1. “Lạt mềm buộc chặt”
Khi bạn có một sáng kiến nào đó, đặc biệt nếu chúng mang tính đột phá hoặc bạn chắc chắn về tính đúng đắn chúng, thì hãy nhớ trình bày chúng một cách khiêm nhường, mềm mỏng để đồng nghiệp xung quanh có thể thêm ý kiến tranh luận và hoàn thiện sáng kiến đó. Đừng tự đứng lên và trở thành Mr./Ms Biết Tuốt bởi khi bạn nói, bạn chỉ có thể lặp lại những gì mình đã biết còn nếu biết lắng nghe, bạn có thể nhìn nhận và khám phá nhứng ý tưởng mới.
Khéo léo để mọi người cùng bạn hoàn thiện ý tưởng thô sơ ban đầu. Bằng cách này, bạn vừa có ý tưởng hoàn hảo hơn, vừa thể hiện sự tôn trọng mọi người và sự cầu tiến của bản thân.
2. Đừng sợ bị chất vấn
Ý tưởng càng nhận được nhiều luồng ý kiến thì càng được quan tâm. Đừng lo sợ về việc có quá nhiều tranh luận về ý tưởng bạn đưa ra. Vấn đề cốt yếu bạn cần chú ý đó là: Trả lời những chất vấn một cách khôn ngoan.
Với những ý kiến tán thành, hãy cảm thấy biết ơn vì chúng đã tạo cho bạn nguồn động lực để không ngừng phấn đấu.
Với những luồng ý trái chiều, đừng vội “phát cáu” vì nó sẽ cung cấp cho bạn những góc nhìn hoàn toàn khác về vấn đề bạn đang trình bày. Bạn đồng thời có thể đặt câu hỏi: “Vậy chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề?” cho những người cố gắng công kích bạn. Hãy bình tĩnh, sáng suốt, đừng vội “bốc hỏa” nếu không muốn mọi thứ rối tung và đổ bể.
3. Cầu tiến và công bằng
Quá trình để ý tưởng của bạn được chấp nhận khá giống với quá trình của một cuộc “cách mạng” thực sự. Bạn cần chấp nhận rằng khi “cách mạng” xảy ra sẽ có người ủng hộ và không. Nếu bạn đang có một cuộc “cách mạng”, thì hãy chuẩn bị tâm thế và chiến lược để có một chiến thắng được mọi người “tâm phục, khẩu phục”.
Ngược lại, khi ai khác đang làm cuộc “cách mạng” của riêng họ, hãy phân minh và công bằng. Bạn nên nhìn xa hơn về thành quả cuối cùng để có quyết định có đồn hành cùng họ hay không. Bằng cách này, bạn vẫn có thể “tỏa sáng” ngay khi đó chẳng phải là cuộc “cách mạng” của bản thân đó.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.