• .
adsads
1200x900 11
Lượt Xem 4 K

1. Viết lan man, không đúng trọng tâm

Mục đích của nhà tuyển dụng chính tìm kiếm ứng viên có thể mang lại những giá trị cho công ty của họ. Hơn thế nữa, họ muốn biết bạn sẽ làm được những gì cho họ nếu như được tuyển. Vì vậy đừng tập trung viết về bản thân quá nhiều mà hãy nêu ra những lợi ích có thể mang lại cho doanh nghiệp đó.

Việc chia sẻ những kinh nghiệm làm việc hay trình độ rất quan trọng, nhưng nếu như nó chẳng liên quan gì đến yêu cầu của nhà tuyển dụng, thì những thông tin này hoàn toàn vô nghĩa. Do đó, hãy dựa vào bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng để nêu thành tích dựa trên những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

2. Viết sai chính tả, ngữ pháp

Trước khi nhấn nút gửi email, bạn hãy rà soát thật kỹ các lỗi chính tả trong đơn xin việc để tránh gây khó chịu cho nhà tuyển dụng. Nhiều bạn không có thói quen này và rất dễ bị đánh rớt vì viết sai be bét về câu từ và ngữ pháp. Nếu bạn viết đơn xin việc bằng tiếng Anh, lỗi sai này càng trở nên trầm trọng vì cấu trúc câu có thể bị thay đổi hoàn toàn. Vì vậy, tuyệt đối đừng để sơ xuất không đáng có khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn. Bạn phải luôn nhớ kiểm tra chính tả thật kỹ trước khi gửi, hoặc có thể nhờ một người bạn của mình kiểm tra giúp.

3. Sao chép các bức thư mẫu trên mạng

Nhiều ứng viên vì lười biếng hoặc thiếu ý tưởng nên đã chép y chang câu từ của một mẫu đơn xin việc trên mạng về, sau đó chỉnh sửa qua loa rồi gửi email. Việc này sẽ khiến bạn có thể bị nhầm lẫn hoặc bỏ sót những chi tiết quan trọng cần sửa, nhà tuyển dụng sẽ loại bạn vì họ thấy nội dung quá quen thuộc và thiếu chuyên nghiệp.

Nếu muốn tạo ấn tượng tốt, bạn nên tự mình viết đơn xin việc và trình bày theo ý mình, điều này không gây thích thú cho người đọc thư mà bạn còn thể hiện được bản thân, tạo sự mới mẻ cho nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, điều này giúp bạn kiểm soát được chính tả của email, tránh dài dòng lạc đề, đi đúng trọng tâm công việc bạn đang muốn xin vì hầu hết các mẫu có sẵn chỉ viết chung chung cho một lĩnh vực.

4. Ghi sai tên nhà tuyển dụng

Rất nhiều ứng viên đã mắc phải lỗi ghi lộn tên khi gửi CV đến quá nhiều nhà tuyển dụng một lúc, dẫn đến việc nhà tuyển dụng sẽ đánh rớt bạn ngay từ vòng gửi xe. Đây là lỗi cơ bản không nên mắc phải nhất, nếu chẳng may bạn viết lộn tên công ty nhưng nội dung trong thư lại hướng đến công ty khác thì bạn hãy xác định bị loại từ phút đầu tiên họ đọc thư của bạn, bởi vì bạn đã khiến nhà tuyển dụng cảm thấy họ không được tôn trọng.

5.Gửi email không có tiêu đề

Viết email gửi nhà tuyển dụng thì luôn phải có tiêu đề, nếu không, nhà tuyển dụng sẽ không nắm được mục đích mail là gì và sẽ thường bỏ quên email của bạn ngay lập tức. Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ hay loại ngay những những email không có tiêu đề. Vì vậy bạn nên hiểu rằng, việc viết email không có tiêu đề giống như việc bạn không có tên tuổi và sẽ chẳng ai muốn hợp tác cả.

Với những điều được chia sẻ ở trên, hi vọng bài viết đã chỉ ra cho bạn nắm rõ và tránh được những sai lầm viết email xin việc chuẩn nhất giúp ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc các bạn sớm có được công việc như ý muốn!

Xem thêm: Cách deal lương sau khi thử việc sao cho không “điêu”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers