adsads
Untitled design 4
Lượt Xem 6 K

Lạc lõng, thiếu tự tin và cảm thấy bản thân luôn kém cỏi là những điều tôi thường “gắn mác” cho mình khi chứng kiến đồng nghiệp xung quanh dần dần thăng quan tiến chức. Vì sao tôi cũng cố gắng làm việc thật hiệu quả, nỗ lực tương đương họ nhưng lại không thể gặt hái thành quả như mong đợi? Cho đến một ngày, nhìn thấy đồng nghiệp thoải mái giao tiếp cùng sếp, tôi mới bàng hoàng nhận ra nguyên nhân khiến tôi luôn bị bỏ lại phía sau…Mãi đến hôm nay, tôi mới thấm thía bài học rằng: Dù bạn làm việc gì, kỹ năng giao tiếp vẫn luôn là một phần quan trọng không thể thiếu. Nếu bạn giao tiếp kém, bạn đã vô tình từ chối đi cơ hội thăng tiến của bản thân mình.

 

Sếp chẳng nhớ nổi tôi là ai!

Ngoài những đồng nghiệp thân thiết làm việc chung bao nhiêu năm, tôi chẳng dám bắt chuyện hay tiếp xúc với một ai trong công ty. Đặc biệt là mỗi khi gặp gỡ sếp, dù chỉ là một cái gật đầu lịch sự tôi cũng ngại ngùng chỉ biết cúi mặt đi thẳng. Khác với các đồng nghiệp khác luôn thoải mái chào hỏi sếp, thậm chí mạnh dạn tự ứng cử mình hỗ trợ sếp gặp gỡ khách hàng, tôi chỉ biết làm tốt công việc của mình mỗi ngày. Thế nên, dù đã làm hơn 5 năm, sếp vẫn chẳng nhớ nổi tên của tôi thì làm sao tôi có cơ hội được sếp đề cử chứng tỏ năng lực bản thân?

 

Đồng nghiệp không tin tưởng tôi

Làm sao các đồng nghiệp trong một nhóm có thể tin tưởng đi theo một người chẳng bao giờ trò chuyện hay trao đổi bất kì điều gì với họ? Đó là vấn đề tôi đang gặp phải. Dù tôi có cố gắng ứng cử mình cho những vị trí cao hơn, thì điều đầu tiên tôi cần làm đó là xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Ngay cả khi thi thoảng gặp ở nơi lấy nước, hoặc canteen ăn trưa, tôi cũng chẳng biết phải làm sao để bắt chuyện với họ. Dần dần, các đồng nghiệp lại nghĩ rằng tôi thật lạnh lùng, thật khó gần. Họ sẽ chẳng bao giờ lắng nghe tôi trong các cuộc họp, chẳng tin tưởng để tán đồng với những quan điểm của tôi. Thiếu đi sự ủng hộ vững chắc này, tôi lấy gì để tự tin nói với sếp mình hoàn toàn phù hợp cho vị trí cao hơn?

 

Ý tưởng của tôi luôn “chết” vào lúc thuyết trình

Việc thiếu hụt kỹ năng giao tiếp làm tôi dần trở nên tự ti về bản thân mình. Tôi luôn lâm vào trạng thái hồi hộp, lo lắng và lắp bắp mỗi khi đứng lên trình bày quan điểm hay ý tưởng của mình. Sẽ chẳng có ai muốn lắng nghe một cá nhân với giọng nói rụt rè, thiếu tự tin dù ý tưởng của họ có hay ho, mới lạ đến mức nào. Bạn có biết, một thông điệp truyền đi cho người khác thì tỉ lệ lời nói chỉ chiếm 7%, giọng nói chiếm 55%, và cách nói sẽ chiếm 38%. Khi thuyết trình, tôi quá chú trọng vào nội dung của những gì sẽ nói ra mà quên đi việc thể hiện hình ảnh, phong thái của chính mình. Hầu như mọi ý tưởng của tôi vẫn chỉ nằm trên trang giấy, trong khi biết bao đồng nghiệp khác đã thành công triển khai dự án của họ ra bên ngoài.

 

Tôi thường gặp thất bại trên bàn đàm phán

Công việc của tôi không chỉ làm việc với bàn giấy mà đôi khi cần phải tiếp xúc hoặc trao đổi với khách hàng. Những lần trao đổi hay đàm phán đều có kết cục thất bại chỉ vì tôi không biết “hơn thua” với khách một cách khéo léo. Tôi thường chịu cảnh đuối lý hoặc “ngậm bồ hòn” chấp nhận kết quả bất lợi khách hàng đưa ra. Nhiều lần đồng nghiệp đã nhắc nhở tôi rằng, cách giao tiếp của tôi chưa đủ thuyết phục đối tác, tôi thường là người bị dẫn dắt theo cuộc đối thoại hơn là người mở đầu và điều hướng trước đối phương. Do đó, tôi rất dễ bị đẩy vào tình tế bị o ép mỗi khi đàm phán với khách hàng. Kết quả thất bại là điều mà không công ty nào mong muốn, điều này còn trực tiếp ảnh hưởng đến KPIs của cá nhân tôi.

 

Tôi dần đánh giá thấp bản thân mình

Hệ quả của việc không có kỹ năng giao tiếp  không chỉ ảnh hưởng tới sự nghiệp mà còn cả tinh thần của tôi. Liên tiếp thất bại trong những buổi thuyết trình, những lần gặp gỡ khách hàng hay thậm chí trò chuyện thân mật với đồng nghiệp làm tôi nản lòng và hoài nghi về năng lực của mình. Liệu tôi có thật sự đủ khả năng đảm nhận công việc này? Những suy nghĩ tiêu cực bủa vây lấy tôi. Lâu dần, trong tôi bắt đầu hình thành sự tự ti khi làm một việc gì đó ở công ty, kể cả những việc thuộc thế mạnh sở trường của mình. Điều này dĩ nhiên sẽ là một điểm trừ tồi tệ khiến con đường sự nghiệp của tôi mãi mịt mờ!

Không thể tiếp tục để bản thân thụt lùi chỉ vì các kỹ năng  giao tiếp cơ bản, tôi quyết định phải vạch ra một kế hoạch để rèn luyện khả năng ăn nói của bản thân. Tôi bắt đầu bằng việc điều chỉnh thái độ của mình, cởi mở hơn và học cách bắt chuyện với các đồng nghiệp trong công ty. Tôi dần chủ động trong các buổi họp, đề xuất ý tưởng và lắng nghe phản hồi từ các đồng nghiệp sau khi họp để rút ra kinh nghiệm thuyết trình cho mình. Tôi thường xuyên tham khảo các video hướng dẫn năng cao kỹ năng giao tiếp chất lượng trên Internet. Chỉ sau vài tháng, tôi đã bắt đầu cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn trong việc giao tiếp ở công ty. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản tôi đúc kết được nhằm cải thiện các cuộc đối thoại của mình:

 

#1 Xác định mục đích và đối tượng giao tiếp rõ ràng. Bạn đang nói chuyện với ai? Sếp? Khách hàng? Hay với đồng nghiệp? Bạn chỉ muốn tán gẫu, muốn bán hàng hay muốn thương lượng điều gì quan trọng?

#2 Lựa chọn cách nói chuyện và ứng xử phù hợp với tình huống. Một cuộc đối thoại vào lúc ăn trưa sẽ thân mật và gần gũi hơn một cuộc trao đổi trong văn phòng hoặc trong buổi họp.

#3 Xây dựng giao tiếp dựa trên mối quan hệ bình đẳng. Đừng đặt bản thân ở vị trí thấp hơn đối phương, bạn hãy chứng tỏ sự ngang bằng khi giao tiếp với họ nhưng vẫn thể hiện được sự tôn trọng của bạn dành cho người trò chuyện cùng.

#4 Luôn luôn tự tin dù bạn đang trong tình huống nào. Dù nói chuyện trước đám đông hay nói chuyện cùng đồng nghiệp, bạn vẫn phải xây dựng cho mình một phong thái tự tin nhất có thể. Cách ứng xử cũng là một điểm nhấn quan trọng làm nên buổi giao tiếp thành công.

#5 Lắng nghe và dẫn dắt. Đừng vội nhồi nhét quá nhiều nội dung bạn muốn truyền tải vào một câu nói. Hãy bắt đầu từng ý một, lắng nghe ý kiến phản hồi và dẫn dắt đối phương vào câu chuyện của bạn bằng những ý tiếp theo.  

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật la gì

Thiết kế kỹ thuật là gì? Giải mã khái niệm và tầm quan trọng trong xây dựng

Thiết kế kỹ thuật là yếu tố cốt lõi giúp các dự án xây dựng và sản xuất đạt hiệu quả tối ưu. Nếu bạn...

Trực page là gì part time

Trực page là gì? Cơ hội phát triển của nhân viên trực page

Trực page là gì là câu hỏi quen thuộc trong thời đại phát triển thương mại điện tử hiện nay. Công việc trực page ngày...

Bài Viết Liên Quan
Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật la gì

Thiết kế kỹ thuật là gì? Giải mã khái niệm và tầm quan trọng trong xây dựng

Thiết kế kỹ thuật là yếu tố cốt lõi giúp các dự án xây dựng...

Trực page là gì part time

Trực page là gì? Cơ hội phát triển của nhân viên trực page

Trực page là gì là câu hỏi quen thuộc trong thời đại phát triển thương...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers