adsads
254 2
Lượt Xem 4 K

 

Để chuẩn bị “hành lý” cho năm sắp tới, bạn cần phải review xem công việc trong năm qua của bạn đang ở giai đoạn nào, từ đó cần phải làm gì tiếp theo để có được một năm sắp tới thật rạng rỡ! Vậy trong check-list review công việc cần phải có những điểm chính nào? Bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau đây nhé.

1. Có thêm được ít nhất một kĩ năng mới

365 ngày vừa qua, bạn đã trang bị được thêm cho mình kĩ năng nào chưa? Một lớp học phát triển kĩ năng thuyết trình, một phần mềm bạn luôn muốn học hỏi, tất tần tật những kĩ năng cần có đã được bạn “tick” vô chưa?

Nếu bạn đã đặt mục tiêu mỗi năm sẽ phát triển khả năng của mình hơn 1 chút thì đây là lúc để bạn review bản thân mình có thực hiện “quyết tâm” đó hay chưa. Nếu vì nhiều lý do khiến bạn chưa thể nâng cao các kĩ năng mềm hay kĩ năng cứng thì ở năm sau, đừng trì hoãn nữa nhé!

2. Kiến thức chuyên môn được nâng tầm

Bạn của ngày đầu năm không thể như ngày cuối năm được! Với 1 năm làm việc, kiến thức và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn đang theo làm cần được phát triển dù ít hay nhiều.

Image result for knowledge

Hãy nhìn lại những gì bạn đã học được sau thời gian gắn bó với công việc, điểm nào còn cần được phát huy và những kiến thức cần được bổ trợ trong năm sắp tới. Bằng cách review này, bạn sẽ biết được những điều thứ yếu và thứ chính của bản thân mình bạn cần phát triển hơn trong sự nghiệp sắp tới.

3. Mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp

Đây là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của bạn. Vì vậy, đây sẽ là dịp để bạn xem lại những gì “được” và “mất” trong các mối quan hệ công việc. Sự gắn kết trong công việc luôn là động lực giúp cho bạn thê hiện tốt hơn và đóng góp nhiều hơn trong công ty. Bạn hãy nhìn lại và tự đánh giá bản thân mình trong một năm qua đã có tiến bộ hơn chưa trong việc gắn kết và hòa hợp với mội trường làm việc của công ty.

Ngoài ra, đây cũng sẽ là lúc để bạn nhìn lại bản thân có phù hợp với văn hóa cũng như đồng nghiệp tại công ty hay không, từ đó đưa ra được những định hướng sắp tới cho công việc của mình.

4. Điểm mạnh và điểm yếu trong công việc

Dựa vào bản checklist cuối năm, bạn có thể liệt kê ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc. Hiểu rõ giá trị bản thân mình sẽ là đòn bẩy giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp sắp tới.

Image result for strength and weakness

Hãy cùng nhìn lại những điểm mạnh nào đã giúp bạn tự tin hơn và hỗ trợ bạn trong công việc, bên cạnh đó, bản thân bạn đã có những khó khăn nào chưa thể cải thiện để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Khi bạn đã chủ động có được cho mình những gì cần phát huy hay cần được cải thiện, bạn chăc chắn sẽ tự có hướng đi cho mình để phát triển bản thân mình hơn trong năm sau.

5. Dự định công việc chưa thực hiện được

Mỗi người sẽ có mỗi hướng đi và dự định khác nhau cho từng vị trí công việc, vì vậy ở mỗi dự định đó thường sẽ đi kèm với các yếu tố “cần và đủ” để hoàn thành được mục tiêu. Khi bạn đã lập ra một checklist review công việc của mình, bạn chắc chắn cần phải đánh giá được mức độ thành công của bạn trên con đường phát triển và nuôi dưỡng những mục tiêu trong sự nghiệp của mình. Nếu bạn đánh giá được thì bạn sẽ có thể lên được chi tiết kế hoạch thực hiện cho những mục tiêu mà mình đã đặt ra trong năm sắp tới.

Dịp cuối năm là lúc tuyệt vời nhất để bạn nhìn lại những thành công và những điều chưa hoàn thành được của một năm vừa qua. Với checklist review này, bạn sẽ không chỉ chủ động được trong công việc mà còn có thể chuẩn bị thật tốt để đạt được nhiều thành quả hơn trong năm sau! Bạn còn chần chờ gì mà không lập ngay cho mình một check-list review ngay nào!

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers