adsads
Giám đốc kinh doanh là gì?
Lượt Xem 2 K

1. Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh (Chief Customer Officer – viết tắt là CCO) là một chức vụ quản lý cấp cao trong công ty chỉ đứng sau giám đốc điều hành (CEO). Công việc của CEO là điều phối các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp từ khâu quản lý nhân sự, quản lý sản xuất đến quản trị chiến lược. CCO sẽ là người điều hành và đảm nhận các công việc liên quan đến kinh doanh như số lượng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng đến chiến lược kinh doanh.

Đó là lý do chức vụ này ngày càng được nâng cao trong công ty. Hiện nay, vị trí giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp là mục tiêu giúp các bạn trẻ phấn đấu và phát triển năng lực bản thân trong tương lai.

Xem thêm:

Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh là gì?

2. Vai trò của giám đốc kinh doanh trong công ty

Vai trò vị trí giám đốc kinh doanh là gì? CCO đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu quản trị bán hàng của doanh nghiệp. Mọi chiến lược kinh doanh thành công hay thất bại đều có ảnh hưởng và liên quan đến việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Vai trò quan trọng của vị trí CCO thường làm chính là tìm ra phương pháp tăng hiệu quả bán hàng, đưa ra phươn án đào tạo năng lực cho đội ngũ nhân viên bán hàng. Từ đó giúp nâng cấp phát triển một đội ngũ bán hàng kinh doanh vững mạnh để cùng nhau đạt mục tiêu phấn đấu.

Không chỉ dừng lại ở đó, giám đốc kinh doanh còn đóng góp những vai trò lớn hơn như:

  • Là người truyền cảm hứng, người kể chuyện về những kinh nghiệm trên thương trường
  • Là người có khả năng cập nhật các xu hướng mới hỗ trợ cho việc kinh doanh
  • Là một khách hàng hiểu và nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những chương trình giá bán hợp lý
  • Là một nhà cố vấn cấp cao cho CEO, giúp xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp đem về lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp
Vai trò quan trọng của giám đốc kinh doanh

Vai trò quan trọng của giám đốc kinh doanh

3. Mô tả công việc của giám đốc kinh doanh 

  • Lãnh đạo doanh nghiệp

Các hoạt động liên quan đến định hướng phát triển kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cao cho công ty đều là nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh. Giống với việc xây dựng một cơ sở hạ tầng hoặc quy trình tăng trưởng, CCO là người quản lý Marketing, PR, chăm sóc khách hàng,… Đảm bảo cho các chức năng của công ty thực hiện luôn đầy đủ và các mối quan hệ hợp tác làm ăn luôn được duy trì.

  • Phát triển hoạt động kinh doanh

Là một trong những vị trí cấp cao, nhiệm vụ của vị trí này là giúp định hướng tương lai cho công ty. Họ là người chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, mở rộng quy mô và điều hành công ty theo cơ chế phi cạnh tranh. giám đốc kinh doanh sẽ là người trực tiếp theo dõi và giám sát đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng quý, từng tháng, từng năm.

Các công việc và vai trò của giám đốc kinh doanh

Các công việc và vai trò của giám đốc kinh doanh

  • Tham gia trong các chiến lược tiếp thị

Phát triển chiến lược Marketing để thâm nhập vào thị trường và tăng doanh số, định hướng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình nghiên cứu chiến lược, giám đốc kinh doanh được phép cùng phòng Marketing theo dõi đánh giá hiệu quả và đưa ra những ý kiến can thiệp để chiến lược đạt hiệu quả cao.

  • Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng và đào tạo

Phòng ban kinh doanh hoạt động tốt, đạt KPI cũng là thời điểm mở rộng và tiếp nhận thêm nhân sự. CCO hiểu rõ về nhu cầu nhân lực của bộ phận kinh doanh cũng như đánh giá năng lực của từng ứng viên và đưa ra lựa chọn phù hợp với vị trí trong công ty.

  • Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh

Luôn giữ mối liên kết với các đối tác cũ và tiếp tục mở rộng các mối quan hệ kinh doanh khác là công việc của giám đốc kinh doanh. Để có thể chọn lọc và gìn giữ những mối quan hệ thân thiết thì trước hết CCO cần có tầm nhìn lớn dựa theo những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Các công việc mà giám đốc kinh doanh sẽ làm

Các công việc mà giám đốc kinh doanh sẽ làm

4. Yêu cầu cần có khi muốn ứng tuyển giám đốc kinh doanh

  • Học vấn

Yêu cầu bằng cấp cần có là bằng cử nhân hoặc thạc sĩ với lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, bằng cấp chuyên sâu sẽ là một lợi thế nhưng năng lực vẫn được ưu tiên

  • Kinh nghiệm

Có kinh nghiệm ít nhất 5 năm trong các lĩnh vực hoạt động liên quan đến kinh doanh, có kinh nghiệm xây dựng chiến lược và triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, vị trí CCO cũng yêu cầu phải có năng lực quản lý và làm việc từ xa khi phải đi công tác thường xuyên.

  • Kỹ năng làm việc

Ở vị trí cấp cao thì các kỹ năng xử lý công việc và tình huống phải thành thạo, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo và hiểu biết về Marketing.

Những yêu cầu dành cho giám đốc kinh doanh

Những yêu cầu dành cho giám đốc kinh doanh

5. 7 kỹ năng cần thiết của giám đốc kinh doanh 

  • Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng cơ bản trong việc kết nối, giao lưu với khách hàng, đối tác. Việc giao tiếp sẽ giúp truyền tải ý kiến của bản thân tới cấp trên một cách dứt khoát hoặc chia sẻ kinh nghiệm, giao các công việc cho cấp dưới một cách dễ dàng.

  • Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng này giúp CCO quản lý, tổ chức và sắp xếp các công việc cho cấp dưới hợp lý. Phân chia các công việc phù hợp giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh trở nên trôi chảy hơn.

  • Nhạy bén với những con số

giám đốc kinh doanh là người sẽ phải tiếp xúc liên tục với các con số, chỉ số doanh thu, thống kê chi phí, bảng kê khai tài chính,… Việc nhạy bén sẽ hỗ trợ bạn giải quyết công việc một cách dễ dàng.

  • Kỹ năng quản lý, giao việc

CCO là quản lý cấp cao sẽ giao việc cho cấp dưới thực thi, việc phân chia công việc, thời gian hoàn thành KPI rõ ràng và hợp lý giúp các công việc xử lý nhanh gọn hơn.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng này rất thích hợp khi làm việc với khách hàng, với nhóm làm việc hoặc tập thể. Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những vấn đề gây tranh cãi. Việc của CCO sẽ là người gỡ “nút thắt” và đưa công việc hoạt động bình thường trở lại

  • Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng cần thiết trong các buổi thảo luận, trao đổi hoặc ký kết hợp đồng quan trọng. CCO sẽ là người đứng ra đàm phán với đối tác, khách hàng để tìm ra được những phương án chung cho cả hai

  • Kỹ năng hoạch định chiến lược

Tầm nhìn xa và tư duy chiến lược trong kinh doanh giúp giám đốc kinh doanh dễ dàng vẽ ra các định hướng phát triển trong tương lai. Nếu chiến lược không hiệu quả có thể làm giảm doanh thu và kéo doanh nghiệp đi xuống.

Các kỹ năng mà một CCO cần có

Các kỹ năng mà một CCO cần có

6. Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh

Tùy vào trình độ năng lực và kết quả kinh doanh của một giám đốc kinh doanh sẽ có những mức lương khác nhau. Nhưng thông thường, mức lương khởi điểm của một CCO trung bình là 30 triệu đồng/tháng, lương phổ biến khoảng từ 20 – 45 triệu đồng/tháng.

Mức lương của một giám đốc kinh doanh

Mức lương của một giám đốc kinh doanh

Hy vọng bài viết này đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn. Giúp bạn hiểu rõ giám đốc kinh doanh là gì? Các công việc mà giám đốc kinh doanh đảm nhận. Để tìm hiểu thêm các công việc khác hãy truy cập tại website nhé!

Khám phá thêm các nội dung hữu ích sau:

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực có triển vọng rộng mở cho...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn mang tính chiến lược cao, đặc biệt là...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo hiểm là bước quan trọng để khắc phục hậu quả....

lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng các mức lương phù hợp, được thỏa thuận trong hợp...

Bài Viết Liên Quan
lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo...

lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers