adsads
1200x900 4 1
Lượt Xem 563

1. Phát huy tinh thần tập thể

Công ty là nơi để mỗi nhân viên được cống hiến sức lao động, hỗ trợ nhau trong con đường phát triển sự nghiệp. Nếu nhân viên cảm thấy không hạnh phúc khi là một phần của doanh nghiệp thì cũng chẳng có gì quá ngạc nhiên khi kết quả làm việc của họ không năng suất. Vì vậy một phương án khả thi giúp nâng cao năng lực nhân viên, cải thiện hiệu quả làm việc của doanh nghiệp đó chính là phát huy tinh thần làm việc của nhân viên. Công ty nên tổ chức các hoạt động tập thể nhằm gắn kết tinh thần tập thể của nhân sự, những hoạt động này sẽ giúp các thành viên thêm hiểu nhau hơn và yêu thích nơi làm việc của họ hơn nữa.

2. Thường xuyên chia sẻ tầm nhìn với thành viên trong công ty

Đối với mỗi thành viên trong công ty, việc nhận thức và hiểu được tầm nhìn mục tiêu công ty là động lực để cố gắng trong công việc. Khi các thành viên biết được mục tiêu trong tương lai của công ty thì họ mới có thể tìm ra đường để đi cùng công ty trên con đường đó. Qua đây các thành viên cũng nhận biết được mục tiêu của mình có thực sự phù hợp với công ty hay không và phát huy tối đa năng lực của mình trong công việc. Vì vậy hãy chắc chắn rằng toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp của bạn có thể nắm bắt được định hướng và tầm nhìn của công ty.

3. Tìm ra cách quản lý riêng với từng phòng ban

Mỗi phòng ban trong công ty sẽ có những đặc trưng công việc khác nhau, người quản lý cần hiểu cách làm việc để điều chỉnh cho phù hợp với từng phòng. Thậm chí trong mỗi phòng thì mỗi cá nhân đều có những đặc điểm riêng. Vì vậy công ty không thể chỉ áp dụng một cách quản lý dành cho tất cả các phòng ban và cá nhân trong công ty được. Nhà quản lí nên chú ý quan sát, thu thập thông tin để đưa ra phương pháp quản lý hợp lý nhất. Việc này sẽ giúp cho mọi thành viên trong công ty cảm thấy thoải mái và tự tin hơn để phát huy hết năng lực trong công việc.

4. Tạo dựng môi trường làm việc tích cực

Môi trường làm việc tiêu cực sẽ khiến nhân viên không thể phát huy tối đa năng lực của chính mình. Nếu nhà quản lí chưa thể tạo dựng cho doanh nghiệp của mình một môi trường lành mạnh đúng nghĩa thì bạn sẽ không thể nào kỳ vọng nhân viên dưới quyền mình làm việc nhiệt huyết, tận tâm hết mình trong mỗi nhiệm vụ được giao phó. Vì vậy công ty hãy chủ động tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh tích cực, điều này không những giúp nhân viên phát huy năng lực của mỗi cá nhân mà còn là phương pháp hiệu quả gắn bó nhân tài lâu hơn với doanh nghiệp.

5. Cơ chế thưởng phạt công minh

Đối với các doanh nghiệp có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nhâ viên sẽ cảm nhận được sự công bằng và cân nhắc kỹ trước mỗi hành động, thậm chí nỗ lực phát huy hơn nữa để chứng minh năng lực của bản thân. Vì vậy, bên cạnh môi trường làm việc lành mạnh, lãnh đạo công ty cần phải xây dựng một cơ chế thưởng phạt phân minh.

Việc sở hữu một nguồn nhân lực dồi dào và sẵn sàng hoàn thành tốt từng công việc được giao luôn là điều kỳ vọng của mỗi doanh nghiệp. Hi vọng với chia sẻ về những bí quyết phát huy tối đa năng lực nhân viên của bài viết, các nhà quản lí có thể tìm ra chiến lược tối đa hoá năng lực nhân viên của mình.

Xem thêm:  Làm sao để chọn đúng người thực hiện phỏng vấn?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers