adsads
Shutterstock 2157208331 1
Lượt Xem 1 K

I. Sức khỏe tinh thần (mental health)  là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Sức khỏe tinh thần là trạng thái tinh thần của một người cảm thấy thoải mái, điều đó sẽ giúp họ đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống, phát huy khả năng của mình, học tập tốt, tăng hiệu suất công việc và đóng góp cho cộng đồng một cách tích cực.”

Không chỉ vậy, nó còn liên quan đến khả năng nhận thức, hành vi và cảm xúc của một người. Sẽ có nhiều yếu tố gây ra vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm:

  • Hoàn cảnh xã hội và áp lực tài chính.
  • Những trải nghiệm bất lợi ở thời thơ ấu như bạo hành, cưỡng hiếp,…
  • Các yếu tố sinh học trong cơ thể như gen,…
  • Các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, tiền sử gia đình có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

II. Các cách để doanh nghiệp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên hiệu quả

1. Tổ chức các buổi tư vấn và huấn luyện

Nhiều nhân viên sẽ ngại chia sẻ vấn đề cá nhân một cách công khai, do đó các doanh nghiệp nên cung cấp đường dây nóng để nhân viên dễ dàng trao đổi với các chuyên gia trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý để họ được hiểu hơn về cách chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Cùng với đó, công ty có thể khuyến khích nhân viên tham dự các buổi hội thảo có đề cập đến các khía cạnh khác của sức khỏe toàn diện, bao gồm dinh dưỡng và giấc ngủ. 

2. Khuyến khích nhân viên sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe 

Các doanh nghiệp cũng có thể khuyến khích nhân viên truy cập vào các ứng dụng chăm sóc sức khỏe và các lớp học trực tuyến được thiết kế để giúp họ giảm căng thẳng và lo lắng.

Ví dụ, Unilever đã triển khai chương trình phục hồi sức khỏe tinh thần kéo dài 14 ngày cho 62.000 nhân viên toàn cầu của mình. Bằng cách sử dụng các công cụ do Trung tâm nghiên cứu khả năng phục hồi tạo ra. Trong chương trình đó có đề cập đến nhiều chủ đề, bao gồm: xử lý những suy nghĩ tiêu cực, cách để vượt qua và phòng tránh.

Ngoài ra, các công ty có thể xây dựng các khóa học trực tuyến về tự chữa lành, hay cách nhận biết sức khỏe tinh thần và cung cấp đội ngũ chuyên viên hỗ trợ tư vấn online cho nhân viên khi họ cần. 

3. Cho phép linh hoạt thời gian làm việc

Đối với những nhân viên có trách nhiệm chăm sóc cho gia đình, giờ giấc làm việc linh hoạt là giải pháp hiệu quả giúp làm giảm sự lo âu của họ. 

Ngoài ra, một số người trước đó đã tạm ngưng công việc và quay trở lại, họ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi có thể điều chỉnh thời gian để chăm sóc sức khỏe bản thân phù hợp.

Một số công ty khác còn cho tất cả nhân viên thêm ngày nghỉ phép gia đình để xử lý “các trường hợp cá nhân đặc biệt.” Điều này bao gồm một loạt các nhu cầu khác nhau, bao gồm chăm sóc người thân bị bệnh và vợ sinh con,…

Hoặc các doanh nghiệp cũng có thể thay đổi chính sách cho nhân viên sử dụng ngày nghỉ phép có lương trên cơ sở liên tục, giảm bớt hoặc không liên tục để tạo ra sự linh hoạt và thoải mái nhất có thể.

4. Thúc đẩy thói quen cân bằng cuộc sống và công việc lành mạnh

Để giúp đội ngũ nhân viên có thói quen lành mạnh, cân bằng tốt công việc và cuộc sống, các doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu họ ngừng làm việc và nghỉ giải lao đúng quy định. Khuyến khích nhân viên thêm phần thời gian nghỉ ngơi vào lịch làm việc bao gồm đưa giờ nghỉ trưa. Cùng với đó, thay vì làm việc trong thời gian đó và quản lý thúc đẩy thành viên trong nhóm giao lưu nhiều hơn vào cuối ngày.

Một số công ty hiện nay đang thực hiện giải pháp công nghệ ngăn không cho nhân viên gửi email sau giờ làm việc. Ví dụ, từ 6:15 tối đến 7 giờ sáng, các máy chủ nội bộ của công ty sẽ không định tuyến email đến các tài khoản cá nhân, vì vậy hạn chế được tình trạng nhân viên làm việc đến tận đêm khuya.

5. Các quản lý cần nói chuyện cởi mở hơn về sức khỏe tâm thần

Trong nhiều doanh nghiệp, sức khỏe tâm thần vẫn còn là điều gì đó chưa được hiểu rõ và đón nhận. Phần lớn nhân viên cảm thấy không thoải mái để lên tiếng mỗi khi họ cần giúp đỡ. Đó là lý do tại sao khi các quản lý nên nói chuyện cởi mở hơn với nhân viên về những gì họ đang trải qua.

Khi một người lãnh đạo chia sẻ cởi mở về những khó khăn của bản thân hay tập trung tìm hiểu và lắng nghe những chia sẻ của nhân viên sẽ giúp nhân viên của họ cảm nhận được sự quan tâm và vui vẻ hơn trong công việc.

Đôi khi việc những người lãnh đạo trong công ty chủ động chia sẻ về các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần của chính mình, cũng là cách để giúp nhân viên có động lực để tự chăm sóc tốt hơn cho bản thân.

Tuy nhiên, mỗi công việc và mỗi doanh nghiệp nhân viên sẽ có các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác nhau. Các nhà lãnh đạo nhân sự cần đánh giá đâu là yếu tố gây căng thẳng chính xảy ra với lực lượng lao động của họ và tìm kiếm giải pháp phù hợp. Nếu sức khỏe tâm thần của nhân viên không được quan tâm và chăm sóc hiệu quả, tổ chức của bạn đôi khi sẽ đánh mất những nhân viên tài năng nhất. 

Xem thêm: Top những thứ có trên JD nhưng thực tế thì chưa chắc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển dụng nhân viên mới cho vị trí… của mình, cảm...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá mức với khối lượng công việc khổng lồ. Để tối...

Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers