adsads
giam doc du an
Lượt Xem 3 K

Giám đốc dự án là gì?

Giám đốc dự án (Project Manager) là người có  chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát và quản lý các dự án, đảm bảo các chỉ tiêu phải đi đúng theo các kế hoạch đưa ra. Từ những dự án đề xuất đem về giá trị và lợi nhật cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Giám đốc dự án là gì? Vai trò, trách nhiệm và kỹ năng để trở thành giám đốc dự án

Giám đốc dự án là gì? Vai trò, trách nhiệm và kỹ năng để trở thành giám đốc dự án

Công việc của vị trí Giám đốc dự án  bao gồm:

  • Lên kế hoạch, đề xuất các dự án chiến lược, lãnh đạo thực thi và định hướng cho những dự án.
  • Đảm nhiệm vai trò giám sát hoàn thành tiến độ dự án đúng, chi phí và luôn luôn phải là người đảm bảo chất lượng của dự án.
  • Liên hệ gặp gỡ các khách hàng, đối tác làm ăn và những bên liên quan đến dự án
  • Là người quản trị được các rủi ro và hạn chế sự chậm trễ không đúng tiến độ hoặc các thiệt hại phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
Vậy giám đốc dự án là gì?

Vậy giám đốc dự án là gì?

Vai trò của Giám đốc dự án trong doanh nghiệp

Thời gian dự án được triển khai, Giám đốc dự án (Project Manager) nắm vai trò quản lý hoàn toàn các dự án, toàn bộ những hoạt động đang trong quá trình triển khai, quản lý và giám sát dự án đúng tiến độ, những người điều phối trong dự án phải nắm rõ các công việc trong dự án hoàn thành đúng tiến độ theo kế hoạch, đặc biệt không vượt quá ngân sách đưa ra cho dự án.

Project Manager là người có vai trò sẽ báo cáo và đánh giá tiến độ và theo dõi quản lý sự kỳ vọng của đối tác trong suốt giai đoạn triển khai dự án.

Chưa hết, Giám đốc dự án còn là người sẽ quản lý tất cả rủi ro, kiểm soát chặt chẽ về tài chính và là người đề xuất các cách giải quyết cho những các vấn đề phát sinh

Vai trò của giám đốc dự án là gì?

Vai trò của giám đốc dự án là gì?

4 Trách nhiệm của Giám đốc dự án là gì?

Cùng VietnamWorks tìm hiểu xem trách nhiệm của vị trí Giám đốc dự án sẽ đảm nhận nhé.

1 Điều phối, quản lý dự án

Giám đốc dự án là người đầu tàu sẽ chịu những trách nhiệm chính có trong dự án, sẽ là người lập ra các kế hoạch mục tiêu phân công đầu việc cho mỗi thành viên trong dự án đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Ngoài ra, Giám đốc dự án phải luôn theo dõi sát sao các công việc của các cấp dưới để báo cáo các tiến độ, phát hiện kịp thời được các sai sót và rủi ro trong tiến trình thực thi để đưa ra những phương án giải quyết kịp thời

2 Trực tiếp ký kết hợp đồng với khách hàng

Là người đầu tàu cho dự án, Giám đốc dự án (Project Manager) phải có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp khi ký kết hợp đồng hợp tác cùng các đối tác dự án và giám sát thanh toán hợp đồng của các dự án đang triển khai.

Nhìn sơ qua, vị trí Giám đốc dự án có vai trò rất quan trọng cho doanh nghiệp giúp mở rộng được mạng lưới quan hệ với các đối tác dự án.

3 Nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Giám đốc dự án cùng phối hợp với bộ phận nhân sự lên kế hoạch tuyển dụng và phân bố quản lý hoạt động của nhân sự. Ngoài các công việc trên, họ còn có nhiệm vụ về việc phát triển thương hiệu và tìm kiếm khách hàng tư vấn về các dự án cho các đối tác hiểu và đi đến bước ký kết hợp đồng.

4 Xử lý các vấn đề phát sinh

Nhạy bén trong kỹ năng giải quyết vấn đề, vì trong thời gian triển khai dự án sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, Giám đốc dự án cần phải có sự giám sát chặt chẽ để đưa ra các giải pháp để giải quyết kịp thời.

Giám đốc dự án là người điều phối và quản lý dự án

Giám đốc dự án là người điều phối và quản lý dự án

Mô tả chi tiết công việc của giám đốc dự án

Lập kế hoạch, xác định phạm vị

Lập kế hoạch là việc quan trọng không thể không nhắc đến, một kế hoạch rõ ràng cụ thể về mục tiêu công việc tiến độ hoàn thành thì việc thực thi triển khai cực kỳ dễ dàng và ít xảy ra những sai sót. Dưới đây là những mục chính cần có trong bảng kế hoạch:

  • Xác định được mục tiêu của dự án và cách thức triển khai để đạt được mục tiêu này.
  • Chia từng mục cho dự án, chia nhỏ theo từng giai đoạn phân công bộ phận cho từng thành viên trong dự án.
  • Phân công rõ ràng về công việc, báo cáo kết quả và tiến độ của dự án cho từng thành viên
  • Đo lường hiệu quả trong dự án và đề ra những biện pháp để giải thiểu rủi ro nhất.
  • Thước đo lường và đánh giá khả quan mức hiệu quả của dự án sau khi hoàn thành

Quản lý và triển khai dự án

Giai đoạn đầu chuẩn bị và tổ chức

  • Ở giai đoạn này, người giám đốc dự có trách nhiệm sẽ phân công các công việc,  sắp xếp rõ ràng, cụ thể là công việc cho những thành viên.
  • Trước khi dự án được đưa chính thức vào hoạt động thì các bộ phận cấp cao của doanh nghiệp phải hợp với nhau đưa ra và phân tích các rủi ro trong dự án mà có thể xảy ra. Đây sẽ là tiền đề, để xây dựng các giải pháp để ứng phó.
  • Bắt đầu giai đoạn triển khai dự án, thì Giám đốc dự án sẽ đứng ra quản lý và giám sát các công việc của các cấp dưới khi được phân công.
  • Tổ chức ra cuộc họp nội bộ để thông tin xuống cho nhân viên tham gia dự án, đảm bảo các thành viên trong dự án sẽ hiểu rõ công việc và dự án đưa ra, thời gian hoàn thành kiểm tra theo dõi tiến độ của dự án, luôn cập nhật báo cáo từ các nhân viên để phát hiện kịp thời về sự sai sót đưa ra phương án giải quyết kịp thời giảm thiểu rủi ro.

Quản lý và phát triển đội nhóm

Là người đầu tàu, người lãnh đạo giỏi thì việc kết nối các thành viên, công nhận công sức và đánh giá nhân viên có sự công tâm nhất. Có những buổi tuyên dương khen thưởng xứng đáng, khích lệ nhân viên tạo sự động lực với nỗ lực cho nhân viên.

Là một người truyền cảm hứng về những trải nghiệm và kinh nghiệm của bản thân về những kiến thức cần thiết cho nhân viên cùng nhau đạt được kết quả xứng đáng nhất.

Bàn giao công việc khi dự án hoàn thành

Giai đoạn kết thúc dự án, Project Manager sẽ có nhiệm vụ thực thi công cuộc giám sát chặt chẽ giai đoạn bàn giao và những công đoạn kiểm soát về chi phí, sau đó bàn giao lại cho đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và vận hành khai thác của dự án…

Giám đốc dự án là người lập kế hoạch và quản lý dự án của mình

Giám đốc dự án là người lập kế hoạch và quản lý dự án của mình

5 Tố chất và kỹ năng cần có của một Giám đốc dự án giỏi

1 Lập kế hoạch

Lập bản kế hoạch, về mặt nội dung hình thức rõ ràng sẽ giúp cho hoạt động triển khai được đi một cách dễ dàng và đúng hướng, hạn chế các rủi ro xảy ra, kiểm soát được ngân sách và nhân sự…Vì thế nếu trở thành một Giám đốc dự án việc đầu tiên là trau dồi kỹ năng lập kế hoạch.

Giám đốc dự án là người chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các dự án từ giai đoạn khởi động đến hoàn thành. Vai trò này đòi hỏi khả năng phân tích segment là gì, lập kế hoạch AOP là gì, và xác định target là gì cho dự án. Một giám đốc dự án cần kỹ năng giao tiếp, biết cách quản lý người tham chiếu là gì và đối tác trong các lĩnh vực như môi giới là gì hay ngoại thương là gì.

2 Kỹ năng đàm phán

Đây là sợi dây liên kết nối mọi người với nhau đảm bảo không phát sinh quá nhiều mâu thuẫn và đảm bảo môi trường làm việc hợp tác luôn vui vẻ.

3 Kỹ năng lãnh đạo

Người truyền được cảm hứng cho nhân viên về kỹ năng và kiến thức, ngoài ra họ còn phải  lãnh đạo về các dự án quản lý sắp xếp các công việc, phân bố cho hợp lý, nhạy bén giải quyết cho các vấn về phát sinh đảm bảo tiến độ và dự án đi đúng hướng.

4 Kiểm soát chi phí

Quản lý được ngân sách trong dự án là yêu cầu cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu không biết cách sử dụng dòng tiền hợp lý về thiết lập và triển khai sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dự án dẫn đến tình trạng thiếu hụt và lãng phí ngân sách. Vì thế, Project Manager cần phải có một kế hoạch ngân sách cho từng dự án của từng giai đoạn, đưa ra được hướng giải quyết về rủi ro bị thiếu hụt về ngân sách.

Ngoài ra, kiến thức về các sản phẩm best seller là gì và ngành FMCG là gì cũng là yếu tố quan trọng. Kỹ năng tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán ngân hàng, giúp giám đốc dự án quản lý ngân sách hiệu quả.

5 Xây dựng phát triển đội nhóm

Là người lãnh đạo đứng đầu, sẽ gắn kết các thanh viên lại với nhau, cùng làm làm việc và định hướng chia sẻ về mục tiêu chung. Sẽ có những cuộc thảo luận cùng team cho mọi người hiểu về nhau cũng như vị trí vai trò trong quá trình làm việc và làm ngành. Người phân chia công việc luôn đảm bảo về sự logic, công tâm cho nhân sự giúp các bạn phát huy hết khả năng trong quá trình triển khai dự án.

Kỹ năng cần có cho vị trí giám đốc dự án là gì?

Kỹ năng cần có cho vị trí giám đốc dự án là gì?

Mức lương của Giám đốc dự án là bao nhiêu?

Mức lương cho vị trí Giám đốc dự án sẽ có sự giao động về mặt kinh nghiệm cũng như là về lĩnh vực và quy mô của doanh nghiệp mà họ ứng tuyển:

Vị trí Giám đốc dự án – Project Manager có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm, sẽ đạt được mức lương trung bình dao động từ 12 – 31 triệu VNĐ/tháng.

Vị trí Giám đốc dự án – Project Manager đối với người có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm, sẽ đạt được mức lương trung bình dao động từ 40 – 50 triệu VNĐ/tháng.

Vị trí Giám đốc dự án – Project Manager có  kinh nghiệm trên 5 năm, lương sẽ có thể lên đến 100 triệu VNĐ/tháng.

Qua bài viết trên bạn có thể thấy và hiểu được về vị trí Giám đốc dự án. Nếu bạn đang tìm cho mình một vị trí Giám đốc dự án ở tương lai thì bạn có thể tham khảo kênh tuyển dụng uy tín VietnamWorks. Bài viết này là sự tổng hợp và chia sẻ toàn bộ về vị trí Giám đốc dự án là gì, hy vọng đã cung cấp cho các ứng viên những thông tin bổ ích bạn nhé!

Khám phá thêm các nội dung hữu ích sau:

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty Intel tuyển dụng, CMC Telecom tuyển dụng, FPT Retail tuyển dụng, Minh Tuấn Mobile tuyển dụng, ShopDunk tuyển dụng, Di Động Việt tuyển dụng, Hoàng Hà Mobile tuyển dụng và Viettel Digital tuyển dụng.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Chọn quà giáng sinh cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Bí quyết chọn quà Giáng sinh "trúng tủ" cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Đã bao giờ bạn đau đầu với câu hỏi "Nên tặng gì cho đồng nghiệp dịp Giáng sinh?" chưa? Việc chọn một món quà vừa...

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các hệ thống lọc tự động như Applicant Tracking System (ATS),...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi điểm" hiệu quả với nhà tuyển dụng. Nhưng làm sao...

Chuẩn bị cho phỏng vấn cuối năm: Người có kinh nghiệm cần lưu ý điều gì?

Cuối năm là thời điểm tuyển dụng sôi động khi các doanh nghiệp ráo riết tìm kiếm nhân tài để hoàn tất kế hoạch trước...

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà nhiều người thường xuyên tự đặt ra là: "Nên chi...

Bài Viết Liên Quan
Chọn quà giáng sinh cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Bí quyết chọn quà Giáng sinh "trúng tủ" cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Đã bao giờ bạn đau đầu với câu hỏi "Nên tặng gì cho đồng nghiệp...

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi...

Chuẩn bị cho phỏng vấn cuối năm: Người có kinh nghiệm cần lưu ý điều gì?

Cuối năm là thời điểm tuyển dụng sôi động khi các doanh nghiệp ráo riết...

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers