Quản lý nhân sự được xem là bộ phận nòng cốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi nhân sự tốt thì mới góp phần xây dựng doanh nghiệp thành công, đặc biệt trong thời đại công nghệ số như ngày nay. Do đó, các nhà quản trị cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản lý nhân sự để đảm bảo môi trường làm việc phát triển toàn diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu về kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả trong bài viết này nhé!
Những kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua
1. Kỹ năng quản lý nhân sự là gì?
Kỹ năng nhân sự là những kỹ năng liên quan đến việc quản lý và dẫn dắt các thành viên trong nhóm hay cả doanh nghiệp. Kỹ năng nhân sự bao gồm các hoạt động tuyển dụng, tổ chức, phân công, theo dõi, đánh giá, thưởng – phạt, chế độ đãi ngộ và xây dựng mối quan hệ,… với đội ngũ nhân sự trong công việc.
Kỹ năng quản lý nhân sự là những kỹ năng liên quan đến việc quản lý và dẫn dắt các thành viên
Nếu nhà quản trị không có kỹ năng quản lý nhân sự sẽ khiến nhân viên cấp dưới chán nản, mất động lực làm việc, làm việc không đạt kết quả… gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp.
2. Vai trò của kỹ năng quản lý nhân sự
Để quản lý và phân phối công việc cho những nhân sự trong doanh nghiệp sẽ cần đến những người quản lý (được gọi tắt là HRM). Ở vị trí này, họ sẽ tham gia vào các hoạt động tuyển dụng, lên kế hoạch triển khai các chính sách phù hợp để duy trì nguồn nhân lực cho công ty. Là người có đủ kỹ năng và kiến thức để nhận biết được năng lực của từng nhân viên và phân phối nguồn lực phù hợp cho cả tổ chức.
Vai trò của kỹ năng quản lý nhân sự mà bạn nên biết
Nhiệm vụ chính của bộ phận quản lý nhân sự (quản trị con người) chính là phụ trách các công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Tùy vào quy mô của tổ chức mà cấu trúc nhân sự có thể được phân thành các phòng ban khác nhau. Các hoạt động giao lưu, kết nối con người trong tổ chức đều được họ đảm nhiệm nhằm tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh cho công ty.
Có thể nói, vai trò của quản lý nhân sự không chỉ là gắn kết các nhân sự trong công ty, mà còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Một người quản lý giỏi, họ sẽ nhận ra được những viên nào phù hợp với doanh nghiệp bằng chính con mắt nhìn người của họ. Vì thế, kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự là điều mà mỗi nhà quản lý trong doanh nghiệp cần trau dồi mỗi ngày.
3. Những kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả hiện nay
- Kỹ năng giao tiếp
Việc giao tiếp và truyền đạt thông tin một cách chính xác với nhân viên cấp dưới là điều vô cùng quan trọng. Nhà quản trị cần biết điều chỉnh tông giọng, cách nhấn nhá, ngắt nghỉ khi nói. Đồng thời sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt với hoàn cảnh, giúp thuyết phục người nghe và tạo nên cái “uy” cho bản thân.
Ngoài ra, nhà quản trị cũng cần thường xuyên trò chuyện, lắng nghe tâm tư của nhân viên để kịp thời nắm bắt tình hình, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và sếp.
- Kỹ năng tổ chức
Nhà quản trị là người chịu trách nhiệm đối với cuộc sống và sự nghiệp của nhân sự trong doanh nghiệp. Vì thế, bạn cần biết cách tổ chức công việc một cách có hệ thống, quản lý tốt thời gian và xử lý nhanh các tình huống phát sinh.
Khi một nhân sự gặp khăn hoặc thắc mắc, nhà quản trị có thể không trả lời ngay được, nhưng có kỹ năng tổ chức tốt sẽ giúp bạn biết ở đâu để tìm thông tin.
- Kỹ năng tuyển dụng nhân sự
Nhà quản trị là người chịu trách nhiệm tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài cho doanh nghiệp. Vì thế, bên cạnh chuẩn chỉnh các quy trình thì kỹ năng tuyển dụng nhân sự cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp.
Để làm tốt vai trò chuyên viên tuyển dụng cho doanh nghiệp, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng như: giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, cần lắng, tổ chức, làm việc nhóm, đàm phán, sáng tạo, tự tin, tỉ mỉ, cầu toàn và marketing.
- Hiểu biết về công nghệ
Thời đại 4.0, việc biết cách sử dụng các phần mềm lập kế hoạch trực quan, bảng tính kỹ thuật số hay các cơ sở dữ liệu trực tuyến đã trở thành một trong những kỹ năng quản lý nhân sự quan trọng của người làm quản trị. Một nhà quản trị am hiểu về công nghệ sẽ mang đến cho doanh nghiệp những đóng góp chiến lược thông qua các bài thuyết trình, cập nhật blog doanh nghiệp, theo dõi và phân tích nơi làm việc.
Việc áp dụng công nghệ còn giúp các nhà quản lý nhân sự tiết kiệm được thời gian làm việc và quản lý công việc một cách hiệu quả hơn.
- Kỹ năng đa nhiệm
Khối lượng công việc của nhà quản trị không giới hạn với rất nhiều công việc “không tên” cần bao quát hết tất cả các mảng. Do đó làm việc đa nhiệm (multi-task) là kỹ năng quan trọng để nhà quản trị có thể quản lý công việc và quản lý nhân sự một cách hiệu quả. Khối lượng công việc của nhà quản trị không giới hạn với rất nhiều công việc “không tên” cần bao quát hết tất cả các mảng. Do đó làm việc đa nhiệm (multi-task) là kỹ năng quan trọng để nhà quản trị có thể quản lý công việc và quản lý nhân sự một cách hiệu quả.
- Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng vô cùng cần viết của một người quản trị nhân sự. Đây là kỹ năng giúp người quản lý biết cách lên kế hoạch, đưa ra những giải pháp, mục tiêu rõ ràng và sắp xếp công việc phù hợp với từng thành viên trong công ty.
Bên cạnh đó, một người quản lý nhân sự tốt sẽ luôn biết cách đem lại một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên của mình.
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng vô cùng cần viết của một người quản trị nhân sự.
- Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe và thấu hiểu nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự rất khó thực hiện. Đặc biệt, đối với nhà quản lý, việc lắng nghe và đồng cảm với nhân viên là một kỹ năng cần mất nhiều thời gian để rèn luyện và học hỏi.
Một người quản lý sẽ thành công khi họ có thể lắng nghe nhân viên của mình và biết các tạo dựng một mối quan hệ mật thiết với nhân viên. Việc lắng nghe có thể giúp người lãnh đạo biết được các thông tin cũng như thấu hiểu nguyện vọng và tâm tư của người lao động. Hơn hết, việc này còn giúp hoá giải các vấn đề phát sinh một cách kịp thời.
Nếu kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu tốt, người quản lý sẽ xây dựng được một đội nhóm vững mạnh và gắn kết.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc, không thể thoát khỏi những tình huống hoặc mâu thuẫn phát sinh giữa công ty và nhân sự.
Do đó, người quản lý cần phát triển cho bản thân khả năng nhận biết và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách kịp thời và hiệu quả. Điều này không chỉ đánh giá năng lực, trình độ của người lãnh đạo, mà còn giúp cải thiện mối quan hệ giữa nhân sự và công ty.
- Kỹ năng đọc vị tâm lý
Một trong những kỹ năng quản lý nhân sự không kém phần quan trọng đó là kỹ năng đọc vị tâm lý người khác. Ứng dụng của kỹ năng này như sau, trong trường hợp phỏng vấn ứng viên, bạn có thể biết được những gì ứng viên trình bày là trung thực hay không. Dựa vào kỹ năng đọc vị tâm lý, bạn cũng có thể biết được liệu ứng viên có phù hợp với vị trí công việc mà công ty tuyển dụng hay không. Điều này giúp bạn tránh được việc tuyển dụng sai người.
Ngoài ra, kỹ năng đọc vị tâm lý còn giúp người quản lý dung hòa giữa doanh nghiệp và người lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai.
- Kỹ năng thay đổi linh hoạt
Đây là loại kỹ năng giúp nhà quản lý nhân sự giải quyết được các vấn đề bất ngờ phát sinh trong quá trình làm việc. Ngoài ra, nhờ vào kỹ năng này bạn có thể trấn an nhân viên trước những biến cố và đảm bảo quyền lợi cho họ.
Đây là một kỹ năng không thể thiếu với bất kỳ quản trị nhân sự nào. Ngoài ra, kỹ năng thay đổi linh hoạt còn giúp người lãnh đạo khẳng định vị trí và sức ảnh hưởng của mình trong công ty.
- Kỹ năng quản lý xung đột
Trong một công ty với rất nhiều người lao động, mâu thuẫn hay xung đột là điều khó có thể tránh khỏi. Vì thế, ở cương vị là một người quản trị nhân sự, bạn cần có kỹ năng quản lý xung đột để giải quyết những vấn đề gây mất đoàn kết nội bộ và mang lại sự hài lòng cho nhân viên.
Hãy bình tĩnh giải quyết và đưa ra các phương án phù hợp trong từng tình huống cụ thể. Điều này đòi hỏi người quản lý có sự kiên nhẫn và biết cách lắng nghe từ cả hai và có khả năng nhìn nhận vấn đề.
- Kỹ năng ra quyết định
Là một giám đốc nhân sự, bạn phải biết cách đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và phù hợp thể hiện tầm nhìn của một nhà lãnh đạo và giúp công ty cũng như nhân viên đều nhận được lợi ích.
Lời khuyên cho những nhà quản lý còn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định đó là: Hãy tự tin vào bản thân. Ngoài ra, đây chính là thời điểm tốt nhất để bạn học hỏi và trau dồi thêm kiến thức. Vì thế, kiến thức chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn đưa ra những quyết định có căn cứ và đúng đắn hơn.
- Kỹ năng chịu được áp lực
Chịu áp lực cũng là một loại kỹ năng mà quản lý nhân sự cần có. Bởi bộ phận quản lý nhân sự là cầu nối giữa tất cả các bộ phận trong một tổ chức.
Mỗi ngày người quản lý nhân sự phải đối mặt với rất nhiều công việc khác nhau, giải quyết tất cả các vấn đề cùng một lúc. Nếu bỏ qua kỹ năng này, bạn sẽ dễ căng thẳng khi áp lực từ công việc ngày một tăng.
- Kỹ năng đào tạo
Đào tạo là một trong những kỹ năng quản lý nhân sự quan trọng bạn cần trang bị. Đào tạo nhân sự giúp duy trì chất lượng và phát triển nhân tài cho công ty.
Việc tận dụng công nghệ trong chương trình đào tạo nhân sự rất cần thiết đối với người quản lý nhân sự. Bạn cần xây dựng nội dung và quy trình đào tạo bài bản. Những nội dung cũng cần phải phù hợp với từng đối tượng nhân viên để giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ
Kỹ năng sử dụng công nghệ sẽ giúp ích rất nhiều cho người quản lý nhân sự trong quá trình đào tạo, quản lý, đánh giá cũng như kết nối với nhân viên. Trong thời đại 4.0, việc nắm bắt cơ chế hoạt động và thích nghi nhanh với công nghệ sẽ giúp người quản lý nhân sự làm việc và giao tiếp với nhân viên một cách hiệu quả hơn.
- Kỹ năng thích ứng
Đây là một kỹ năng mềm mà người quản lý nhân sự cần phải rèn luyện để duy trì năng lượng làm việc hiệu quả cũng như thích nghi nhanh chóng với môi trường công việc mới.
Đối với người quản lý nhân sự, họ thường xuyên phải thay đổi cách giao tiếp với nhân sự và đồng nghiệp. Do đó, kỹ năng thích ứng là một trong những kỹ năng quản lý nhân sự quan trọng để HR có thể giao tiếp hiệu quả với nhân viên và hiểu được những yêu cầu của họ.
4. Cách giúp phát triển kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả
Để dễ dàng phát triển kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cần tập trung vào những kỹ năng thiết yếu như giao tiếp, tổ chức, khả năng thích ứng và bảo mật thông tin nhân sự.
- Đọc tài liệu tham khảo về phát triển kỹ năng: Hãy tìm hiểu kiến thức phát triển kỹ năng thông qua những nguồn tài liệu chính thống. Bạn có thể tìm những thông tin này trên website, blog, sách, youtube,…
Đọc tài liệu tham khảo về phát triển kỹ năng quản lý nhân sự
- Đầu tư vào công nghệ: Trong thời đại 4.0, bạn nên đầu tư vào công nghệ vì nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn quá trình làm việc và học tập.
- Tham dự các khoá học, bài giảng, hội thảo: Đối với kiến thức kỹ năng quản lý nhân sự, bạn có thể tham dự qua lớp học, khóa đào tạo,… để bạn mở rộng kiến thức và cải thiện năng lực quản lý trong công việc.
- Nghiên cứu về con người: Tính chất công việc của ngành quản lý nhân sự là bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người , vì thể kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn xác định hành động và phản ứng phù hợp với từng đối tượng.
- Đọc sách kỹ năng quản lý nhân sự: Bạn có thể tìm hiểu kỹ năng quản lý nhân sự thông qua những quyển sách chuyên nghiệp hoặc sách kỹ năng liên quan đến lĩnh vực này để phát triển bản thân.
Từ những thông tin trên bạn có thể thấy rằng, kỹ năng quản lý nhân sự trong hoạt động của công ty là cực kỳ quan trọng. Để có được kỹ năng này, bạn cần tốn nhiều thời gian, công sức để học hỏi và rèn luyện mỗi ngày. Do đó, hãy luôn nỗ lực tìm kiếm kiến thức, trau dồi kỹ năng để phát triển tốt hơn trong lĩnh vực quản lý nhân sự nhé!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty giày da Sóc Trăng tuyển dụng, Công ty Nhật ở Amata tuyển dụng, Nhựa Long Thành tuyển dụng, Duy Tân tuyển dụng, Quanta Nam Định tuyển dụng, Công ty sơn Jotun tuyển dụng, Unicharm tuyển dụng và Lixil tuyển dụng.
Xem thêm: 12 Kỹ năng xã hội cần thiết giúp bạn thành công trên mọi lĩnh vực
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.