adsads
263 2
Lượt Xem 2 K

 

Nhân viên là những người trực tiếp thực hiện các đầu công việc, cho dù ở vị trí B2B hay B2C, các mối quan hệ khách hàng và doanh thu đều phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của nhân viên. Vì thế, việc giữ được chân người tài, cũng như gắn kết được mối quan hệ giữa các nhân viên sẽ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công và phát triển của toàn công ty.

Trong bất kì môi trường công sở nào cũng sẽ gặp trường hợp sẽ không có quá nhiều nhân viên có ý định gắn bó lâu dài với công ty, số lượng nhân viên chắc chắn sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó. Lường trước được điều này, thế nhưng khi đứng ở vị trí lãnh đạo, bạn vẫn cần phải để ý và đặc biệt quan tâm đến chuyện ở lại hay ra đi của nhân viên?

Mọi chuyện không chỉ đơn giản khi bạn thay thế một nhân viên giỏi bằng một người khác cũng có cùng năng lực và trình độ như người cũ – điều này gần như là không thể. Điểm then chốt ở đây không phải chỉ dừng lại ở mức chiêu mộ người tài, mà hơn thế nữa đó là làm cách nào đễ giữ chân họ ở lại với công ty lâu hơn. Dù ở bất kì lý do và trường hợp nào, việc nhân viên “quay lưng” với công ty sẽ gây ra một chuỗi những vấn đề trong tổ chức, chẳng hạn như tăng thêm chi phí tuyển dụng, giảm sút hiệu quả công việc và ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa của công ty, đặc biệt là khi có nhiều nhân viên nghỉ việc cùng một lúc.

1. Chi phí tuyển dụng cao

Có được nguồn nhân lực giỏi là một thế mạnh cho bất kì công ty nào và chính vì vậy, việc thay thế bất kì nhân viên nào cũng sẽ vô cùng tốn kém cho công ty. Với những nhân viên có mức lương trung bình, công ty phải mất hơn 20% chi phí tính theo lương của nhân viên đó để tuyển dụng một người mới với mức lương cao hơn so với hiện tại.

Related imageNgoài những chi phí cứng, công ty cũng sẽ phải chi ra cho nhiều khoản phí khác như chi phí tuyển dụng, chi phí training cho nhân viên mới,…

2. Khiến công ty gặp nhiều bất lợi

Một nhân viên trong công ty sẽ đảm nhận nhiều công việc then chốt và các mối quan hệ đối tác khác nhau của công ty. Qua khoảng thời gian làm việc, họ hiểu hơn về tính chất của công việc, phát triển nhiều kĩ năng khác và xây dựng thêm nhiều quan hệ khách hàng. Vì thế, khi nhân viên đó rời khỏi công ty và mang theo những giá trị đó thì chắc chắc công ty sẽ bị mất đi một khoảng lợi ích không nhỏ.

Khi một nhân viên mới thế vào vị trí người cũ, họ sẽ phải bắt đầu lại tất cả, từ việc tìm hiểu công ty, cho đến rèn luyện các kĩ năng cần thiết và xây dựng các mối quan hệ hợp tác mới. Điều này sẽ mất đi nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của phòng ban nói riêng và toàn công ty nói chung.

3. Ảnh hưởng đến văn hóa công ty

Văn hóa công ty được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố và cần phải trải qua một khoảng thời gian để xây dựng. Một khi nhân viên bắt đầu hợp tác làm việc, họ sẽ phải tạo dựng các mối quan hệ đồng nghiệp, và chính những mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.

Related image

Sự gắn kết giữa các nhân viên là một trong những yếu tố quyết định mức độ hài lòng trong công việc của họ, số lượng nhân viên nghỉ việc càng nhiều sẽ càng để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc tại công ty.

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers