adsads
chiến lược marketing thương hiệu
Lượt Xem 772

Để tăng doanh số bán sản phẩm, dịch vụ, các chiến lược marketing, quảng cáo thôi là chưa đủ, doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh thương hiệu để giữ chân được tập khách hàng của mình. Vì thế, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã mạnh dạn đầu tư hơn cho việc xây dựng chiến lược marketing thương hiệu của mình, đây được xem là xu thế phát triển của ngành quản trị thương hiệu trong thời đại mới. Vậy Marketing thương hiệu là gì? Làm thế nào để triển khai hiệu quả? Xem ngay 6 Bước xây dựng chiến lược marketing thương hiệu dành cho doanh nghiệp ngay sau đây. 

Định nghĩa Marketing thương hiệu

Theo Ali Berg “Marketing thương hiệu là cách truyền thông, quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua việc quảng bá thương hiệu.” 

Còn theo Colin Finkle thì “Marketing thương hiệu là một phương pháp Marketing để truyền thông, bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách gia tăng giá trị tài sản thương hiệu.” 

Từ đó chúng ta có thể hiểu Marketing thương hiệu một cách đơn giản chính là hoạt động truyền thông nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của toàn doanh nghiệp.

Vai trò của marketing thương hiệu

Ngày nay, thực hiện các chiến lược marketing thương hiệu là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp đưa thương hiệu đến với khách hàng nhanh chóng hơn thông qua các chiến lược marketing quản trị thương hiệu. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, quản trị thương hiệu được ví như những bậc thang nền móng đầu tiên để làm hoạt động Marketing cho doanh nghiệp. chiến lược marketing thương hiệu

Một số vai trò của quản trị thương hiệu có thể kể đến như:

Nâng cao giá trị thương hiệu 

Thương hiệu là một trong những tài sản quý giá cho doanh nghiệp. Các hoạt động marketing thương hiệu giúp nâng cao giá trị của thương hiệu nói riêng và của doanh nghiệp nói chung.

Tạo ra khách hàng mới 

Việc quản trị thương hiệu tốt sẽ đem hình ảnh thương hiệu đến với công chúng và nhóm khách hàng mục tiêu. Nhờ đó, những người có nhu cầu sẽ tìm đến các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi hình ảnh thương đẹp hơn, người dùng thêm tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và thu hút khách hàng tiềm năng.

Tăng cường độ nhận diện thương hiệu 

Thực hiện marketing thương hiệu sẽ giúp lan tỏa đến công chúng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông. Nhờ đó, khách hàng sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với doanh nghiệp, tăng cường độ nhận diện của thương hiệu.

Xây dựng lòng tin ở khách hàng 

Khi hình ảnh thương hiệu đẹp, khách hàng sẽ tin tưởng và dễ dàng chấp nhận các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn. 

Nếu doanh nghiệp có chiến lược marketing quản trị thương hiệu mạnh cùng thương hiệu uy tín, những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ tự tin hơn khi quảng bá sản phẩm, dịch vụ đó đến người khác. Từ đó, họ sẽ trở thành một kênh truyền thông hữu hiệu

Các bước xây dựng chiến lược marketing thương hiệu

Xác định mục tiêu chiến lược

Trong bất kỳ chiến lược nào thì việc đặt ra mục tiêu luôn là công việc được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Khi đã xác định được mục tiêu cần đạt, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến thuật để triển khai các hoạt động phù hợp để có thể thực hiện các mục tiêu đó. 

Mục tiêu của doanh nghiệp cần đảm bảo phù hợp với tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp và thực tế của thị trường. 

Nhận diện người dùng 

Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong việc xây dựng và quản trị thương hiệu. Khi nhận diện tốt người dùng, chiến lược Marketing quản trị thương hiệu sẽ đạt hiệu quả, tiết kiệm chi phí ngân sách nhiều hơn.

Nhận diện người dùng còn giúp bạn xác định chính xác đối tượng mà mình hướng tới. Để làm được điều này, bạn cần biết cách phân loại phân khúc khách hàng, thấu hiểu người dùng và tìm hiểu chi tiết insight người dùng.

Xây dựng chiến lược Marketing thương hiệu

Marketing quản trị thương hiệu là làm gì? Đó là việc lên chiến lược tiếp thị thương hiệu, định vị thương hiệu, tạo danh mục thương hiệu và đặt mục tiêu cho chiến lược. Khi hoàn thành các việc này, quy trình quản trị thương hiệu của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Lên chiến lược marketing mix

Chiến lược marketing mix ở đây chính là chiến lược tổng thể, có thể là chiến lượng 4Ps hoặc 7Ps. Mục tiêu hướng đến chính là hình ảnh của thương hiệu của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, hoặc cả hai. 

Chiến lược marketing 4P sẽ bao gồm: 

  •  Sản phẩm
  • Giá
  • Phân phối
  • Xúc tiến

Chiến lược marketing 7P sẽ bao gồm: 

  • Con người
  • Quá trình cung cấp dịch vụ
  • Minh chứng hữu hình

Đây là phần quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp. 

Thực hiện Marketing thương hiệu 

Sau khi hoạch định chiến lược xong, bạn thực hiện triển khai chiến dịch tiếp thị thương hiệu của mình dựa trên 3 hoạt động chính, bao gồm: phát triển sản phẩm, tiến hành quảng cáo – PR và kích hoạt thương hiệu.

Kiểm tra kết quả 

Chiến lược Marketing quản trị thương hiệu có thể đạt được kết quả như mong muốn khi nhận được sự hỗ trợ bởi nhiều bộ phận khác nhau như Sales và Trade Marketing. Vì thế, sau khi kết thúc chiến dịch, bạn nên đầu tư một khoản chi phí nhỏ để kiểm tra kết quả đạt được. Qua đó đánh giá được chính xác mức độ hiệu quả của chiến dịch, đồng thời nhìn nhận những thiếu sót để rút ra bài học cho các chiến dịch sau.

chiến lược marketing thương hiệu

Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing thương hiệu 

Khi xây dựng chiến lược marketing thương hiệu cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

  • Thương hiệu và marketing thương hiệu là khác nhau: Thương hiệu của công ty là tính cách của nó, còn marketing thương hiệu chính là cách để công ty chia sẻ tính cách đó của mình đến với khách hàng. 
  • Dành thời gian cho việc nghiên cứu, đo lường: Việc nghiên cứu kỹ càng các thương hiệu đối thủ sẽ giúp thương hiệu phát hiện ra điểm nổi bật và khác biệt của mình. Nếu doanh nghiệp không phân bố marketing phù hợp sẽ rất khó để thương hiệu có thể vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu đề ra. Việc dành thời gian để nghiên cứu và đo lường sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định được chiến lược và tạo sự thành công cho thương hiệu. 
  • Hiển thị các thuộc tính của thương hiệu: Doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu của mình là uy tín thì hãy chứng minh điều đó bằng sản phẩm và dịch vụ của mình để khách hàng có thể cảm nhận và đánh giá điều đó.

Xây dựng chiến lược marketing thương hiệu cho doanh nghiệp cần được thực hiện theo 6 bước cơ bản. Đầu tiên, bạn phải đảm bảo quản lý cash flow để có đủ nguồn lực tài chính thực hiện các chiến dịch. Thứ hai, sử dụng infographic là gì giúp minh họa và truyền tải thông điệp thương hiệu một cách dễ hiểu.

Bước tiếp theo là xác định đối tác sản xuất, nắm rõ về MFG là gìOEM là gì để tối ưu hóa sản phẩm. Sau đó, tối ưu hóa các chỉ số quan trọng như PA là gìpage là gì giúp tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng số. Đồng thời, việc quản lý quan hệ khách hàng qua RM là gì là yếu tố không thể thiếu. Cuối cùng, đảm bảo thanh khoản là gì để giữ vững hoạt động và duy trì tinh thần đội ngũ bằng các biện pháp therapy là gì giúp giảm áp lực công việc.

Những xu hướng marketing thương hiệu đang thịnh hành 

Việc chuyển đổi từ marketing sang marketing thương hiệu ngày càng phát triển và dần phổ biến. Giống như giá trị của thương hiệu ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Và khi cảm xúc của khách hàng và thương hiệu được kết nối với nhau thì khách hàng sẽ dễ dàng dùng thử sản phẩm mới của doanh nghiệp. 

Khi họ thấy được thương hiệu có mục đích rõ ràng thì họ có thể giới thiệu sản phẩm tới bạn bè và gia đình. Dưới đây là 4 xu hướng quan trọng trong marketing thương hiệu:

  • Sử dụng quảng cáo: Sử dụng quảng cáo chính là cách để tiếp cận cực hiệu quả đến công chúng. Đồng thời dễ dàng tối ưu phạm vi tiếp cận, chuyển đổi cũng như đo lường và tối ưu chiến dịch thương hiệu theo thời gian thực. 
  • Kết hợp video Marketing: Video rất hiệu quả cho việc gia tăng nhận diện thương hiệu, đồng thời truyền tải và củng cố thông điệp đến với khách hàng trung thành của doanh nghiệp. 
  • Tiếp cận đa kênh: Marketing thương hiệu chính là việc tiếp cận qua nhiều kênh khác nhau như: digital, social media, blog, email, v.v sẽ giúp tối ưu performance,… 
  • Hỗ trợ quảng cáo thương hiệu với content Marketing: Thực hiện việc kết hợp với content Marketing giúp doanh nghiệp củng cố câu chuyện thương hiệu của mình, đảm bảo khách hàng không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào từ doanh nghiệp. 

Chiến lược Marketing thương hiệu có thể đạt được kết quả như mong muốn khi nhận được sự hỗ trợ bởi nhiều bộ phận khác nhau như Sales và Trade Marketing. Vì thế, sau khi kết thúc chiến dịch, bạn nên đầu tư một khoản chi phí nhỏ để kiểm tra kết quả đạt được. Qua đó đánh giá được chính xác mức độ hiệu quả của chiến dịch, đồng thời nhìn nhận những thiếu sót để rút ra bài học cho các chiến dịch sau.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Trung Nguyên tuyển dụng, DH Foods tuyển dụng, Traphaco tuyển dụng, Vinasoy tuyển dụng, tuyển dụng Yody, tuyển dụng KFCtuyển dụng Lotteria.

Xem thêm: Marketing In – house, chuyện chưa kể của người làm Marketing

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers