adsads
supply chain la gi 1
Lượt Xem 1 K

Supply Chain là gì?

Supply Chain (Chuỗi cung ứng) là hệ thống các tổ chức, con người cùng hoạt động, thông tin liên quan đến việc di chuyển sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến người dùng.

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng liên quan mật thiết với nhau với mục đích chuyển đổi và dịch chuyển nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng giao đến tay người tiêu dùng. Trong chuỗi cung ứng, phần giá trị còn lại (phần có thể tái chế) của sản phẩm có thể tái nhập tại bất cứ điểm nào trong chuỗi cung ứng.

"<strong

Supply Chain là ngành quản lý kinh doanh liên quan đến quản lý và điều phối hoạt động từ nguồn cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng. Lĩnh vực này bao gồm những hoạt động như dự đoán nhu cầu, mua hàng, quản lý kho, sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hoá,… Mục tiêu chính của ngành Supply Chain là tối ưu hóa quy trình nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp cùng sự thỏa mãn cuối cùng của khách hàng, người dùng.

Các vị trí trong ngành Supply Chain

Phạm vi hoạt động của chuỗi cung ứng khá rộng. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ có cách vận hành, mô hình hoạt động rất khác nhau nên hình thành rất nhiều vị trí công việc với tên gọi, nhiệm vụ thực hiện của từng vị trí cũng khác nhau.

Dựa trên 1 mô hình chuỗi cung ứng là lập kế hoạch – sản xuất – tìm nhà cung cấp và phân phối, có thể ngành Supply Chain thành ba nhóm công việc với những  vị trí việc làm tương ứng cụ thể như dưới đây:

Công việc liên quan đến lập kế hoạch

Lập kế hoạch là hoạt động quan trọng thuộc chuỗi cung ứng để đảm bảo hoạt động sản xuất, vận chuyển, quản lý kho luôn diễn ra hiệu quả cũng như đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Nhóm công việc liên quan đến lập kế hoạch gồm có những vị trí sau dây:

  • Supply Chain Planner (Lập kế hoạch Chuỗi cung ứng): Phân tích hoạt động và đưa ra đề xuất giúp nâng cao hiệu quả cho chuỗi cung ứng.
  • Demand Planner (Lập kế hoạch nhu cầu thị trường): Đảm nhận công việc phân tích nhu cầu của thị trường và đưa ra dự báo lượng cầu của người dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
  • Production Planner (Lập kế hoạch sản xuất): Lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo rằng hoạt động sản xuất luôn được tiến hành theo đúng kế hoạch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Capacity Planner (Lập kế hoạch năng lực sản xuất): Phân tích và đánh giá tất cả yếu tố trong hoạt động sản xuất nhằm tối ưu hóa năng lực, nâng cao chất lượng cho đội ngũ sản xuất.
  • Logistics Resource Planner (Lập kế hoạch nguồn lực logistics): Kết nối nguồn nhân lực với bộ phận kho, giao hàng của công ty để tiến hành thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng.
  • Load Planner (Lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa): Phân bố đơn hàng hợp lý, lên kế hoạch về lộ trình vận chuyển hợp lý nhằm tối ưu thời gian lẫn chi phí.

Công việc liên quan đến hoạt động sản xuất

  • Nhân viên/Trưởng phòng sản xuất: Thực hiện công việc cơ bản trong quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói sản phẩm.
  • Kỹ thuật viên sản xuất: Có nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa thiết bị sản xuất, giúp quá trình sản xuất diễn ra thông suốt.
  • Quản lý sản xuất: Quản lý quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch sản xuất, đảm bảo tiến độ sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch.
  • Kỹ sư công nghệ chế tạo: Tham gia thiết kế, phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới.
  • Nhân viên/Trưởng phòng kiểm soát chất lượng (QA-QC): Đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi tung ra thị trường, người dùng.
  • Nhân viên vận hành máy móc: Kiểm soát trang thiết bị, máy móc luôn hoạt động hiệu quả, an toàn để nâng cao năng suất sản xuất.
  • Nhân viên/ Trưởng phòng kho vận nhà máy: Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát quá trình quản lý kho, nhập kho, xuất kho, lập kế hoạch về vận chuyển, quản lý tồn kho,…
  • Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Vị trí này tham gia vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Nhân viên/ Trưởng phòng thu mua: Điều khiển, quản lý quy trình thu mua trong doanh nghiệp.

Xem thêm >> Phân biệt quản lý chuỗi cung ứng và quản lý logistics

Công việc liên quan đến vận chuyển, phân phối

  • Quản lý đơn hàng: Xử lý đơn hàng từ khách hàng, theo dõi trạng thái của đơn hàng, đảm bảo quá trình giao hàng đúng thời gian, địa điểm.
  • Quản lý kho: Quản lý tình trạng tồn kho, xử lý sản phẩm hỏng hóc, hết hạn sử dụng và đưa ra kế hoạch sắp xếp kho hàng để đảm bảo công việc phân phối diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
  • Giao hàng: Quản lý việc giao hàng đến khách hàng đúng giờ, đúng địa điểm, hàng hóa an toàn, không bị hư hỏng.
  • Quản lý vận chuyển: Điều phối, quản lý việc vận chuyển hàng hóa đến địa điểm khác nhau, theo dõi tình trạng vận chuyển, đưa ra giải pháp cho những vấn đề, tình huống phát sinh trong quá trình vận chuyển.
  • Quản lý đối tác: Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt với đối tác phân phối, vận chuyển, cung cấp hàng hóa và đảm bảo quá trình phân phối luôn hoạt động suôn sẻ, hiệu quả.
  • Nhân sự khối văn phòng: nhân viên sales, nhân viên chứng từ, nhân viên khai báo hải quan,  nhân viên thiết kế, nhân viên logistics,…

Học ngành gì để làm Supply Chain?

Ngành học để theo đuổi công việc Supply Chain là gì? Con đường nhanh nhất để các bạn có thể theo đuổi ngành Supply Chain là theo học chuyên ngành Logistics hoặc chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng tại các trường Cao đẳng, Đại học. Khi theo học các ngành này, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để làm việc cũng như thăng tiến trong lĩnh vực Supply Chain.

"Học

Cụ thể, bạn sẽ được học kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận, quản lý hệ thống kho bãi, các điểm kết nối kho bãi, phương thức vận tải, marketing, kế toán trong vận tải đa phương thức,…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học thêm để lấy một số chứng chỉ liên quan đến ngành Supply Chain như:

  • APICS Certified in Production and Inventory Management (CPIM): Chứng chỉ quản lý sản xuất, quản lý kho hàng quốc tế phổ biến nhất.
  • Certified Supply Chain Professional (CSCP): Chứng chỉ tập trung vào tất cả khía cạnh của chuỗi cung ứng như quản lý sản xuất, lập kế hoạch, mua hàng, vận chuyển, quản lý kho.
  • Certified in Logistics, Transportation and Distribution (CLTD): Chứng chỉ tập trung vào hoạt động liên quan đến vận chuyển, phân phối hàng hóa.
  • Certified Professional in Supply Management (CPSM): Chứng chỉ tập trung vào quản lý mua hàng, nhà cung cấp.
  • Six Sigma Green Belt: Chứng chỉ tập trung vào cải tiến quy trình, tối ưu hóa hiệu suất sản xuất, vận hành trong chuỗi cung ứng.

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cơ hội việc làm trong ngành Supply Chain ngày càng mở rộng. Những công việc này có thể liên quan đến các lĩnh vực như môi giới là gì, ngoại thương là gì, và nhiều hơn nữa. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cần hiểu rõ về segment là gì, target là gì, và AOP là gì để tối ưu hóa quy trình cung ứng. Bên cạnh đó, việc nắm vững kiến thức về best seller là gìFMCG là gì cũng rất quan trọng. Trong một số trường hợp, kiến thức về kế toán ngân hàng có thể là một lợi thế. Tổng hợp các yếu tố này sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành Supply Chain.

Mức lương và cơ hội ngành Supply Chain tại Việt Nam hiện nay

Mức lương

Mức lương thu nhập ngành Supply Chain tại Việt Nam hiện nay khá hấp dẫn. Tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm mà mức lương sẽ có sự chênh lệch.

Với các vị trí cấp nhân viên, yêu cầu ít kinh nghiệm thì sẽ mức lương từ khoảng 5 – 9 triệu đồng/ tháng. Dù mức lương không quá cao, nhưng, có một ưu điểm nổi trội trong ngành, dù bạn học trái ngành thì chỉ cần lấy thêm chứng chỉ là vẫn dễ dàng kiếm được công việc thích hợp trong ngành Supply Chain.

Khi có nhiều kinh nghiệm hơn thì mức thu nhập cũng tăng lên. Tại vị trí trưởng nhóm, trưởng phòng sẽ nhận được từ 9 – 15 triệu đồng/ tháng. Các vị trí thuộc cấp quản lý trong ngành Supply Chain sẽ có mức lương từ 15 – 25triệu/ tháng.

Nhìn chung, khi làm việc trong ngành Supply Chain thì bạn sẽ nhận được mức thu nhập khả quan. Nếu có trình độ chuyên môn cao, có bằng cấp, kinh nghiệm vững vàng thì mức lương có thể lên đến “ngàn đô” mỗi tháng.

Cơ hội việc làm

Tại Việt Nam, Supply Chain không phải là ngành đã xuất hiện khá lâu. Hiện nay, trong thời buổi toàn cầu hóa thì Supply Chain thật sự có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Vai trò của Supply Chain đã được khẳng định trong việc đưa nền kinh tế nước ta hội nhập quốc tế. Hiện nay, nước ta có hàng ngàn công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Theo dự đoán, con số này tiếp tục tăng lên trong tương lai. Tất cả những điều này đã khiến Supply Chain trở thành ngành nghề có cơ hội việc làm lớn.

Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm của Supply Chain

Một lợi thế là ngành Supply Chain không đòi hỏi quá cao bằng cấp. Để theo đuổi ngành này, các bạn chỉ cần tốt nghiệp chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm vững và giỏi ngoại ngữ thì cơ hội nghề nghiệp sẽ rấy rộng mở.

Xem thêm: Logistics là gì? Công việc chi tiết và cơ hội việc làm hiện nay và vai trò của người tham chiếu là gì.

Bí kíp xin việc ngành Supply Chain

Để xin việc ngành Supply Chain thành công, bạn hãy trau dồi đầy đủ kiến thức chuyên môn, rèn luyện những kỹ năng liên quan như quản lý, giải quyết vấn đề, kỹ năng xây dựng mối quan hệ, lập kế hoạch,…

Bạn cũng cần tạo CV xin việc hoàn hảo để gửi đến nhà tuyển dụng. Tại danh mục WowCV của Vietnamworks.com, các bạn có thể tự tạo cho mình bản CV xin việc chuyên nghiệp, hoàn hảo và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng để nâng cao cơ hội trúng tuyển.

Truy cập VietnamWorks ngay hôm nay để không bỏ lỡ các vị trí việc làm ngành Supply Chain hấp dẫn nhất. VietnamWorks là một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam, luôn thuộc top các website việc làm được xếp hạng cao nhất. Đây là trang web có lưu lượng truy cập khổng lồ từ các ứng viên trên khắp cả nước. Những thông tin đăng tuyển tại danh mục việc làm của Vietnamworks.com luôn được cập nhật liên tục và độ chính xác cao, giúp ứng viên tìm việc dễ dàng lựa chọn được những công việc phù hợp, nhanh chóng.

Là một trong những website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, VietnamWorks hỗ trợ ứng viên tìm kiếm rất nhiều công việc đến từ những doanh nghiệp, công ty, tập đoàn hàng đầu. Trải nghiệm tìm việc thông qua kênh tuyển dụng VietnamWorks, chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian lẫn công sức và mang lại hiệu quả cao. Dù bạn đang tìm kiếm việc làm ngành Supply Chain hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác, đừng bỏ lỡ cơ hội việc làm hấp dẫn tại danh mục việc làm của Vietnamworks.com.

Ngoài ra, tại danh mục HR Insider của Vietnamworks.com luôn thường xuyên cập nhật các thông tin thị trường lao động, bí quyết tuyển dụng, tips đậu phỏng vấn,… dành cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Cập nhật các cơ hội việc làm mới nhất ngay dưới đây:

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: TH tuyển dụng, TokyoLife tuyển dụng, DAFC tuyển dụng, Elise tuyển dụng, Tamson tuyển dụng, Sixdo tuyển dụng, VM Style tuyển dụng, và Ivy Moda tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý tài sản hàng đầu thế giới đến từ Italia. Với...

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà...

Dự báo công việc tháng 11 của các con giáp: Ai sẽ cần cẩn thận, ai sẽ khởi sắc hanh thông?

Bạn cần cẩn trọng trong công việc hay sự nghiệp khởi sắc hanh thông vào tháng 11 này? Cùng VietnamWorks xem dự báo công việc...

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình chưa hoàn chỉnh? Hoặc đã từng thắc mắc vì sao...

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số tin tuyển dụng ghi tên nhà tuyển dụng là "VietnamWorks’...

Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý...

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên...

Dự báo công việc tháng 11 của các con giáp: Ai sẽ cần cẩn thận, ai sẽ khởi sắc hanh thông?

Bạn cần cẩn trọng trong công việc hay sự nghiệp khởi sắc hanh thông vào...

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình...

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers