự hứa với bản thân sẽ nghỉ việc, tuy nhiên điều đó chưa bao giờ thực hiện được. Gulati cho rằng những suy nghĩ sai lầm này thường “ám chỉ” đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Bạn không muốn làm những việc như sếp của bạn đang làm. Nếu như bạn không có nhu cầu làm những việc thuộc cấp quản lý, thì đã đến lúc bạn cần cân nhắc đến những bước đi tiếp theo trong sự nghiệp của mình. “Đồng nghiệp sẽ sớm vượt mặt bạn, và hiển nhiên điều đó sẽ tạo ra cho bạn thêm nhiều sự không hài lòng trong công việc hiện tại.” – theo như Gulati.

Bạn làm việc ngày càng trở nên kém hiệu quả. Mâc dù bạn đã cố gắng hết sức, tuy nhiên kết quả cuối cùng lại không được như mong đợi, thì đã đến lúc bạn cần suy nghĩ đến việc bạn còn phù hợp với công việc đó hay không, hoặc sếp và đồng nghiệp có ghi nhận những đóng góp của bạn trong suốt quá trình làm việc hay không. Schlesinger cho rằng đôi khi bạn cần phải biết cách từ chối bất kì công việc nào ngoài tầm với của bạn thân – khối lượng công việc quá “đồ sộ”, bạn không có đủ nguồn để nhờ “viện trợ” hay đơn giản hơn, là bạn không có được những kĩ năng và kinh nghiệm đủ để hoàn thành chúng.

Nếu bạn nhận thấy mình có nhiều hơn 1 dấu hiệu như trên thì hãy cân nhắc công việc hiện tại có xứng đáng để bạn tiếp tục gắn bó hay không.

 

Hãy thực hiện một số “thử nghiệm”

Đề có câu trả lời chính xác hơn cho câu hỏi “liệu bạn đã sẵn sàng từ bỏ công việc hay chưa?” hãy thực hiện một số khảo sát nho nhỏ. “Một trong những cách tốt nhất đó là dựa vào những thông tin có được từ những đồng nghiệp xung quanh” – Schlesinger khẳng định. Ông gợi ý rằng bạn nên có một cuộc trao đổi chân thành và thẳng thắn với sếp về khả năng mà bạn có để hoàn thành được công việc tốt nhất. Nếu bạn nhận thấy sếp của mình không phải thuộc tuýp người cởi mở cho những lần trao đổi như vậy, Gulati khuyên rằng, bạn nên theo dõi bản đánh giá công việc ở hai lần gần nhất với thời điểm hiện tại “Những đánh giá đó khiến bạn có thêm năng lượng để làm việc hay khiến bạn thất vọng hơn? Nếu kết quả không được như mong muốn khi bạn đã cố gắng hết sức, bạn có thể sẽ muốn nghỉ việc sớm hơn trước khi có nhiều lời nói ra nói vào”.

 

Nhận thấy được những thách thức sắp tới

Trước khi đưa ra được bất kì quyết định cuối cùng nào, hãy đảm bảo rằng bạn đã thông suốt hết tất cả những khó khăn có thể sẽ gặp sau khi nghỉ việc. Ngay cả khi bạn đã chắc chắn 100% rằng công việc hiện tại hoàn toàn không dành cho bạn, việc từ bỏ cũng sẽ ẩn chứa một số rủi rỏ nhất định – bạn có thể đánh mất các mối quan hệ hiện có, không còn khoản lương mỗi tháng, hoặc CV trở nên “xấu” hơn một chút. Theo như Gulati, mỗi người đều sẽ có đến 10 lần để nghỉ việc trong xuyên suốt con đường sự nghiệp của mình. Ông cũng cho rằng, nếu số lần nghỉ việc của bạn nhiều hơn con số đó, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu đánh giá không cao khả năng của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng cá nhân dẫn đến khả năng có được việc trong tương lai là rất thấp.

 

Luôn luôn vạch ra sẵn những hướng đi tiếp theo

Bạn có thể giải quyết những thử thách như đã nêu trên một cách dễ dàng hơn khi tự mình vẽ ra những hướng đi mới phù hợp hơn cho bản thân trước khi nghỉ việc. Gulati khuyên rằng “Chúng ta nên từ bỏ công việc vì những điều tốt đẹp hơn, chứ không vì lý do cảm xúc để dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sau này. Nếu bạn thật sự chán ghét công việc hiện tại, trước khi rời bỏ, hãy tự vạch ra những định hướng cho bản thân trong tương lai, một việc mà bạn chắc chắn sẽ gắn bó lâu dài trong tương lai.”

 

Đừng “bỏ của chạy lấy người”

nghỉ việc

Ngay khi có được quyết định nghỉ việc, bạn thường khá nôn nóng bàn giao ngay với sếp những đầu công việc cần được tiếp tục xử lý, điều này chỉ giúp bạn có được cảm giác “thở phào nhẹ nhỏm” trong tích tắc, nhưng lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của bạn sau này. Schlesinger cho rằng “Không có gì tệ hơn khi bạn để lại một mớ hỗn độn và không thể hiện bất kì trách nhiệm nào với chúng. Cách bạn từ bỏ công việc cũng quan trọng không kém với ấn tượng ban đầu khi bạn bắt đầu nhận việc.” Hãy trao đổi vế quyết định của bạn với những người thân như gia đình, bạn bè,… hoặc hỏi ý kiến từ những người đi trước để có được quyết định đúng đắn nhất. Quan trọng hơn hết, Schlesinger khuyên rằng “bạn hãy nhìn mọi việc từ góc độ của sếp và cân nhắc cách xử sự sao cho hợp tình hợp lý nhất có thể.”

 

Những điều bạn cần nhớ

Nên:

  • Tự vấn bản thân mình có thể hoàn thành được công việc hay không và liệu rằng, “cái giá” để nỗ lực gắn bó có xứng đáng với thời gian, và công sức của mình hay không.
  • Hãy thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ để đánh giá tình hình hiện tại một cách khách quan hơn.
  • Vạch ra những hướng đi mới và cụ thể hơn trước khi bạn quyết định nghỉ việc.

 

Không nên:

  • Gắn bó với công việc mà bản thân mình lại không có nhu cầu hướng đến vị trí của sếp – Bạn cần phải biết nhìn xa trông rộng hơn những gì có thể diễn ra trong tương lai.
  • Phá bỏ mọi mối quan hệ chỉ vì cảm xúc nhất thời của mình – Điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến danh tiếng của bạn sau này,
  • Biến “nghỉ việc” trở thành thói quen – Bạn sẽ tự làm xấu đi CV của chính mình vì điều này.

 

— HR Insider / Harvard Business Review —

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers