adsads
nhan vien nhan su la gi 1
Lượt Xem 1 K

Nhân viên nhân sự là gì?

Nhân viên nhân sự là người chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng nhân sự, đồng thời thực hiện một số công việc khác như: đào tạo, bảo hiểm, ký hợp đồng, xây dựng chính sách và quy định về lao động, đánh giá hiệu suất, giải quyết tranh chấp lao động và các nhiệm vụ khác liên quan đến việc quản lý nhân sự.

Nhân viên nhân sự là gì?

Vai trò của nhân viên nhân sự trong doanh nghiệp

Nhiều người vẫn có quan niệm rằng nhân viên nhân sự “vô công rỗi nghề”, chỉ cần lên văn phòng ngồi và đến cuối tháng nhận lương. Nguyên nhân là do họ không trực tiếp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, nhân viên nhân sự nói riêng và bộ phận nhân sự giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho các vị trí trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, họ còn phụ trách việc chăm lo đời sống của nhân viên, đại diện công ty xử lý các tranh chấp xảy ra tại công sở, xây dựng và quản lý phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên trong doanh nghiệp. Vì thế, có thể nói rằng nhân viên nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến xây dựng chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Mô tả công việc của nhân viên nhân sự

Nhiều người đang lầm tưởng rằng nhân viên nhân sự chỉ có nhiệm vụ tuyển dụng. Điều này không hề đúng, tùy thuộc vào mỗi vị trí mà nhân viên nhân sự sẽ đảm nhiệm những công việc riêng. Vậy công việc chi tiết của các vị trí nhân viên nhân sự là gì?

Xem thêm:

Công việc chung

  • Lên kế hoạch đăng tin tuyển dụng trên các nền tảng để tìm kiếm và cung ứng nhân sự cho các vị trí của doanh nghiệp.
  • Giám sát quá trình tuyển dụng và đánh giá hồ sơ ứng viên.
  • Thông báo với ứng viên các quyền lợi cá nhân, quy định chung của công ty và cơ hội thăng tiến,…. trong buổi phỏng vấn trực tiếp hoặc trực tuyến.
  • Thực hiện đào tạo và hoàn thiện hồ sơ nhân sự cho nhân viên mới.
  • Xây dựng và quản lý các chính sách phúc lợi, đãi ngộ cho nhân sự trong công ty.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách, thủ tục, luật pháp và tiêu chuẩn về nhân sự cho nhân viên trong doanh nghiệp.
  • Phụ trách các đầu việc liên quan khác theo yêu cầu từ cấp trên.

    Công việc chung

    Nhiều người đang lầm tưởng rằng nhân viên nhân sự chỉ có nhiệm vụ tuyển dụng.

Tuyển dụng

  • Lên kế hoạch tuyển dụng, xác định các yêu cầu về kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm và tính cách của ứng viên để đưa vào tin tuyển dụng.
  • Đăng tin tuyển dụng lên các nền tảng để tiếp cận và thu hút ứng viên phù hợp.
  • Sàng lọc hồ sơ ứng viên để lựa chọn ứng viên có tiềm năng và phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
  • Tiến hành phỏng vấn để đánh giá kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm và tính cách của ứng viên.
  • Kiểm tra tham chiếu trong CV để đảm bảo tính xác thực của thông tin mà ứng viên đã cung cấp.
  • Lựa chọn ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu công việc.
  • Chuẩn bị và ký hợp đồng lao động với ứng viên đã được lựa chọn.

Lương thưởng và phúc lợi

  • Quản lý lương của nhân viên bao gồm: tính lương, xác định các khoản trợ cấp, phụ cấp và thực hiện các khoản khấu trừ.
  • Xác định tiêu chuẩn lương và các khoản trợ cấp và phụ cấp.
  • Thiết kế các chương trình thưởng và xác định các tiêu chí đánh giá hiệu suất.
  • Quản lý quyền lợi được hưởng của nhân sự bao gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp, và các chương trình phúc lợi khác.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và đưa ra các quyết định về lương và thưởng.
  • Giải quyết tranh chấp về lương và đáp ứng các yêu cầu của nhân viên về phúc lợi.

Công việc hành chính

  • Quản lý hồ sơ của nhân viên, bao gồm: thông tin cá nhân, thông tin liên lạc, thông tin về trình độ, kinh nghiệm, và các loại giấy tờ khác.
  • Quản lý giờ làm việc, nghỉ phép, nghỉ việc, và các chế độ khác của nhân viên.
  • Thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến nhân viên, bao gồm: lập và ký hợp đồng lao động, xin cấp phép, đăng ký bảo hiểm và các thủ tục khác.
  • Đào tạo và giới thiệu công việc cho nhân viên mới, giúp họ hiểu rõ về tổ chức hoặc doanh nghiệp và công việc của mình.
  • Thực hiện các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, bao gồm đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn ứng viên và lựa chọn ứng viên.
  • Tổ chức hội thảo, đào tạo và các sự kiện khác để tăng cường tinh thần đoàn kết và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên.

Đào tạo

  • Thiết kế chương trình đào tạo cho nhân viên dựa trên nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm và lựa chọn các giảng viên đào tạo phù hợp.
  • Quản lý và tổ chức các khóa đào tạo, bao gồm lịch trình, địa điểm và giảng viên.
  • Đánh giá tính hiệu quả của chương trình đào tạo dựa trên các tiêu chí như: sự tham gia của nhân viên, hiệu quả sau khi hoàn thành khóa đào tạo, ứng dụng kiến thức đào tạo vào công việc.
  • Thiết lập kế hoạch đào tạo dài hạn, bao gồm chủ đề, lịch trình, ngân sách, và mục tiêu đào tạo.

Những kỹ năng và tố chất của nhân viên nhân sự

Trình độ chuyên môn

Nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên của vị trí này cần có bằng cử nhân, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ chuyên ngành quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, hành chính. Ứng viên cũng cần có sự hiểu biết về các quy định về Luật Lao Động. Bên cạnh đó, nếu có kinh nghiệm trong ngành nhân sự từ 6 tháng – 1 năm cũng là lợi thế dành cho bạn.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Có rất nhiều thể hệ nhân viên cùng làm việc trong doanh nghiệp. Mỗi thế hệ sẽ có một suy nghĩ và lối sống khác nhau nên việc quản lý đồng nhất nhân sự là điều rất khó khăn trong doanh nghiệp. Vì thế, nhân viên nhân sự cần có kỹ năng quản lý và khả năng lãnh đạo để có thể đưa ra quyết định, hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc hiệu quả nhất.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng quản lý nhân sự

Quản lý hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc hiệu quả nhất

Ngoài việc nắm rõ công việc của nhân viên nhân sự là gì, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. nhân viên nhân sự cần biết lắng nghe và đối đáp với các bên liên quan, bao gồm nhân viên, quản lý và cả khách hàng.

Kỹ năng thuyết phục

Giữ vai trò là “cầu nối” giữa doanh nghiệp và nhân viên, người làm bộ phận nhân sự cần có kỹ năng đàm phán và thuyết phục tốt để dễ dàng đạt được thỏa thuận, vừa làm hài lòng cấp trên vừa thỏa mãn mong muốn của nhân viên trong doanh nghiệp.

Để hoàn thành tốt vai trò này, nhân viên nhân sự cần có khả năng thương lượng với cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp nhằm đạt thỏa thuận về lương thưởng và chế độ phúc lợi. Bên canh đó, trong quá trình làm việc sẽ có không ít mâu thuẫn xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lúc này, họ sẽ cần biết cách giải quyết mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc và hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp diễn ra bình thường.

Kỹ năng làm việc nhóm

Nếu trong doanh nghiệp nhỏ, bộ phận nhân sự ít thành viên, kỹ năng làm việc nhóm có thể được bỏ qua. Nhưng với những doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia, phòng nhân sự sẽ được chia thành các bộ phận chức năng, xử lý chuyên một mảng. Vì thế, kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng bắt buộc phải có ở nhân viên nhân sự để phối hợp với bộ phận khác nhằm hoàn thành công việc chỉn chu nhất.

Khả năng đọc vị người đối diện

nhân viên nhân sự là người chịu trách nhiệm tìm ứng viên tiềm năng về cho doanh nghiệp, đồng thời là người “cân bằng” giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. Vì thế, đọc vị người đối diện dường như đã trở thành kỹ năng vô cùng quan trọng mà mỗi người làm ở vị trí nhân sự nhất định phải có.

Việc nắm bắt chính xác được tâm lý của ứng viên sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong công tác tuyển dụng. nhân viên nhân sự sẽ dễ dàng đánh giá chính xác được tiềm năng của ứng viên ngay trong buổi phỏng vấn trực tiếp.

Chịu được áp lực công việc

Khối lượng công việc lớn bao gồm nhiều đầu việc “không tên” nên ngoài các kỹ năng trên, nhân viên nhân sự cần có khả năng chịu được áp lực công việc để không bị chán nản, căng thẳng, đặc biệt là trong mùa tuyển dụng hoặc giữa lúc doanh nghiệp thiếu nhân sự trầm trọng mà không tìm được người làm.

Chịu được áp lực công việc

Nhân viên nhân sự cần có khả năng chịu được áp lực công việc để không bị chán nản

Đặc biệt, nếu làm ở vị trí cấp cao như: trưởng phòng nhân sự và giám đốc nhân sự, áp lực của bạn sẽ nặng hơn nữa bởi KPI cao hơn rất nhiều so với cấp dưới.

Mức lương của nhân viên nhân sự

Mức lương của nhân viên nhân sự có sự khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, khu vực địa lý và ngành nghề làm việc. Theo thống kê của trang web VietnamWorks, mức lương trung bình của nhân viên nhân sự ở Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Tìm việc làm nhân viên nhân sự ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm nhân viên nhân sự, hãy truy cập ngay danh mục việc làm của VietnamWorks. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

Ngoài ra, tại WowCV của VietnamWorks còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại kênh tuyển dụng VietnamWorks.

Bên cạnh đó, VietnamWorks.com còn là nơi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc. Mọi thông tin chia sẻ đều đến từ chuyên gia tuyển dụng và những người lâu năm trong nghề nhân sự đều được tổng hợp trên hạng mục HR Insider có trên website VietnamWorks.com. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Hy vọng với những thông tin được cung cấp qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân viên nhân sự là gì cũng những kỹ năng cần có để phát triển trong nghề. Chúc bạn có những bước chân vững chắc trên con đường sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: TTC tuyển dụng, Xhome tuyển dụng, FPTS tuyển dụng, PMC tuyển dụng, VietjetAir tuyển dụng, Payoo tuyển dụng, Alphanam tuyển dụngWorldQuant tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ hay môi trường làm việc, mà còn nằm ở vị...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers