adsads
software engineer la gi
Lượt Xem 3 K

Software engineer là gì?

Software engineer hay kỹ sư phần mềm chính là người áp dụng các nguyên tắc/nguyên lý của công nghệ phần mềm vào thiết kế, phát triển, bảo trì và đánh giá phần mềm cùng hệ thống máy tính hay bất cứ thứ gì có chứa phần mềm đó sẽ hoạt động.

Là một Software engineer sẽ cần có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm và điều khiển máy tính. Biết cách vận dụng các nguyên tắc kỹ thuật để thiết thế các phần mềm.

Các Software engineer sẽ áp dụng các nguyên tắc chuyên sâu vào các giai đoạn của quá trình phát triển, phân tích và can thiệp vào quy trình phần mềm để xây dựng các hệ thống tùy chỉnh theo yêu cầu của từng khách hàng.

Software engineer là gì

Software engineer là gì

Phân loại Software engineer

Kỹ sư phần mềm được chia thành hai loại theo vị trí công việc như sau:

Kỹ sư ứng dụng

Kỹ sư ứng dụng là người thiết lập hoặc điều chỉnh các ứng dụng cho doanh nghiệp qua phân tích nhu cầu của người dùng. Họ còn có nhiệm vụ là thiết kế, cài đặt và duy trì những ứng dụng này.

Kỹ sư hệ thống

Kỹ sư hệ thống là những người đảm nhận vai trò điều phối các công việc tạo ra, bảo trì và phát triển hệ thống máy tính cho doanh nghiệp. Họ điều phối nhu cầu của từng bộ phận và đề xuất hướng kỹ thuật phát triển, thiết lập mạng để liên kết với máy tính của công ty.

Xem thêm:

Phân loại Software engineer

Phân loại Software engineer

Mô tả công việc của Software engineer

Xác định nhu cầu của khách hàng

Việc xác định và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng giúp các Software engineer có thể có thêm các ý tưởng mới mẻ và thiết lập thêm nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bằng cách thu thập ý kiến của khách hàng tiềm năng thì họ sẽ tìm ra được các nhu cầu thiết yếu của họ.

Việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng chính là chìa khóa mẫu chốt giúp mang lại nhiều đơn hàng và lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Khi hiểu được nhu cầu của khách hàng rồi thì bạn mới có thể mang đến nhiều sản phẩm phù hợp hơn với họ. Từ đó, sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.

Thiết kế ứng dụng mới

Một trong những nhiệm vụ được xem là quan trọng nhất của Software engineer chính là tạo ra các sản phẩm phần mềm và ứng dụng mới. Trước khi bắt tay vào quá trình tạo sản phẩm, kỹ sư phần mềm cần có các bản thiết kế hoàn chính để thực hiện công việc của mình chính xác và nhanh chóng hơn.

Kiểm tra và cài đặt ứng dụng

Sau khi đã hoàn tất thiết kế và hoàn chỉnh sản phẩm, nhiệm vụ của Software engineer sẽ tiến hành cài đặt và phát triển các phần mềm, ứng dụng. Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo đầy đủ các công đoạn và tuân thủ trình tự để hạn chế việc xuất hiện lỗi.

>>> Nộp đơn ngay hôm nay để có cơ hội trúng tuyển các ngành nghề hot như automation tester, chuyên viên tuyển dụng, tuyển dụng tester, tuyển thực tập sinh fresher!

Phối hợp với lập trình viên tạo mã code

Có thể nhiều người thường nhầm lẫn Software engineer và lập trình viên là giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai vị trí công việc hoàn toàn khác nhau và có nhiệm vụ bổ trợ cho nhau.

Trong quá trình thiết lập phần mềm, Software engineer và lập trình viên sẽ phối hợp với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh vì có những ứng dụng cần xây dựng nhiều mã code. Việc phối hợp sẽ giúp lập trình viên viết được các đoạn mã code phù hợp với sản phẩm để hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả.

Phối hợp với lập trình viên tạo mã code

>>> Xu hướng việc làm online hay remote job dành riêng cho dân công nghệ được tìm kiếm rất nhiều! Tất cả thông tin nay đã cập nhật mới nhất tại VietnamWorks!

Bảo trì hệ thống

Việc bảo trì hệ thống thường xuyên theo định kỳ sẽ giúp phát hiện lỗi, tăng tuổi thọ cho máy và cập nhật thêm những tính năng mới cho ứng dụng. Nhờ đó, người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mà kỹ sư phần mềm đã tạo ra.

Những kỹ năng và tố chất một kỹ sư phần mềm

Để trở thành một Software engineer, bạn cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng với nhiều kỹ năng khác, vận dụng và mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện công việc.

Trình độ chuyên môn

Để có thể trở thành một Software engineer, bạn cần có kiến ​​thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm và hiểu biết về hệ điều hành máy tính. Đây chính là những kiến thức giúp bạn áp dụng vào việc thiết kế các sản phẩm phần mềm.

Để có thể trở thành Software engineer, bạn cần được đào tạo bài bản và nắm được các kiến thức chuyên ngành tốt.

>>> Chưa nắm rõ cách chuyển đổi lương gross to net salary thì tìm đọc lại tại đây!

Kỹ năng kỹ thuật

Một Software engineer để có thể hoàn thành tốt công việc trong ngành công nghệ thông tin thì kỹ năng kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu. Bạn cần hiểu rõ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình cùng các hệ điều hành phổ biến như: JavaScript, Linux/Unix, Java, Ruby, Python, CSS, HTML và C, C ++,…

Kỹ năng làm việc nhóm

Để có thể tạo ra một phần mềm hay ứng dụng thì cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau như: lên ý tưởng, thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện, phát triển sản phẩm. Trong quá trình thực hiện các công đoạn, Software engineer cần phối hợp với rất nhiều người trong cùng bộ phận, vì vậy biết cách hợp tác hiệu quả với đồng đội sẽ giúp sản phẩm phần mềm được hoàn thành tốt và nhanh nhất.

Nhu cầu tuyển dụng tăng cao khắp tỉnh thành Việt Nam – Tham gia tìm kiểm và ứng tuyển khu vực yêu thích của bạn:

Kỹ năng và tố chất một kỹ sư phần mềm cần có

Kỹ năng và tố chất một kỹ sư phần mềm cần có

Kỹ năng ngoại ngữ

Hiện nay, các ngành nghề về công nghệ thông tin đều yêu cầu cơ bản về tiếng Anh để phát triển chuyên sâu hơn. Vì vậy, bạn cần biết và đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành. Việc giỏi ngoại ngữ cũng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng trao đổi với các đối tác nước ngoài và nâng cao cơ hội thăng tiến trong công việc.

Kỹ năng xử lý lỗi

Với một kỹ năng phần mềm thì bạn cần giải quyết được các vấn đề mà lập trình viên không thể xử lý được khi phần mềm, ứng dụng gặp lỗi. Đặc biệt là cần khắc phục được các sự cố phần mềm và xử lý lỗi kịp thời để đảm bảo chương trình luôn vận hành mượt mà và hiệu quả.

Xem thêm: Chi tiết mức lương ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam

Mức lương của Software engineer

Ngành Software engineer được xếp vào top những ngành nghề có xu hướng thu nhập đáng giá nhất trong các ngành nghề hiện nay. Với vai trò đặc biệt quan trọng và các yêu cầu về chuyên môn cũng như các kỹ năng cao vì vậy, thu nhập bình quân của các Software engineer khá cao với khởi điểm từ khoảng 7 triệu/ tháng. Mức lương này có thể được nâng lên tới 15 – 20 triệu/ tháng tùy vào kinh nghiệm, năng lực. Đặc biệt, bạn có thể có thu nhập cao lên tới 30 – 40 triệu/ tháng. Thậm chí những kỹ sư chất lượng có thể nhận mức lương là 50 – 100 triệu/ tháng. Trong tương lai mức lương này còn tiếp tục cao hơn nữa.

Tìm việc làm Software engineer ở đâu?

Nhu cầu tìm kiếm việc làm ngành kỹ thuật phần mềm tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Vì vậy, các bạn sinh viên mới ra trường hoặc người đã có kinh nghiệm làm việc đều rất dễ dàng tìm được vị trí phù hợp.

Để có thể tìm việc làm Software engineer nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể tham khảo thông tin việc làm trên các trang tuyển dụng uy tín như Vietnamworks. Tại đây, bạn chỉ cần nhập từ khóa “Software engineer” và tìm kiếm, lập tức thông tin các công ty đang tuyển dụng vị trí này sẽ hiện ra nhanh chóng để bạn có thể tham khảo và lựa chọn.

>>> Không thể bỏ lỡ cơ hội việc làm phát triển tiềm năng từ các nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam như fpt software tuyển dụng, intel tuyển dụng, jabil tuyển dụng, nashtech tuyển dụng, shopeefood tuyển dụng, viettel tuyen dung… tại VietnamWorks!

Tìm việc trực tuyến an toàn cùng VietnamWorks

Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các nhóm cộng đồng IT để có thể cập nhật các thông tin tuyển dụng của các công ty để có thể tìm kiếm tuyển dụng IT, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng từ những người cùng chung đam mê lĩnh vực nghề nghiệp này.

Hy vọng rằng, với những thông tin trên đây của HR Insider đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Software engineer là gì cũng như các công việc và kỹ năng cần có, mức lương của ngành để có thêm quyết tâm trong việc theo đổi sự nghiệp của mình. Đây sẽ là cẩm nang hữu ích cho những ai đang muốn trở thành một kỹ sư phần mềm trong tương lai. Chúc các bạn sớm có được công việc như mong muốn của mình nhé!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Futa Express tuyển dụng, tuyển dụng giao hàng J&T, VSIP Quảng Ngãi tuyển dụng, Nhất Tín Logistics tuyển dụng, CJ Vina Agri tuyển dụng, Khu công nghiệp Chu Lai tuyển dụng, Khu công nghiệp Hố Nai 3 tuyển dụng, và Khu công nghiệp Suối Nghệ tuyển dụng.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc nghiêm túc. Lời cảm ơn không chỉ là một hình...

Bài Viết Liên Quan

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Cách viết lời cảm ơn báo cáo thực tập chân thành và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập: Chân thành, chuyên nghiệp và ấn tượng

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học hỏi và làm việc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers