adsads
ganh tị trong công việc
Lượt Xem 307

Tài năng là một “gia tài” riêng của mỗi người, thế nhưng đôi khi gia tài ấy lại là lý do khiến bạn bị ganh ghét, đố kỵ thậm chí là cô lập ở trong một môi trường cạnh tranh không công bằng. Dần dần bạn nhận ra tài năng của mình, sự cống hiến của mình không được công nhận và ngày càng bị thui chột tại chính nơi mình làm việc, mà đáng nhẽ ra tài năng là thứ giúp bạn phát triển, thăng tiến và phục vụ lợi ích chung của công ty. Trong trường hợp này, HR Insider sẽ mách bạn những nước đi khôn ngoan để xử lý êm đẹp tình trạng ganh tị trong công việc.

1. Sức tàn phá của lòng đố kỵ và ganh tị trong công việc

Thuật ngữ đố kỵ chỉ cảm xúc tiêu cực bằng cách luôn tìm cách bài trừ đi sự phấn đấu và thành quả của người khác. Khi sự đố kỵ lên ngôi cũng là lúc con người rơi vào nỗi bất hạnh nhanh nhất. Vì người đố kỵ trong lòng luôn tràn đầy ganh ghét và đau khổ. 

Chúng ta dễ dàng nhận biết kiểu người này thông qua ánh mắt hoặc hành động của họ. Khi ai đó nổi trội về mặt nào, họ sẽ cố tìm cách soi mói và phủi sạch sự cố gắng của người khác. Sự chống chế càng quyết liệu bao nhiêu chứng tỏ trong lòng họ khó chịu bấy nhiêu. Những người này thường sống đau khổ về mặt tâm lý vì cứ mãi chìm đắm trong nỗi sợ ai đó vượt mặt mình.

Trong cuộc sống, những người này thường ít có bạn bè hoặc các mối quan hệ tâm giao. Vì sự đố kỵ là hàng rào ngăn cản họ mở lòng với người khác. Trên hết, chẳng ai thích kết bạn với người luôn cố hạ thấp và không công nhận thành tựu của người khác. 

Đối với môi trường làm việc, người đố kỵ luôn mang lại năng lượng tiêu cực và cố hạ bệ người khác. Nếu bạn ưu tú vượt trội sẽ trở thành cái gai trong mắt họ. Trong khi, sếp luôn cố thúc đẩy mọi người phát triển mục tiêu chung, cá nhân họ lại muốn đánh lẻ giành chiến công riêng. Hướng phát triển của họ đi ngược với lí tưởng của tập thể. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả chung. 

Nếu “chẳng may” bạn đạt được thành tích tốt, mục tiêu gây hấn của họ sẽ chính là bạn. Họ có thể gây cản trở bằng cách lập “bè phái” nói xấu, cô lập bạn. Nhiều người cố chống trả quyết liệt đến cùng, cũng lắm trường hợp vì mệt mỏi buộc phải “rời đi”. Dù cách xử lý như thế nào, cuối cùng người thiệt hại vẫn là bạn và công ty.

Trên thực tế, kiểu người này tồn tại hầu hết ở các doanh nghiệp. Người thể hiện sự ganh tị một cách rõ rệt. Kẻ sắm vai người tốt tiếp cận và chờ đợi cơ hội “xử đẹp” bạn. Nếu vấn đề này không được giải quyết, nhiều nhân tài sẽ sẵn sàng dứt áo ra đi.

2. Giải pháp đối phó với đồng nghiệp hay đố kỵ

2.1 Chiêu dụ đồng nghiệp

Nhìn vào thực tế, lòng ganh tị trong công việc xuất phát từ sự đố kỵ của mỗi cá nhân. Chúng ta không thể trực tiếp đối kháng, nhưng hoàn toàn có thể giảm bớt chúng. Khi mỗi ngày, chúng ta dành hầu hết thời gian nơi làm việc. Bạn không thể cứ sống trong môi trường đầy công kích và đố kỵ. Khi áp lực công việc đã trĩu nặng trên vai, sự thù ghét của đồng nghiệp sẽ biến bầu không khí trở nên nặng nề hơn. 

Vì lẽ đó, bạn cần có kế hoạch “chiêu dụ” đồng nghiệp trước khi quá muộn. Bạn có thể thử bắt chuyện xã giao, tham gia buổi la cà ngoài giờ làm,… những hành động nhỏ giúp kéo gần khoảng cách với nhau. Tuyệt đối, đừng quá thể hiện bản thân một cách thái quá. Sự phô trương bản thân quá đà chỉ khiến bạn chuốc thêm nhiều phiền phức.

2.2 Khẳng định thương hiệu cá nhân

Những người ganh tỵ thường cố tìm lý do để đánh giá thấp năng lực của người khác. Bạn không nên đôi co, hãy chứng minh thực lực mới chính là câu trả lời tốt nhất. Nếu bạn luôn chăm chỉ làm việc và đạt được thành tích tốt, họ tự khắc sẽ hiểu. Nếu họ vẫn cố lờ đi nổ lực từ bạn, đừng cố thể hiện làm gì. Bởi suy cho cùng, sếp mới là người đánh giá năng lực của bạn. Ở trường hợp này, bạn chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình, hãy để thời gian trả lời tất cả. 

2.3 Nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực

Tôi có thể cảm nhận được sự mệt mỏi khi phải đối mặt với những đồng nghiệp đố kỵ. Nếu không thể làm gì khác, bạn hãy cố gắng lờ đi sự dè bỉu từ họ. Luôn giữ tâm trí thoải mái và lạc quan khi nhìn nhận mọi việc sẽ giúp cuộc sống bạn trở nên bớt áp lực hơn. Hãy làm những gì mình muốn làm, vì suy cho cùng; những đồng nghiệp đó chỉ là cái bóng đi ngang đời bạn. 

Hơn thế nữa, sự đố kỵ từ chính đồng nghiệp giúp chúng ta rèn luyện sự nhẫn nại, vươn mình vượt khó hơn. Sau cơn mưa trời lại sáng! Cuộc sống vốn dĩ lắm gian nan, đừng để những chuyện không đáng lưu lại trong tâm trí bạn. 

2.4 Tranh thủ sự giúp đỡ

Bạn không hề bị bắt buộc phải một mình đương đầu với mọi khó khăn. Nếu những ganh tị trong công việc khiến bạn không thoải mái, và ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc thì hãy trình bày với sếp nhưng hãy nhớ đừng chỉ trích mà đơn thuần chỉ là trình bày một vấn đề. Một người sếp giỏi, chắc chắn họ sẽ nhìn nhận ra vấn đề và biết phải làm gì để “điều hòa” lại mối quan hệ trong bộ phận của mình.

2.5 Không tham gia vào cuộc đàm tiếu

Người thường đố kỵ luôn đàm tiếu về những người mà họ không thích, những người giỏi hơn họ hoặc những người mà họ cho là gây nguy hiểm đối với họ. Vì thế, bạn có thể lắng nghe nhưng không nên tham gia vào những cuộc trò chuyện kiểu này. Nếu muốn góp lời thì chỉ nói những câu mang tính xây dựng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng trong cách nói, cách dùng từ, nếu không sẽ bị đồng nghiệp cho rằng bạn đang “dạy đời” họ. 

2.6 Tự bảo vệ mình bằng cách luôn khiêm tốn

Trên phim ảnh và những câu chuyện đời thường, khi đố kỵ và ganh tị trong công việc, đồng nghiệp không chỉ nói xấu mà còn sẵn sàng làm các điều xấu để phá hoại sự nghiệp của đối phương. Điều này có thể xảy ra với bạn, vì thế việc đề phòng và bảo vệ chính mình để không có sơ hở cho họ lợi dụng là không bao giờ thừa.

Luôn khiêm tốn là cách bảo vệ bản thân tốt nhất trong chốn công sở. Dù bạn làm giỏi đến đâu cũng không nên khoe khoang với mọi người khi được tăng lương, sếp khen vì hoàn thành công việc tốt. Bởi khi làm điều này có thể khiến họ ganh ghét, đố kỵ, là mục tiêu để họ hạ gục bạn. Bên cạnh đó, khi khiêm tốn còn khiến đồng nghiệp nể phục và tôn trọng bạn. Vì thế, hãy học cách khiêm tốn trong lời nói và hành động chốn công sở bạn nhé!

2.7 Làm việc chăm chỉ

Để tiêu diệt sự đố kỵ và ganh tị trong công việc, bạn hãy cố gắng làm việc chăm chỉ. Khi hoàn thành tốt công việc được giao bạn không chỉ được sếp trọng dụng mà còn có thể “đạp tan” mối nghi ngờ của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, thay vì để ý đến sự ganh tỵ, đố kỵ của người khác, bạn nên học cách trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng mềm để nâng cao trình độ của bản thân. Đây là cách tốt nhất để sếp và đồng nghiệp đánh giá khách quan về năng lực của bạn.

2.8. Thẳng thắn và giải quyết vấn đề

Khi cảm thấy mệt mỏi và phiền phức với tình trạng đố kỵ và ganh tị trong công việc, bạn hãy tìm cách chấm dứt tình trạng này bằng cách ngồi lại và trao đổi với đồng nghiệp một cách thẳng thắn và lịch sự để tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

Nếu nguyên nhân từ bản thân thì bạn hãy đưa ra lời xin lỗi. Còn tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như: thăng chức, tăng lương, nhận thưởng,… thì bạn cần giải thích với họ đó là thành quả xứng đáng cho những cố gắng, vất vả đã bỏ ra. Đồng thời khuyến khích họ làm việc chăm chỉ và chính bản thân bạn cũng cần khiêm tốn với những thành tích đã đạt được.

Thực tế, sự đố kỵ và ganh tị trong công việc như cái bẫy không lối thoát. Bạn không thể bắt người khác yêu mình, vì thế hãy học cách chấp nhận nó. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp những “trái tim khốn khổ” bị ganh ghét tìm được lối thoát cho chính mình. 

Xem thêm: Có nên nhảy việc không? Thời điểm nào thích hợp để nhảy việc?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới,...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến...

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà...

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh...

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers