adsads
Tầm quan trọng của giá trị cốt lõi đối với doanh nghiệp
Lượt Xem 468

Để quản lý nhân viên hiệu quả thì việc gắn kết nhân viên với công ty có lẽ là thử thách lớn nhất đối với một người quản lý. Thực hiện tốt thử thách này sẽ giúp nhân viên giữ lửa trong công việc, giúp công ty đạt doanh số cao hơn, cũng như gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Để đạt được thành công trên, nỗ lực quản lý nhân viên thông qua việc gắn kết cần được thực hiện liên tục và đều đặn bên cạnh chiến lược kinh doanh tổng thể. Dưới đây là 17 hoạt động gắn kết nhân viên mà bạn có thể thử.

Như thế nào gọi là gắn kết nhân viên?

Sự gắn kết nhân viên (Employees Engagement) thường dùng để chỉ sự tương tác, kết nối và sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau hay nhân viên với tổ chức. Khi nhân viên trong doanh nghiệp có sự gắn kết với chính công ty và đồng nghiệp thì họ sẽ dồn trọn tâm huyết cho công việc và mang lại hiệu suất làm việc cao cũng như lan tỏa hạnh phúc đến khách hàng, góp phần xây dựng nên thành công của doanh nghiệp. Đây chính là bí quyết thành công của rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay. 

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về sự gắn kết nhân viên, nhưng nhìn chung thì đều mang hàm ý là sự gắn bó, quan tâm và chú trọng đến hiệu năng công việc đang làm, luôn minh chứng và khẳng định dấu ấn của bản thân với công ty, doanh nghiệp.

Sự quan trọng của việc gắn kết nhân viên

Thúc đẩy sức mạnh tập thể doanh nghiệp 

Một tập thể đoàn kết, gắn bó khăng khít chính là một tập thể mạnh. Sự gắn kết sẽ giúp nhân viên có sự phối hợp ăn ý trong công việc, mang lại hiệu quả tốt hơn. Sự gắn kết cũng giúp doanh nghiệp có một môi trường làm việc lý tưởng mà ở đó mỗi cá nhân đều cố gắng tốt hơn để gắn bó với công việc mà họ theo đuổi. 

Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên giúp họ nỗ lực cống hiến để được ghi nhận, từ đó đem đến một loạt những tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp. Sức mạnh nội tại của tập thể sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và phát triển.

Cảm thiện và thúc đẩy năng suất công việc

Hầu hết, mọi người đều có xu hướng lựa chọn cho mình sự ổn định và bền vững khi tìm được môi trường làm việc lý tưởng và phù hợp. Nếu doanh nghiệp có nền văn hóa tốt, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau thì chắc chắn sẽ thu hút nhiều ứng viên, đặc biệt tạo được sự gắn bó lâu dài để cống hiến cho doanh nghiệp.

Một môi trường làm việc có sự gắn kết, tích cực chính là môi trường làm việc lý tưởng. Sự tích cực sẽ thúc đẩy từng nhân viên hăng say làm việc, cống hiến và chú tâm vào công việc hơn. Điều này chính là chìa khóa giúp nâng cao năng suất làm việc của từng nhân viên. 

Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nhân viên quan tâm và gắn bó sâu sắc với công việc thì họ sẽ rất có trách nhiệm khi làm việc với khách hàng và đối tác. Điều này sẽ giúp hoạt động kinh doanh của công ty có thêm sự thuận lợi. Dịch vụ chăm sóc khách hàng và đối tác được chú trọng tốt và chất lượng hơn. Điều này cũng giúp khách hàng có thể thấy được sự gắn kết, trung thành của nhân viên với đồng nghiệp và công ty, giúp họ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn vào tổ chức mà họ hợp tác và sở hữu sản phẩm/dịch vụ. 

Nâng cao văn hóa công ty

Văn hóa công ty có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi nhân sự trong công ty, bất kỳ là họ ở vị trí nào trong doanh nghiệp. Một công ty có sự gắn kết nhân viên chặt chẽ sẽ thúc đẩy văn hóa công ty phát triển hiệu quả. Họ có sự gắn bó nhất định với tổ chức và hiểu được vai trò quan trọng của mình. từ đó giúp lãnh đạo đào tạo và tư vấn thêm cho những người xung quanh. Đây chính là cách xây dựng cũng như lan tỏa văn hóa doanh nghiệp mà nhiều công ty áp dụng. Một công ty có văn hóa tốt sẽ tạo được sự ấn tượng với khách hàng, truyền thông, đồng thời tạo được niềm tin của mình trên thị trường, thương trường. 

17 cách thức gắn kết nhân viên

Mời nhân viên tham gia quá trình lên kế hoạch kinh doanh

Sau mỗi quý hoặc 6 tháng, hãy trình bày những vấn đề quan trọng nhất mà công ty cần hướng giải quyết, sau đó mời nhân viên tham gia lên kế hoạch, đánh giá cơ hội và các ý tưởng cho chiến lược kinh doanh. Ưu tiên đẩy mạnh sự minh bạch và để cho nhân viên hiểu rõ chiến lược điều hành công ty, bạn sẽ nhận lại sự trung thành và tạo ra các nhà lãnh đạo tiềm năng cho tương lai.

Xây dựng chương trình “cố vấn đồng hành”

Một trong những bí quyết thành công của chương trình đào tạo và phát triển nhân viên là phân công nhân viên dày dặn kinh nghiệm làm cố vấn và định hướng cho nhân viên mới trong công việc. Người cố vấn sẽ trả lời những câu hỏi quan trọng mà nhân viên mới thường ngần ngại hỏi cấp trên của mình, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức trong công việc. Tạo dựng mối quan hệ với những người giàu kinh nghiệm sẽ giúp nhân viên mới nhanh chóng thích nghi, phát triển với đội của mình và học hỏi được nhiều kỹ năng.

Cho nhân viên thấy sự hiện diện của thành công và tạo sự hào hứng với cơ hội sắp tới

Không có thông tin nào giúp tạo lòng tin bằng cách công khai bản báo cáo tài chính. Hãy thuyết trình ngắn gọn về báo cáo tài chính của công ty vào mỗi quý hoặc cuối năm để nhân viên thấy được sự nỗ lực của các phòng ban và để mọi người cùng bàn bạc về mục tiêu của các tháng tiếp theo. Hoạt động này liên kết với hoạt động số 1 nêu trên. Truyền đạt cụ thể những cơ hội sắp tới giúp nhân viên hào hứng, tin tưởng vào tương lai, cố gắng hết mình và nói không với lời mời làm việc từ đối thủ cạnh tranh.

Khuyến khích và cung cấp cơ hội học tập

Thiếu cơ hội học tập và phát triển là một trong ba nguyên nhân hàng đầu khiến việc quản lý nhân viên trở nên thất bại. Thành lập trung tâm đào tạo trong công ty giúp nhân viên trau dồi và phát triển thêm kiến thức và kỹ năng. Hãy làm khảo sát nội bộ để xây dựng chương trình học và lịch học hợp lý. Ngoài ra, cần xây dựng chương trình đào tạo cho cấp quản lý, hướng dẫn họ cách quan tâm, đào tạo và gắn kết nhân viên, giúp họ hiểu được chiến lược, tầm nhìn công ty. Tổ chức lễ tốt nghiệp với áo trạng và hoa để khuyến khích mọi người hơn. Ngoài ra, thành lập câu lạc bộ sách để mọi người có cơ hội thảo luận và chia sẻ ý tưởng.

Olympics nơi công sở

Tổ chức giải Olympics là cách nâng cao ý thức về lợi ích của cách sống lành mạnh tạo môi trường cho mọi người gắn bó với nhau hơn, đặc biệt những người cùng sở thích. Giải thưởng và những tấm hình “độc – lạ” là điều phải có.

Tổ chức buổi định hướng thú vị cho nhân viên mới

Thay đổi những buổi định hướng nhàm chán thành những trò chơi thú vị như làm quen với hệ thống và quy trình cho nhân viên mới là một ý kiến giúp bạn thực hiện mục tiêu gắn kết hiệu quả.

Phát hành tạp chí nội bộ

Phát hành tạp chí nội bộ với những tin tức và những câu chuyện nổi bật. Không ai lại không thích được lên bìa báo với tư cách là “Nhân viên của tháng”. Đó có thể là tạp chí trực tuyến hàng tháng và tạp chí in hàng quý.

Hoạt động xã hội

Hãy tổ chức các hoạt động xã hội – từ thiện vì cộng đồng, điều này sẽ nuôi dưỡng tinh thần tích cực, lòng tự hào cũng như sự trung thành ở nhân viên. Mọi người cùng nghĩ ra mục đích và lựa chọn đối tượng cần hỗ trợ. Nhân viên có thể đóng góp thời gian, công sức, tiền bạc, tuy nhiên dành thời gian tham gia thường được đánh giá cao hơn là quyên góp tiền.

Những ngày chủ đề trong công ty

Tổ chức các ngày theo chủ đề để mọi người thư giãn và tạo ra bầu không khí hài hước nơi công sở. Chủ đề có thể liên quan đến trang phục, như ngày pyjama, thời trang biển, hoặc chủ đề “Hãy là chính bạn” khuyến khích mọi người thể hiện phong cách cá nhân qua trang phục ưa thích.

Chụp hình tập thể

Treo những tấm hình chụp tập thể, hài hước, ở các sự kiện hay hình chụp ngẫu nhiên của cả đội lên tường hoặc đóng khung ở vài vị trí trong công ty – đó là một yếu tố văn hóa giúp hình thành mối quan hệ trong công sở và gắn kết nhân viên.

Nhắc nhở mọi người về giá trị và sứ mệnh công ty

Thỉnh thoảng, hãy nhấn mạnh giá trị và sứ mệnh của công ty để khơi gợi sự tự hào và lý do vì sao họ muốn làm việc ở đây.

Ghi nhận và khuyến khích sự đột phá

Hãy tìm hiểu ai là người đưa ra ý tưởng ban đầu cho những dự án mọi người đã cùng thực hiện và có những tiến bộ đáng khích lệ. Ghi nhận và khen ngợi người có ý tưởng trước tập thể sẽ giúp thúc đẩy tinh thần làm việc.

Ăn mừng kết quả tốt

Kết quả thành công dù lớn hay nhỏ vẫn là minh chứng rõ ràng cho sự cống hiến của nhân viên. Không ai trải qua những nhiệm vụ, dự án kéo dài hàng tháng hoặc vài năm mà không tổn hao sức lực. Hãy lấp đầy năng lượng bằng lời khen ngợi và bữa tiệc nhỏ ăn mừng công lao của họ. Đó cũng là cách hiệu quả để gắn kết mọi người với nhau.

Chúc mừng nhân viên

Sinh nhật, thăng chức, nghỉ hưu, chào đón nhân viên mới… là những dịp quan trọng để họp mặt mọi người, tạo dựng văn hóa công ty và nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên.

Gửi và nhận phản hồi

Phản hồi cần dựa trên những tiêu chí đánh giá rõ ràng và diễn ra thường xuyên, nhằm giúp việc quản lý nhân viên trở nên thông suốt hơn, từ đó có những thay đổi tích cực ở nhân viên.

Xây dựng sự gắn kết lâu dài

Chiến lược gắn kết nhân viên cần phát triển với mục tiêu rõ ràng và lên kế hoạch hành động cụ thể trong vòng hơn một năm, thường xuyên đánh giá hiệu quả và điều chỉnh cho phù hợp.

Thử – thử nữa – thử mãi

Có thể ý tưởng nào đó sẽ phát huy tác dụng với công ty này nhưng lại không phù hợp với công ty khác. Điều quan trọng là bạn cần phải thử và thử nữa, thử mãi, cho đến khi bạn tìm ra được chiến lược phù hợp giúp gắn kết nhân viên với công ty mình.

Để có thể nâng cao cũng như tạo được sự gắn kết nhân viên thì doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược dài hơn chứ không đơn giản chỉ là chế độ hay tăng lương. Doanh nghiệp cần tạo được môi trường làm việc lành mạnh, công bằng có giá trị và niềm tin. Đây chính là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. 

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: tuyển dụng Thaco, Công ty Nhựa Duy Tân tuyển dụng, Công ty May An Phước tuyển dụng, Công ty Taekwang Cần Thơ tuyển dụng, Kymdan tuyển dụng, Công ty Giày da Thanh Hóa tuyển dụng, Công ty Vision tuyển dụng, và Paiho tuyển dụng.

Xem thêm: “Tất tần tật” về định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền DCF

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
qa qc là gì

QA QC là gì? Mô tả công việc và sự khác nhau giữa QA, QC

Cả QA và QC đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng. Vậy QA QC là...

996 là gì

Giải đáp 996 là gì? Ưu nhược điểm của văn hoá làm việc này là gì? 

Mỗi quốc gia sẽ có những văn hóa và phong cách làm việc khác nhau. 996 được biết đến là cách gọi chỉ văn hóa...

po là gì

PO là gì? Quy trình sử dụng và cách để quản lý PO hiệu quả

PO được biết đến là một khái niệm có liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ quá trình mua bán hàng...

seeding là gì

Seeding là gì? Cách seeding hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp

Bạn đã bao giờ nghe về "seeding" và muốn tìm hiểu về khái niệm này là gì? Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay,...

Bài Viết Liên Quan
qa qc là gì

QA QC là gì? Mô tả công việc và sự khác nhau giữa QA, QC

Cả QA và QC đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm...

996 là gì

Giải đáp 996 là gì? Ưu nhược điểm của văn hoá làm việc này là gì? 

Mỗi quốc gia sẽ có những văn hóa và phong cách làm việc khác nhau....

po là gì

PO là gì? Quy trình sử dụng và cách để quản lý PO hiệu quả

PO được biết đến là một khái niệm có liên quan đến các hoạt động...

seeding là gì

Seeding là gì? Cách seeding hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp

Bạn đã bao giờ nghe về "seeding" và muốn tìm hiểu về khái niệm này...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers