Software Developer là gì?
Vậy Software Developer là gì? Software Developer – Nhà phát triển phần mềm, hay đơn giản hơn là Kỹ sư phần mềm. Là nhóm người sử dụng ngôn ngữ lập trình để xây dựng, thiết kế chương trình phần mềm máy tính. Điển hình là những ứng dụng – app thường ngày mà bạn sử dụng trên các thiết bị công nghệ điện tử như app đặt xe, app đặt đồ ăn,… đều được tạo ra bởi các Software Developer.
Ngoài ra, kỹ sư phần mềm dựa vào các kiến thức chuyên môn về toán học, khoa học và công nghệ để kiểm tra, nghiên cứu và đánh giá phần mềm của bản thân hoặc người khác. Thông thường, mỗi Software Developer sẽ có trình độ chuyên môn về ít nhất một ngôn ngữ lập trình bởi lẽ đúng như tên gọi nhà phát triển phần mềm là nhân tố chính trong quá trình sản xuất ra các app – ứng dụng.
Mô tả chi tiết công việc của Software Developer
Công việc của một kỹ sư phần mềm phụ thuộc vào nhu cầu, quy mô và lĩnh vực của công ty, tổ chức,… mà Software Developer đang làm việc. Vậy cụ thể những công việc của Software Developer là gì? Dưới đây là những công việc mà một kỹ sư phần mềm cần phải hoàn thành:
Họ sẽ là người gặp gỡ, dự đoán và phân tích nhu cầu của khách hàng, đồng thờ đặt ra các câu hỏi như “Khách hàng muốn gì? Khách hàng cần điều gì? Khách hàng thích sử dụng sản phẩm, dịch vụ như thế nào? Từ đó, nắm bắt được định hướng tổng quan về phần mềm với những tính năng để đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.
Tổng hợp lại các tính năng từ các thông tin đã thu thập. Tiếp đó là thiết kế các mảng phần mềm và cho chúng hoạt động cùng lúc để hình dung ra được kết quả cuối cùng ra sao. Ngoài ra, kỹ sư phần mềm sẽ trực tiếp làm việc với các bộ phận, phòng ban liên quan khác. VÌ khi đã hoàn tất được sơ bộ thiết kế, phải chuyển thành quả qua cho các coder, lập trình viên nhằm nâng cấp phát triển đầy đủ.
Khi lập trình viên hay coder có ý kiến, Software Developer cần phải truyền đạt được đầy đủ thông tin về nhu cầu của khách hàng cũng như định hướng chung của sản phẩm. Cuối cùng, Software Developer theo dõi sản phẩm để cập nhật, chỉnh sửa và cải tiến các tính năng sản phẩm sao cho khi vận dụng vào thực tế đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm:
- Nhân viên IT là gì? 5 Kỹ năng quan trọng cần có của IT
- Script là gì? 3 Quy trình làm việc cơ bản với ngôn ngữ script
4 Kỹ năng và tố chất cần có của Software Developer
Để trở thành một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp, kỹ năng và tố chất cơ bản của Software Developer là gì? Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay bên dưới.
Trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn
Các Software Developer thường được yêu cầu có bằng cử nhân trở lên thuộc chuyên ngành về công nghệ thông tin, khoa học máy tính và có kiến thức về ngôn ngữ mã hóa như Java, C ++, JavaScript và các khung cấu trúc cho các app web động, chẳng hạn như AngularJS và Git.
Bên cạnh đó, nhà phát triển phần mềm còn phải có tư duy logic, sáng tạo về kiến trúc và thiết kế phần mềm, kỹ năng tìm kiếm và sửa debugging trong ứng dụng. Các kỹ năng cần thiết này giúp đảm bảo phần mềm, ứng dụng chạy trơn tru và tránh tối đa việc gặp lỗi.
Kỹ năng mềm
Ngoài kiến thức chuyên môn, một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp cần phải trang bị thêm những kỹ năng mềm cơ bản khả năng ngoại ngữ bởi công nghệ thông tin cần cập nhập rất nhiều tư liệu mới, mà đa số chúng sẽ bắt nguồn từ nền công nghệ lớn trên thị trường quốc tế. Đồng thời kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm phối hợp với nhân viên lập trình, coder thuộc phòng ban khác để giúp cùng đạt đích đến cuối cùng của sản phẩm.
Khả năng ngoại ngữ
Như đã đề cập ở trên là nhân sự ngành công nghệ kỹ thuật, Software Developer không cần thông thạo ngoại ngữ như biên phiên dịch, nhưng họ cũng cần có khả năng ngoại ngữ chuyên ngành tốt để đọc, nghiên cứu và phân tích tài liệu. Chỉ như thế, bạn mới nắm bắt, cập nhập và thăng tiến được trong vị trí này.
Khả năng giải quyết vấn đề
Ngoài nhiệm vụ kiểm tra và phát triển thì kỹ sư phần mềm còn đảm nhận trọng trách phát hiện, phân tích và xử lý các lỗi phát sinh trong ứng dụng hiện có. Chính vì lẽ đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng cần có của Software Developer.
Xem thêm: Lập trình hướng đối tượng là gì? 4 đặc tính của nghề
Mức lương Software Developer là bao nhiêu?
Mức thu nhập mới nhất của Software Developer khá cao, bởi đây là một trong những ngành cần khá lớn nguồn nhân lực trên thị trường. Tuy nhiên tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và quy mô mà mức lương của bạn có thể khác nhau:
- Đối với thực tập sinh mới ra trường, người mới chập chững vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức thu nhập được dao động từ khoảng 5 – 8 triệu VNĐ.
- Đối với nhân viên chính thức, đã có 1 – 3 năm kinh nghiệm trong ngành hay vị trí Software Developer thì mức lương khoảng từ 10 – 15 triệu VNĐ.
- Đối với người dày dặn kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, kỹ năng mềm lẫn kỹ năng chuyên môn thành thạo thì mức lương được trả khoảng 20 – 25 triệu VNĐ.
Học Software Developer ra làm gì, ở đâu?
Để trở thành một nhà phát triển phần mềm giỏi, chuyên nghiệp bạn cần học các kiến thức nền tảng và chuyên ngành về lập trình, phần mềm máy tính và ứng dụng. Dưới đây là một số gợi ý về các ngành học mà bạn có thể tham khảo:
- Ngành công nghệ phần mềm là ngành học thú vị sẽ cung cấp cho Software Developer tuong lai những kiến thức cơ bản về lập trình, mã code và ứng dụng.
- Khoa học máy tính là ngành học mà bất kỳ kỹ sư phần mềm nào cũng cần có chứng chỉ, bởi tập trung chủ yếu vào logic, toán học giúp tiếp cận với các thuật ngữ về học máy Machine Learning hoặc trí tuệ nhân tạo một cách dễ dàng hơn.
- Hệ thống thông tin sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng tổng hợp, xử lý và loại bỏ thông tin cùng các kỹ năng phân tích, kiểm tra, vận hành và đánh giá quản trị thông tin nhằm tạo ra các giá trị hiệu quả nhất.
- Kỹ thuật máy tính là ngành cung cấp cho lập trình viên những kiến thức về cả phần cứng lẫn phần mềm máy tính nhằm thiết kế, nghiên cứu và xây dựng hệ thống quản lý máy tính phù hợp.
- Ngành truyền thông và mạng máy tính sẽ giúp Software Developer tìm hiểu về những kiến thức về quản trị hệ thống mạng máy tính. Từ đó, nghề lập trình viên sẽ mở rộng con đường dành cho bạn như nhà thiết kế, xây dựng và phát triển phần mềm mạng sau khi tốt nghiệp ngành chuyên môn này.
Một số việc làm IT liên quan được tuyển dụng tại VietnamWorks – Xem tại đây:
Vị trí phát triển phần mềm đã, đang và sẽ được mở rộng phạm vi đào tạo tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả 3 miền của Tổ quốc. Việc học tập tại trường Cao đẳng, Đại học đào tạo ngành phát triển phần mềm nói riêng, công nghệ thông tin uy tín nói chung sẽ giúp bạn có nền tảng cơ bản để trở thành một Software Developer chuyên nghiệp.
Miền Bắc:
- Đại học Công Nghệ Hà Nội thuộc nhóm Đại học Quốc gia
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học viện Bưu Chính Viễn Thông chi nhánh phía Bắc
- Đại học FPT
- Học viện Kỹ thuật Quân Sự
Miền Trung
- Đại học Bách Khoa Đà Nẵng thuộc nhóm Đại học Quốc Gia
Miền Nam
- Đại học Bách Khoa chi nhánh TP Hồ Chí Minh- Đại học Quốc Gia
- Đại học Khoa học Tự Nhiên thuộc nhóm Đại học Quốc Gia
- Học viện Bưu Chính Viễn Thông chi nhánh phía Nam
Xem thêm:
- System admin là gì? Mô tả công việc và yêu cầu System admin
- Software engineer là gì? Mức lương hiện nay và yêu cầu công việc
- Lập trình nhúng là gì? Mức lương & Kỹ năng quan trọng nhất
Sự khác biệt của Software Developer và Software Engineer
Có một “nguyên tắc vàng” Software Engineer có thể là Software Developer nhưng Software Developer không thể trở thành Software Engineer khi muốn phân biệt hai ngành này. Bởi vì nhà phát triển phần mềm là người “công tác” với một chương trình, trong khi Software Engineer là người “công tác” với nền tảng rộng hơn của cùng một chương trình đó. Dưới đây là sự khác biệt về các yếu tố cơ bản của hai ngành:
Mức thu nhập
Mức thu nhập tốt sẽ là một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ, lâu dài việc lựa chọn ngành nghề này so với ngành nghề khác. Do đó vị trí Software Engineer hay Software Developer cũng có sự chênh lệch về mức thu nhập.
Theo khảo sát mới nhất, mức thu nhập Software Developer khoảng gần 6.700$ mỗi tháng, 80.000$ /năm. Trong khi các Software Engineer có thể kiếm được khoảng 103.000$/năm, khoảng gần 8.600$ mỗi tháng.
Nhà tuyển dụng yêu thích của bạn đang tuyển nhiều vị trí đa dạng – Quan tâm tại đây:
Khối lượng công việc
Khối lượng công việc của mỗi ngành nghề nhất định phụ thuộc vào từng vị trí, quy mô và lĩnh vực của công ty. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực Software, hai vị trí Software Engineer và Software Developer đều có khối lượng công việc gần giống nhau nhau, bởi họ sẽ đảm nhận nhiều nhiệm vụ phức tạp tại cùng một thời điểm.
Tuy nhiên, các Software Engineer thường đối mặt với phạm vi mức độ có thể bao gồm phát triển phần mềm, do đó làm tăng khối lượng công việc phải làm trung bình hàng ngày. Vì vậy khối lượng công việc sẽ có lúc nhiều hơn Software Developer.
Lựa chọn phân ngành
Bất kỳ ngành nào thì lựa chọn phân ngành cũng rất quan trọng, đặc biệt là kỹ thuật phần mềm. Ngoài ra, nếu một vị trí cung cấp nhiều sự phân nhánh hơn, nhân sự sẽ có xu hướng chọn phân ngành đó hơn.
Về phân ngành, Software Engineer có lợi thế hơn, bởi họ có thể lựa chọn phát triển ứng dụng app, xây dựng ứng dụng web, thiết lập hệ thống, phân tích dữ liệu,… Còn các nhà phát triển phần mềm thì bị giới hạn lựa chọn hơn. Software Developer có thể làm việc như Back-end Developer hay Front-end Developer, nhưng họ lại bị ràng buộc với các chương trình, phần mềm thực tế.
Cơ hội việc làm của Software Developer
Trong xu hướng “sống, hít thở bằng mạng trực tuyến và công nghệ kỹ thuật” thì kỹ thuật phần mềm đang dần dần trở thành một ngành nghề tăng trưởng liên tục trên thị trường lao động trong và ngoài nước những năm gần đây. Bởi lẽ nhờ vào nhu cầu sử dụng ứng dụng tăng cao và mối quan hệ mật thiết của người tiêu dùng với các app hiện đại đã khiến cuộc sống của mọi người trở nên “dễ thở” hơn.
Do đó, dự đoán nhu cầu tuyển dụng các nhà phát triển phần mềm trong những năm tới vẫn sẽ giữ “độ hot” và trở thành một trong những công việc cung nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào. Ngành nghề nào cũng sẽ có cạnh tranh, nói chi ngành Software Developer trong thời buổi sống vì công nghệ này. Vậy nên vị trí này sẽ đòi hỏi ứng viên phải trau dồi thêm kiến thức chuyên môn và nhiều kỹ năng khác.
Hy vọng với những thông tin trên đây mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề Software Developer là gì, kỹ năng cần thiết và mức thu nhập như thế nào. Nếu bạn đang tìm kiếm vị trí này, muốn tiết kiệm thời gian và công ty uy tín thì hãy tham khảo VietnamWorks – nền tảng, trợ thủ tuyển dụng đắc lực cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp uy tín, chuyên nghiệp nhất Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ các tin tuyển dụng loại hình làm việc bạn mong muốn làm việc online hay remote job – Xem thông tin ngay sau đây việc làm gần bạn nhất!
Việc làm Ninh Bình | Việc làm Quảng Ngãi |
Việc làm Phú Thọ | Việc làm Quảng Ninh |
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.