• .
adsads
Interview question
Lượt Xem 28 K

Bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc? Hy vọng rằng bạn đã chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như xem qua một số câu hỏi phỏng vấn “bẫy” phổ biến để phỏng vấn tốt hơn. Thế nhưng, “cuộc sống đâu lường trước điều gì”. Không ít lần bạn sẽ rơi vào tình trạng bối rối khi phải đối diện với những câu hỏi oái oăm khó trả lời; hoặc thậm chí là câu hỏi về những vấn đề mà bạn chẳng bao giờ muốn chia sẻ cho bất kì ai… Dưới đây là ba kiểu câu hỏi phỏng vấn “bẫy” điển hình cùng gợi ý cách trả lời phỏng vấn thông minh mà bạn có thể tham khảo:

Tình huống 1: Bạn nhận được một câu hỏi nghe khá kì lạ, khó hiểu, thậm chí vô nghĩa.

Cách trả lời phỏng vấn: Đừng cố tìm ra câu trả lời thỏa đáng, hãy tập trung vào thông điệp mà bạn muốn gửi đến nhà tuyển dụng thông qua câu trả lời.

Giả dụ như bạn đang phỏng vấn cho một vị trí liên quan đến ngành Marketing. Thông thường thì Nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên về công việc họ đã từng làm, hay kể về các dự án nổi bật mà họ từng tham gia. Nhưng trong trường hợp này, nhà tuyển dụng lại hỏi: “Nếu bạn là một chiếc xe ô-tô, bạn nghĩ mình sẽ là mẫu xe nào?”

Nếu như các cuộc phỏng vấn hay diễn ra theo mô-tuýp:

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho ứng viên trả lời, mục tiêu của bạn không phải là cho họ đáp án mà là truyền tải thông điệp nhằm nhấn mạnh giá trị của bạn, tại sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn mà không phải người khác. Thông điệp này phải bao hàm các kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm giúp bạn đáp ứng được nhu cầu của vị trí mà mình đang ứng tuyển.

Có phải trước khi đi phỏng vấn bạn đã xem lại một lượt những kinh nghiệm, kiến thức về Marketing cũng như một số ví dụ về các dự án xuất sắc mà bạn từng thực thi ở công ty cũ? Hãy cho nhà tuyển dụng biết những điều đó!.

 Nhà tuyển dụng: Nếu bạn là một chiếc xe ô-tô, bạn nghĩ mình sẽ là mẫu xe nào? 

Bạn: Hầu hết các dự án trước đây tôi làm đều liên quan đến mở rộng thị trường. Nhiệm vụ chính của tôi là tiến hành nghiên cứu sơ bộ, hoạch định khung chiến dịch bao gồm các hoạt động diễn ra trên mặt đất, và xác định khách hàng mục tiêu. Từ đó, tôi nhận thấy mình giống như động cơ của xe ô-tô vậy vì thiếu những điều tôi làm, mọi thứ chẳng thể vận hành được. Cho nên nếu ví mình như một chiếc xe, ắt hẳn tôi sẽ là xe thể thao, xe đua, hoặc mẫu xe nào đó có động cơ mạnh.    

cách trả lời phỏng vấn câu hỏi phỏng vấn

 

Như vậy, nếu ngay từ đầu bạn đã suy nghĩ về một mẫu xe ô-tô (và nếu như bạn không phải là một chiếc xe ô tô), bạn sẽ nhanh chóng bị rối. Thế nhưng, nếu bạn nghĩ về điều mà mình muốn nói với nhà tuyển dụng mà trước đó bạn đã chuẩn bị rất kĩ thì hãy mở đầu câu trả lời bằng cách kể lại những điều đó cho nhà tuyển dụng nghe để “câu giờ”, cũng như cho phép bản thân “thích nghi” để có thể điều hướng câu trả lời về trọng tâm câu hỏi ban đầu. Cuối cùng, điều quan trọng nhất của cuộc phỏng vấn vẫn chính là khả năng “chèo lái” sao cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng viên tiềm năng nhất, dẫu cho đó có là kiểu câu hỏi nào đi nữa.

 

Tình huống 2: Bạn được hỏi về sự việc liên quan đến một thời điểm mà bạn gặp khó khăn, bất ổn trong sự nghiệp của mình.

Cách trả lời phỏng vấn: Giữ trạng thái trung lập và khéo léo điều hướng sự việc.

Ngay cả khi những chuyên gia tài năng và chăm chỉ cũng không thể nào tránh khỏi những “nốt trầm” trong sự nghiệp của mình – ví dụ như bị đuổi việc, thất nghiệp trong một khoảng thời gian dài; hoặc có thể là kể về công việc cũ mà bản thân không hề yêu thích. Và dĩ nhiên khi bị “ép buộc” kể cho người khác nghe về những chuyện đó thì thật khó để bạn có thể che giấu cảm xúc của mình. Hãy nhớ rằng, trong CV của bạn có gì thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ tìm cách “khơi gợi” và đòi hỏi bạn giải thích mọi thứ khi phỏng vấn.

Để không bị chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực khi trả lời dạng câu hỏi phỏng vấn này (như cảm thấy buồn bả, đổ lỗi, chống đối, bực tức…), tốt nhất trước đó, bạn hãy tập nói về những khó khăn mà bạn từng gặp trong sự nghiệp của mình cho đến khi cảm xúc “chai sạn”. Trong trường hợp bạn chưa luyện nói ở nhà và chẳng thể giữ bình tĩnh nếu vô tình bị Nhà tuyển dụng hỏi câu này thì hãy trả lời một cách ngắn gọn sau đó điều hướng câu trả lời về một điều gì đó tích cực hơn.

 

cách trả lời phỏng vấn câu hỏi phỏng vấn

 

Nhà tuyển dụng: Bạn chỉ làm việc ở công ty A có 6 tháng, có thể cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra không? 

Bạn: Khi tôi làm tại đây, tôi hoàn toàn bỡ ngỡ khi các đầu công việc lại hoàn toàn khác với những gì tôi mong đợi nên tôi nghĩ rằng, quyết định nghỉ việc là khá sáng suốt. Ngoài ra, anh có thể thấy là ở những công ty khác, tôi đã gắn bó với họ lâu hơn rất nhiều so với công ty này. Khi còn làm ở công ty S., (thông điệp mà bạn muốn truyền tải)… 

Nhà tuyển dụng: Hãy kể cho tôi nghe về người sếp mà bạn không thích nhất!

Bạn: (chợt suy nghĩ về một người sếp đã từng bắt nạt bạn trước đó khiến bạn thường xuyên lo lắng) Tôi thật sự đã học được rất nhiều thứ từ tất cả những người sếp của tôi. Vì vậy tôi đánh giá cao tất cả mọi người.

Nhà tuyển dụng: Nghiêm túc mà nói, chắc chắn phải có ít nhất một người sếp mà bạn không thích!

Bạn: Thật ra, tôi thấy mình làm việc tốt nhất khi bản thân được tự chủ trong mọi việc. Vì vậy có lẽ với phong cách lãnh đạo kiểm soát như ở công ty A khiến tôi không được phát huy hết năng lực của mình cho lắm! Nhưng may mắn là sếp cũ của tôi tại công ty A cho đến giờ vẫn luôn là người cố vấn giúp đỡ tôi trong công việc (chuyển hướng sang nói về những điều tích cực)…

Chúng tôi biết, bạn rất muốn trả lời câu hỏi này, bởi bạn không muốn nhà tuyển dụng nghĩ rằng mình đang che giấu hay ngại chia sẻ một điều gì đó. Tuy nhiên, giống như ví dụ thứ nhất về xe ô-tô, lời khuyên cho bạn là hãy tập trung vào thông điệp mà bạn muốn nhà tuyển dụng biết về bạn thay vì loay hoay tìm cách trả lời cho ấn tượng, bạn nhé!

 

Tình huống 3: Bạn được hỏi một câu nghe có vẻ đơn giản nhưng bạn không biết nên trả lời thế nào cho hợp lý.

Cách trả lời phỏng vấn: Hãy tìm cách điều hướng câu trả lời về một vấn đề sát nhất với câu hỏi.

Nhà tuyển dụng: Hãy cho tôi một ví dụ về việc bạn ứng dụng các dữ liệu cho việc ra mắt một sản phẩm bất kì.

Bạn: (hồi tưởng về các dự án trước đó – nghiên cứu thị trường, gửi thư trực tiếp, và…chẳng có dự án ra mắt sản phẩm nào cả!)…

Ắt hẳn là bạn đã đọc kĩ từng dòng trong CV của mình nên bạn hoàn toàn có thể trình bày về một dự án bất kì mà bạn từng tham gia cho nhà tuyển dụng nghe phải không? Thực tế, có khá nhiều ứng viên không hề đọc lại CV của mình, và đáng tiếc là khi nhà tuyển dụng dựa vào CV để hỏi thì ứng viên bỗng bối rối vì chẳng biết phải nói gì. Dù vậy, ngay cả khi bạn đã xem lại kĩ CV của mình nhưng bỗng quên mất dự án ra mắt sản phẩm mới lúc trước thì cách “chữa cháy” tạm thời chính là đề cập đến một vấn đề nào đó mà bạn từng làm tốt liên quan đến vấn đề nhà tuyển dụng đang hỏi.

Trong tình huống này thì bạn có thể nói đến dự án mở thêm một thị trường mới hay mở rộng tệp khách hàng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng không nhất thiết phải tìm cho ra ví dụ về ra mắt sản phẩm mới, thay vào đó có thể là sử dụng dữ liệu để triển khai các hoạt động marketing. Thậm chí ngay cả lúc cuộc phỏng vấn đã kết thúc mà bạn chợt nghĩ ra một câu trả lời thỏa đáng hơn, bạn vẫn có thể đính kèm câu trả lời đó trong thư cảm ơn.

Đôi lúc vẫn có những câu hỏi mà nhà tuyển dụng chẳng muốn “gài bẫy” nhưng ứng viên vẫn chủ động “dính bẫy” vì quá căng thẳng hay chưa có sự chuẩn bị kĩ. Xét cho cùng, điều mà bạn cần ghi nhớ chính là: hãy xem phỏng vấn như một cuộc trò chuyện bình thường, chủ động tạo sự kết nối với nhà tuyển dụng, và kể cho họ nghe “câu chuyện” mà bạn thật sự muốn kể.

Có thể nói, một cuộc phỏng vấn hiệu quả được mở ra như một buổi trò chuyện, không phải là một buổi truy vấn. Dường như nhà tuyển dụng nào cũng muốn ứng viên của mình có những trải nghiệm thú vị khi phỏng vấn. Bởi lẽ, điều này góp phần giúp xây dựng hình ảnh đẹp về công ty của họ nên phần lớn các cuộc phỏng vấn thường không quá khó khăn. Thế nên ứng viên cách trả lời phỏng vấn thông minh nhất là hãy cứ tự tin kể câu chuyện của bạn để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng một cách tốt nhất!

 

— HR Insider / Theo Forbes —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành...

lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực có triển vọng rộng mở cho...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn mang tính chiến lược cao, đặc biệt là...

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa...

lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers