adsads
Lượt Xem 474

Học cách giao tiếp hiệu quả với Sếp để giải quyết hội chứng burnout khi mới đi làm

Các nguyên nhân dẫn đến burnout thường thấy ở người trẻ

Burn out xảy ra khi một người cảm thấy cơ thể bị mất hết năng lượng, chịu áp lực, quá tải và không thể đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên. Kéo dài tình trạng này khiến cho sự hứng thú với công việc bị mất đi và không còn động lực để tiếp tục công việc nữa.

Học cách giao tiếp hiệu quả với Sếp để giải quyết hội chứng burnout khi mới đi làm

Mặc dù tình trạng kiệt sức, quá tải được xem như “một phần của công việc” nhưng doanh nghiệp thường phải đối mặt với nhiều tổn thất như những nhân viên bị kiệt sức có khả năng nghỉ ốm cao hơn 63% và có khả năng tìm kiếm một công việc khác cao hơn 2,6 lần. Theo đó, báo cáo từ Gallup đã liệt kê 5 yếu tố quan trọng gây nên tình trạng burn out nơi công sở:

Đối xử bất công trong môi trường làm việc

Khi nhân viên thường bị đối xử bất công tại nơi làm việc, họ có khả năng burn out cao gấp 2-3 lần so với những đồng nghiệp khác. Không được đối xử công bằng có thể bao gồm sự thiên vị của cấp trên và đồng nghiệp, những chính sách của công ty,… Khi nhân viên không tin tưởng người quản lý, đồng đội hoặc lãnh đạo điều hành của họ, họ sẽ mất đi cảm giác hứng thú và dần thấy mệt mỏi, bất lực trong công việc.

Khối lượng công việc quá nhiều

Trong tâm lý học thể thao, các huấn luyện viên sử dụng thuật ngữ “mental quicksand” – tạm dịch là “cát lún tinh thần” để mô tả những khoảnh khắc thể hiện kém có thể khiến các vận động viên cảm thấy choáng ngợp như thế nào. Điều này dẫn đến hiệu suất kém và ảnh hưởng đến sự tự tin của họ. Những nhân viên có hiệu suất cao có thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái lạc quan sang vô vọng khi họ chìm trong khối lượng công việc.

Không rõ ràng về vai trò trong công việc

Khi khả năng của nhân sự và kỳ vọng từ các cấp quản lý không đồng nhất, nhân sự có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức vì phải nỗ lực làm hài lòng người khác. 

Thiếu sự giao tiếp và hỗ trợ từ cấp quản lý

Việc thường xuyên giao tiếp và hỗ trợ của cấp quản lý sẽ giúp nhân sự cảm thấy an toàn về mặt tâm lý. Họ biết rằng nếu có chuyện gì không ổn xảy ra, người quản lý vẫn sẽ ở đó và hỗ trợ họ. Ngược lại, khi quản lý thiếu sự quan tâm và dẫn dắt cấp dưới, 70% nhân sự sẽ cảm thấy burn out.

Áp lực về mặt thời gian

Báo cáo của Gallup cho thấy, nếu có đủ thời gian để làm hết tất cả những công việc, 70% nhân sự sẽ không bị kiệt sức. Áp lực thời gian không hợp lý (unreasonable time pressure) có thể tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết (snowball effect) – một vấn đề không được giải quyết sẽ dần tích tụ khiến áp lực của nhân sự dần trở nên nghiêm trọng hơn. 

Từ báo cáo trên, có thể đúc kết được rằng những lý do burn out của nhân sự đến từ những vấn đề ở môi trường làm việc tập thể. Trong đó, lý do khiến hầu hết các nhân sự kiệt sức chính là chưa tìm được một cách hiệu quả để chia sẻ vấn đề với cấp quản lý và đồng nghiệp.

Xem thêm: 3 tâm thế phải có khi bước vào vòng phỏng vấn

Giải pháp cho vấn đề giao tiếp giữa Newbie và cấp trên

Hãy cởi mở, chia sẻ những vấn đề bạn đang gặp phải với cấp trên

Khi hàng tấn áp lực ập đến như khối lượng công việc quá nhiều, gặp phải dự án khó nhằn, làm việc không suôn sẻ với đồng nghiệp và khách hàng,… các nhân sự sẽ cảm thấy nhiều áp lực về mặt tinh thần. Với trường hợp này, newbie có thể chia sẻ vấn đề một cách cởi mở với đồng nghiệp và cấp quản lý để họ có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời. 

Ở vai trò một người quản lý, đôi khi họ sẽ phải quản lý 5, 10, thậm chí 20 hay 30 người. Vì thế, họ khó có thể hiểu biết được hết cảm xúc, những vấn đề mà nhân sự đang đối mặt. Vì thế, ngay khi cảm thấy công việc quá sức với bản thân, nhân sự cần nói chuyện với đồng nghiệp và quản lý trực tiếp của mình. Chỉ có nói chuyện mới khiến cấp quản lý hiểu được tính chất công việc của nhân sự, từ đó giúp các bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn.

Giải pháp cho vấn đề giao tiếp giữa Newbie và cấp trên

Đặt mục tiêu công việc và chia sẻ với Sếp

Hãy đảm bảo cả sếp và nhân viên hiểu rõ mục tiêu và kế hoạch công việc của nhau. Điều này giúp tạo động lực và tạo sự đồng thuận trong việc đạt được mục tiêu chung.

Khi đặt mục tiêu công việc và chia sẻ với sếp, quan trọng nhất là nắm vững mục tiêu cá nhân, cũng như làm thế nào mục tiêu đó sẽ đóng góp vào sự phát triển của tổ chức. Bước đầu tiên là xác định mục tiêu cụ thể và đo lường được tiến độ đạt được. Đặt ra mục tiêu cần phải SMART (cụ thể, đo lường được, khả thi, quan trọng và theo thời hạn).

Khi đã xác định mục tiêu, bạn có thể chia sẻ với sếp thông qua một cuộc trò chuyện mở cửa và chân thành. Hãy giải thích lý do tại sao mục tiêu này quan trọng và làm thế nào nó sẽ góp phần vào thành công tổ chức. Đồng thời, lắng nghe ý kiến từ sếp và thể hiện sự sẵn lòng hỗ trợ, sẵn sàng điều chỉnh nếu cần.

Cuối cùng, quan trọng là duy trì giao tiếp thường xuyên để theo dõi tiến trình và điều chỉnh nếu cần thiết. Việc cả hai bạn và sếp đều có cùng cái nhìn về mục tiêu công việc sẽ giúp tăng cường hiệu suất làm việc và đạt được kết quả tốt hơn.  

Hãy tự tin với con đường mình đã chọn

Bên cạnh những lưu ý giúp bạn giao tiếp hiệu quả, sự tự tin cũng là mấu chốt không thể thiếu để bạn vượt qua áp lực công việc và tránh khỏi việc burn-out. Hãy tự tin bước tiến trên con đường sự nghiệp mà bạn đã chọn. Dù có gặp phải áp lực, hãy biết rằng mọi khó khăn đều là cơ hội để rèn luyện bản thân. Phấn đấu hết mình và tin tưởng vào khả năng của chính mình. Những thử thách sẽ không làm mất đi hướng đi của bạn mà chỉ là cơ hội để bạn trưởng thành và thành công hơn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra phương án giao tiếp hiệu quả với cấp trên và giải quyết tình trạng burnout chốn công sở.

Xem thêm tuyển dụng mới nhất về các vị trí việc làm sau:

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 thói quen người mới đi làm thường bị Sếp đánh giá thấp

Dù năng lực giỏi đến đâu mà vô tình mắc phải thói quen không tốt, bạn vẫn sẽ bị Sếp đánh giá thấp. Đặc biệt,...

Công thức quản lý thời gian hiệu quả và đạt được mục tiêu cá nhân về nghề nghiệp

Nắm cách quản lý thời gian khoa học giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp và có...

Người trẻ ngày nay khó tìm việc hơn thời trước

Vì sao người trẻ ngày nay lại khó tìm việc hơn thời trước? Nguyên do xuất phát từ nhà trường, doanh nghiệp hay từ chính...

Điều Newbie cần trang bị khi ra thị trường lao động trong bão cạnh tranh?

Ngoài kiến thức học ở nhà trường và kinh nghiệm trau dồi trong thực tiễn, Newbie muốn “sống sót” khi bước ra thị trường lao...

Lý do nào sau đây đã làm bạn thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

"Thời điểm đó mình vẫn không dám tin là một đứa tốt nghiệp Đại học loại giỏi như mình lại thất nghiệp gần nửa năm...

Bài Viết Liên Quan

3 thói quen người mới đi làm thường bị Sếp đánh giá thấp

Dù năng lực giỏi đến đâu mà vô tình mắc phải thói quen không tốt,...

Công thức quản lý thời gian hiệu quả và đạt được mục tiêu cá nhân về nghề nghiệp

Nắm cách quản lý thời gian khoa học giúp bạn nâng cao năng suất làm...

Người trẻ ngày nay khó tìm việc hơn thời trước

Vì sao người trẻ ngày nay lại khó tìm việc hơn thời trước? Nguyên do...

Điều Newbie cần trang bị khi ra thị trường lao động trong bão cạnh tranh?

Ngoài kiến thức học ở nhà trường và kinh nghiệm trau dồi trong thực tiễn,...

Lý do nào sau đây đã làm bạn thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

"Thời điểm đó mình vẫn không dám tin là một đứa tốt nghiệp Đại học...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers