adsads
cv xin viec giao vien
Lượt Xem 6 K

Giáo dục là lĩnh vực kỳ quan trọng với mỗi quốc gia, góp phần xây dựng và hoàn thiện, bồi dưỡng tri thức cho các thế hệ tương lai. Xã hội càng phát triển thì giáo dục càng được chú trọng, yêu cầu tuyển dụng đội ngũ giáo viên cũng đòi hỏi ngày càng phải được nâng cao. Vì thế ngoài năng lực giảng dạy, bạn cần chuẩn bị mẫu CV xin việc giáo viên chuyên nghiệp và ấn tượng, đây chính là bước đệm giúp bạn thuận lợi hơn trên hành trình trở thành những giáo viên chuyên nghiệp. Tham khảo ngay những mẫu CV xin việc giáo viên mới nhất hiện nay để giúp mình tạo ấn tượng tốt nhất ngay từ bước đầu với nhà  tuyển dụng nhé! 

1. Hướng dẫn cách viết CV xin việc giáo viên

Cũng giống với những CV xin việc khác, mẫu CV xin việc giáo viên cần được trau chuốt và cung cấp đầy đủ, chính xác các mục thông tin cần thiết. Thông qua đó giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin và đánh giá kinh nghiệm, năng lực của bạn có thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng.

1.1 Phần thông tin cá nhân trong CV xin việc giáo viên

Các thông tin cá nhân được cung cấp trên các mẫu CV xin việc giáo viên vô cùng quan trọng. Nếu thông tin thiếu chính xác thì nguy cơ vụt mất cơ hội gần như là 100%.

Vì vậy, để tạo sự chuyên nghiệp, đầy đủ trong CV, bạn cần đưa ra đầy đủ các thông tin cơ bản nhất về mình gồm:

  • Họ tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Số điện thoại
  • Email
  • Địa chỉ liên lạc,…

1.2 Giới thiệu bản thân

Hãy dành 1 – 2 câu khái quát về tính cách, thái độ của bạn trong công việc hay bày tỏ quan điểm của bạn trong ngành giáo dục. Có thể bắt đầu lời giới thiệu bản thân của mình ngắn gọn trong CV với 3 tính từ để làm nổi bật giá trị cốt lõi của bạn trước nghề mà mình đang theo đuổi.

Một cách thú vị mà bạn có thể tham khảo để làm phong phú và ấn tượng cho mẫu CV xin việc giáo viên là bắt đầu bằng:

  • Lý tưởng trong nghề nhà giáo
  • Miêu tả bản thân qua 3 từ nổi bật nhất.
  • Niềm đam mê/ hứng thú với nghề,…
  • Bằng một lời nhận xét từ học trò,…

1.3 Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp chính là phần nội dung giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn là một giáo viên tiềm năng có kế hoạch, thực sự có tâm huyết, tận tâm và có sự cầu tiến. Để thể hiện rõ được những điều kể trên cho nhà tuyển dụng thấy.

Mục tiêu cần đảm bảo tiêu chí như có thể định lượng được và khả năng đạt được. Bạn có thể thể hiện theo hai phần mục tiêu

  • Mục tiêu ngắn hạn: Tương tác gần gũi với học sinh, chia sẻ sự hiểu biết với học sinh, tìm ra phương pháp dạy học phù hợp,…
  • Mục tiêu dài hạn: Giúp nhiều học sinh gặt hái được các thành tích tốt, trở thành trưởng bộ môn,…

Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên:

  • Thể hiện sự tâm huyết và lòng yêu nghề, muốn gắn bó với nghề.
  • Cho thấy sự quyết tâm, mong muốn trở thành những giáo viên giỏi, thực sự giúp ích cho học sinh của mình.
  • Nhấn mạnh về sự phát triển về mặt chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
  • Đảm bảo tính mạch lạc, ngắn gọn dễ đọc và dễ theo dõi.
mẫu cv xin việc giáo viên

Hướng dẫn cách viết CV xin việc giáo viên

Song song với việc hoàn thành CV xin việc giáo viên, bạn cũng nên sẵn sàng cho buổi phỏng vấn của mình vì rất có thể nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt câu hỏi về định hướng tương lai, sự nghiệp của bạn để được nghe giải thích rõ ràng hơn. Cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ cần điều chỉnh so với CV nên thống nhất và có sự luyện tập từ trước, giúp bạn thể hiện bản thân một cách tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Mẫu CV designer Mẫu CV hành chính nhân sự
Mẫu CV it Mẫu CV kiến trúc sư
Mẫu CV kế toán Mẫu CV kỹ sư xây dựng
Mẫu CV marketing Mẫu CV nhân viên kinh doanh
Mẫu CV ngân hàng Mẫu CV xin việc điều dưỡng
Mẫu CV nhân viên bán hàng Mẫu CV xin việc giáo viên

1.4 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là phần cực kỳ quan trọng trong mỗi mẫu CV xin việc giáo viên. Đây là phần mà nhà tuyển dụng có thể làm căn cứ để đánh giá chuyên môn của bạn liệu có thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Trình độ giáo viên cao, khả năng nắm chắc kiến thức thì có thể truyền đạt hiệu quả lại cho học sinh dễ dàng nắm bắt hơn.

Do đó, bạn cần viết đầy đủ tên trường cũng như chuyên ngành theo học, năm học, điểm số trung bình. Bạn nên nêu thêm điểm số môn học có sự tương quan đến vị trí ứng tuyển, giúp CV thêm nổi bật hơn.

Ứng viên nên viết đầy đủ các thông tin như:

  • Tên trường
  • Chuyên ngành
  • Niên học
  • Điểm số môn học
  • Bằng cấp đạt được

Ví dụ:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội (2014 – 2017)
  • Khoa Sư phạm Toán
  • Điểm trung bình 8.2/10
  • Tốt nghiệp loại giỏi

1.5 Kinh nghiệm làm việc

Giáo viên là ngành đòi hỏi tính thực hành cao. Vì vậy, nhà tuyển dụng hết sức quan tâm điều này trong bản CV xin việc giáo viên của bạn. Thật tốt nếu như bạn có kinh nghiệm làm việc trong ngành phong phú.

Đây là mục sẽ thu hút nhà tuyển dụng nhất trong CV xin việc giáo viên của bạn. Tất cả những kinh nghiệm giảng dạy cũng như thực tập tại trường hay quá trình dạy thêm, gia sư đều phải được nêu bật trong CV.

  • Với những người đã đi làm: Bạn hãy sắp xếp và hệ thống lại các kinh nghiệm giảng dạy của mình, thể hiện được quan điểm tích lũy được sau quá trình giảng dạy. Bạn ghi rõ trong CV giáo viên của mình: tên vị trí công việc, tên trường/ trung tâm dạy học, thời gian và nêu một số nhiệm vụ của công việc đó.
  • Với những người chưa có kinh nghiệm hoặc mới ra trường: Bạn cần làm nổi bật các vấn đề như thực tập, trợ giảng tại trường, gia sư hay thông tin các dự án bạn đã từng tham gia nghiên cứu liên quan đến chuyên môn giáo viên của mình.

1.6 Kỹ năng và điểm mạnh

Đối với nghề giáo, các kỹ năng trong việc giảng dạy và truyền đạt thông tin là cực kỳ cần thiết. Bạn có thể trình bày các kỹ năng mình có qua hai phần chi tiết như sau:

  • Kỹ năng cứng: Là những kiến thức chuyên sâu về bộ môn bạn đã được đào tạo, kỹ năng giảng dạy, kiến thức chuyên sâu về bộ môn.
  • Kỹ năng mềm: Là những kỹ năng thuộc về những thế mạnh của bạn. Ví dụ: kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng đứng lớp, kỹ năng nắm bắt tâm lý học viên, kỹ năng tạo động lực,…

1.7 Chứng chỉ

Để tham gia ứng tuyển vị trí giáo viên, bạn cần có tối thiểu các chứng chỉ sư phạm. Ngoài ra, bạn nên cung cấp thêm các chứng chỉnh, khóa học mà bạn đã từng tham gia.

Bạn nên liệt kê bằng cấp hoặc các chứng nhận để chứng minh rằng bạn đã hoàn thành các khóa đào tạo đó, hoặc các công trình nghiên cứu khoa học bạn đã tham gia.

Điều này giúp để lại sự ấn tượng tốt về bạn đối với nhà tuyển dụng. Nhằm thể hiện sự ham học hỏi, biết trau dồi và nỗ lực rèn luyện bản thân và các kỹ năng cần thiết.

1.8 Một số thông tin khác

Ngoài ra bạn có thể củng cố CV của mình bằng cách bổ sung những thông tin sau trong CV giáo viên để giúp CV thêm phần nổi bật hơn như:

– Dự án cá nhân: Liệt kê các ấn phẩm: sách, báo, bài viết, sự kiện,… mà bạn đã từng tham gia hoặc đang thực hiện.

– Ngoại ngữ: Liệt kê những chứng chỉ tiếng Anh mà bạn đã đạt được như: IELTS, TOEIC, JLPT, TOCFL,…

– Thành tích: Liệt kê những bằng khen, giải thưởng có liên quan mà bạn đã được trong thời gian vừa qua.

2. Gợi ý một số mẫu CV xin việc giáo viên bạn có thể tham khảo

>>Xem thêm: Mẫu CV chuyên nghiệp

Nghề sư phạm có rất nhiều cấp bậc giảng dạy và chuyên ngành bộ môn khác nhau. Vì vậy, ứng viên cần chuẩn bị các mẫu CV xin việc giáo viên đúng với vị trí đang tuyển dụng. Sau đây là một số gợi ý mẫu CV mà bạn có thể tham khảo:

2.1 Mẫu CV xin việc giáo viên mầm non

Mẫu CV xin việc giáo viên

Mẫu CV xin việc giáo viên mầm non

2.2 Mẫu CV xin việc giáo viên tiểu học

Mẫu CV xin việc giáo viên

Mẫu CV xin việc giáo viên tiểu học

 

2.3 Mẫu CV xin việc giáo viên tiếng Nhật

Mẫu CV xin việc giáo viên

Mẫu CV xin việc giáo viên tiếng Nhật

2.4 Mẫu CV xin việc giáo viên tiếng Anh

Mẫu CV xin việc giáo viên

Mẫu CV xin việc giáo viên tiếng Anh

3. Những điều cần lưu ý khi viết CV xin việc giáo viên

Để CV xin việc giáo viên của bạn thêm hoàn chỉnh và trông chuyên nghiệp hơn, tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng, bạn cần quan tâm những lưu ý sau đây khi viết CV:

3.1 Sử dụng hình ảnh CV phù hợp

Ứng viên ứng tuyển vào vị trí giáo viên, vì vậy về phần hình ảnh trong CV cần được đưa vào chỉn chu và nghiêm túc. Điều này giúp bạn tạo được sự thiện cảm với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Ảnh CV xin việc giáo viên cần rõ ràng, ăn mặc lịch sự và chỉn chu. Tóc tai được buộc hoặc cắt gọn gàng. Tránh sử dụng ảnh thẻ, ảnh selfie, không rõ nét hay bị mờ. Không sử dụng ảnh chụp toàn thân hoặc đã từ rất lâu rồi.

3.2 Điều chỉnh CV theo vị trí mà mình ứng tuyển

Có rất nhiều bạn đã nộp CV cho nhiều trường học và vị trí khác nhau để ứng tuyển. Do vậy, bạn cần điều chỉnh nội dung CV xin việc giáo viên của mình sao cho phù hợp và đúng với những thông tin như: thông tin liên lạc của nhà tuyển dụng, tên vị trí ứng tuyển.

3.3 Không viết quá dài

Đối với CV xin việc giáo viên, ứng viên nên tập trung đưa các yếu tố liên quan đến việc học tập, giảng dạy hoặc hỗ trợ cho việc dạy học. Bạn hãy cố gắng trình bày ngắn gọn và xúc tích theo các mục. Tránh việc viết quá dài 1 vấn đề với nhiều thông tin lan man và không liên quan.

CV xin việc giáo viên

Hình ảnh trong CV xin việc giáo viên cần được đưa vào chỉn chu và nghiêm túc

3.4 Trình bày nhất quán và chỉn chu trong câu từ của CV

Bạn cần chú ý viết các câu và ý một cách ngắn gọn, sử dụng câu từ lịch sự và súc tích. Nên sử dụng các các gạch đầu dòng để thể hiện các ý rõ ràng giúp nhà tuyển dụng dễ hiểu và nắm bắt thông tin. Đặc biệt, lựa chọn font chữ dễ đọc, màu sắc dễ chịu, tránh việc phối nhiều màu lòe loẹt và gây cảm giác rối mắt.

Nội dung trong CV xin việc giáo viên cần trình bày một cách nhất quán. Toàn bộ CV sẽ được dùng cùng một font chữ, sử dụng các gạch đầu dòng, viết hoa để có thể nhấn mạnh những điều quan trọng đáng chú ý của bạn. Những điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin nổi bật nhất của bạn.

Khi trình bày, bạn cần sử dụng từ ngữ phổ thông, ý nghĩa rõ ràng, tránh việc sử dụng các từ ngữ đa nghĩa, gây khó đọc và khó hiểu cho người xem. Đặc biệt, cần chú ý đến vấn đề ngữ pháp để các câu văn trở nên rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu.

3.5 Cung cấp thông tin trong CV xin việc trung thực

Việc cung cấp thông tin trung thực trong CV xin việc giáo viên giúp nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được đúng chuẩn năng lực của bạn. Giúp đánh giá chính xác được bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng không. Điều này tránh việc họ đánh giá sai, quá lên về năng lực của bạn. Khi bạn không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao, bạn sẽ đối mặt với nhiều áp lực nặng nề, ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.

3.6 Rà soát lỗi chính tả trước khi gửi

Việc sai lỗi quá nhiều trong CV xin việc sẽ làm cho nhà tuyển dụng có những ấn tượng xấu về bạn, cảm thấy bạn là người thiếu chuyên nghiệp, không thật sự cẩn thận trong cuộc sống cũng như công việc. Mặt khác những lỗi sau này cũng làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy “đứt mạch cảm xúc” khi đọc CV xin việc của bạn.

Ngược lại một CV được trau chuốt, chỉn chu sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc. Đây là những kỹ năng mà một người giáo viên cần có.

Vì vậy, bạn hãy đọc lại CV của mình và kiểm tra lỗi từ trên xuống dưới cẩn thận và tỉ mỉ hơn.

3.7 Nộp kèm đơn xin việc

Việc gửi kèm cover letter với CV xin việc giáo viên cũng là chiến lược thông tin giúp bạn có thể chinh phục nhà tuyển dụng dễ dàng hơn. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể trình bày rõ hơn về bản thân mình. Đặc biệt là những kinh nghiệm, triết lý dạy học và mục tiêu sự nghiệp. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ phần nào nhận ra được trong đó sự nhiệt huyết và tận tâm của bạn đối với nghề giáo.

Xem thêm:

  • Cơ hội hấp dẫn cho người lao động đang tìm kiếm việc làm Nha Trang, với nhiều lĩnh vực và môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  • Khám phá việc làm Kiên Giang với các vị trí đa dạng, phù hợp với cả người mới bắt đầu và người có kinh nghiệm.
  • Những ai đam mê không khí mát mẻ có thể tham khảo việc làm Đà Lạt để trải nghiệm cơ hội phát triển trong môi trường xanh sạch.
  • Đối với người lao động tại khu vực miền Tây, hãy xem xét việc làm Long An để có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp đang phát triển.
  • Nhiều công việc đa dạng tại việc làm Sóc Trăng, phù hợp với người lao động phổ thông và có kỹ năng chuyên môn.
  • Những vị trí mới tại việc làm Tây Ninh hứa hẹn mang đến thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến.
  • Trở thành một phần của đội ngũ giáo dục với ILA tuyển dụng trợ giảng, mở ra cơ hội phát triển trong lĩnh vực giáo dục quốc tế.
  • Ngành xây dựng đang tìm kiếm nhân sự tài năng qua Coteccons tuyển dụng, nơi bạn có thể tham gia các dự án lớn và đầy thách thức.

Những thông tin mà HR Insider cung cấp trên đây chắc chắn sẽ hữu ích đối với các bạn ứng viên vào vị trí giáo viên. Hãy tham khảo những mẫu CV xin việc giáo viên cùng những triển khai và lưu ý trên đây một cách sáng tạo để có thể tạo được một bản CV “đốn tim” nhà tuyển dụng. Đây là cơ hội để bạn tiến bước trên con đường trở thành những nhà giáo ưu tú trong tương lai. Chúc các bạn may mắn và sớm có được công việc mình hằng mong muốn nhé!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: RES tuyển dụng, Becamex Tokyu tuyển dụng, Keppel Land tuyển dụng, Đại Quang Minh tuyển dụng, tuyển dụng Mỹ Tho, M Village tuyển dụng, Lasimi tuyển dụng và Ecopark tuyển dụng.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa...

hàm tính phần trăm trong excel

Học cách sử dụng hàm tính phần trăm trong Excel

Tính toán phần trăm không còn là bài toán khó nhằn nếu bạn biết cách tận dụng sức mạnh của Excel. Chỉ với vài cú...

Bài Viết Liên Quan
Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói...

hàm tính phần trăm trong excel

Học cách sử dụng hàm tính phần trăm trong Excel

Tính toán phần trăm không còn là bài toán khó nhằn nếu bạn biết cách...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers