adsads
tuyet chieu de nang tam gia tri ban than qua cac lan nhay viec 1
Lượt Xem 24 K

 

        1. Phát triển bản thân

Mỗi lần nhảy sang một công việc mới, hãy chắc chắn rằng kiến thức và kinh nghiệm của bạn cũng phải “nhảy lên” một tầm mới. Một môi trường làm việc mới với tính chất công việc cũng nhiều thay đổi hơn so với công việc cũ sẽ là thử thách đối với bạn. Giá trị bản thân cũng bạn sẽ được khẳng định và nâng tầm hơn khi bạn biết vận dụng những nguồn kiến thức sẵn có và sự linh hoạt của mình để đáp ứng nhanh những yêu cầu trong công việc mới. Phát triển bản thân luôn là điều tối quan trọng để già trị của bạn ngày một nâng cao hơn.

        2. Nói không với nhảy việc trái ngành

Có nhiều bạn hi vọng sẽ phát triển bản thân và nâng cao giá trị của mình khi chuyển sang một ngành hoàn toàn mới với mình, thử thách bàn thân nhiều hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm! Bạn chỉ có thể tốt hơn nếu được phát huy khả năng ở những môi trường phù hợp với khả năng và con đường sự nghiệp của mình, nếu chỉ vì muốn thử sức ở một lĩnh vực khác ngoài tầm của mình thì chỉ khiến giá trị của bạn không những không được nâng tầm mà nguy hiểm hơn khi bị “tụt dốc” không phanh. Bạn hãy cẩn thận với những lựa chọn của mình.

        3. Biết rõ mong muốn và hướng phát triển của bản thân

Một khi bạn hiểu rõ được bản thân mình muốn gì ở công việc, khả năng mình tới đâu và hướng phát triển trong tương lai, bạn đã tự nâng tầm giá trị của mình lên một vị trí hoàn toàn khác rồi đấy! Có rất nhiều người nhảy việc chẳng qua là vì họ không biết công việc nào phù hợp với mình và môi trường nào sẽ tốt nhất, chính vì vậy dù họ có nhảy việc bao nhiêu lần đi chăng nữa, họ vẫn sẽ mãi loay hoay trong chu kỳ buồn tẻ. Vậy nên, một trong những tuyệt chiêu mà bạn nhất thiết phải có để nâng cao giá trị bản thân đó là định hình được mong muốn cá nhân và hiểu rõ bản thân mình.

        4. Có những so sánh về lợi ích

Sau mỗi lần nhảy việc, bạn nên lập ra một danh sách những điều cần phải so sánh giữa nhiều sự lựa chọn của mình. Chẳng hạn như cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty, khả năng hoàn thiện bản thân, mức lương, chế độ đãi ngộ,… Bằng cách lập nên những điều này, bạn sẽ có mục tiêu rõ ràng để hướng tới những cơ hội nghề nghiệp và công ty tốt hơn. Ngoài ra, bạn sẽ có đủ lý trí để đưa ra những lựa chọn chính xác nhất, phù hợp với bản thân mình. Giá trị bản thân của bạn phụ thuộc vào những quyết định mà bạn đưa ra. Bằng cách “khó tính” hơn với những yêu cầu trong công việc mới, giá trị bản thân của bạn sẽ được nâng tầm đáng kể đấy!

        5. Thử sức ở vị trí cao hơn

Nếu bạn đã có kinh nghiệm nhảy việc kha khá, thì tại sao không thử mình ở một vị trí cao hơn? Với những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn tích lũy được ở mỗi công ty cũng đã đủ để bạn nâng giá trị mình lên thêm một bậc rồi đấy. Ở một vị trí cao hơn, bạn sẽ có cơ hội phát triển và mở rộng kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc. Hãy tự mình trải nghiệm và nâng cao giá trị bản thân khi đảm nhận một vị trí cao hơn.

Một người nhảy việc thông minh là khi giá trị bản thân của mình ngày một bước lên những bậc cao mới, không còn ở dậm chân tại vị trí xuất phát. Nắm được các tuyệt chiêu trên, bạn đã bước đầu xây dựng cho mình phương hướng để nâng tầm giá trị bản thân sau mỗi lần nhảy sang việc mới, để từ đó có được những cơ hội tốt hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không bỏ túi ngay những tuyệt chiêu trên! Chúc bạn thành công.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers