adsads
Shutterstock 2145562383 1
Lượt Xem 717

Rào cản đối với dân trái ngành khi chuyển qua Marketing

1. Đối mặt với kiến thức mới mẻ và đa dạng

Marketing không phải quá khó để gia nhập nhưng đây là ngành rất đa dạng, luôn có sự chuyển động. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp thường yêu cầu các ứng viên phải có bằng cấp liên quan hay đơn giản là kiến thức cơ bản đến ngành này. Tuy nhiên, khối lượng kiến thức về Marketing là khá rộng lớn và nhiều hướng đi. Do đó, với khối lượng kiến thức mới mẻ và không ngừng thay đổi theo xu hướng người trái ngành rất dễ cảm thấy mông lung và mơ hồ khi bắt đầu tìm hiểu về Marketing.

2. Hạn chế về kỹ năng và tư duy liên quan đến Marketing

Bên cạnh kiến thức cơ bản thì kỹ năng cũng được xem là một trong số các rào cản đối với nhân sự trái ngành. Hầu hết những kỹ năng cần thiết để làm Marketing không khó để học nhưng lại ít khi được đào tạo qua trường lớp. Do đó, bạn có thể sẽ khá chật vật trong công việc nếu kỹ năng còn hạn chế khi vội vàng chuyển qua ngành Marketing.

3. Lương khởi điểm thấp 

Phòng ban Marketing là bộ phận gần như có ở mọi công ty cùng với nhiều đầu việc khác nhau nên nhu cầu tuyển dụng lúc nào cũng lớn. Hiện nay, vẫn có doanh nghiệp vẫn chấp nhận ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm kể cả người trái ngành. Nhưng nếu các bạn là dân trái ngành không có kinh nghiệm thì mức lương khởi điểm thường sẽ không cao hoặc làm không lương trong giai đoạn đầu. Do đó, nếu muốn được làm ở vị trí cao cùng với mức lương tốt đòi hỏi các bạn phải có kinh nghiệm thực chiến dày dặn. Đây cũng một trong các rào cản đối với người trái ngành khi chuyển qua Marketing

4. Sự cạnh tranh khốc liệt

Marketing được xếp vào danh mục “top” những ngành hút nhân lực nhất trong thời gian gần đây nên số lượng ứng viên trong ngành này là rất lớn, đặc biệt là các bạn trẻ Gen Z năng động sáng tạo. Dựa theo báo cáo lương 2022 của NaviGos, mức lương khởi điểm cho vị trí nhân viên Marketing dao động từ 8 -12 triệu đồng, từ cấp quản lý trở lên dao động từ 16 – 30 triệu đồng đây là những con số cực kỳ hấp dẫn. Do đó, dân trái ngành sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh là cực kỳ khốc liệt trong ngành Marketing.

Chuẩn bị cho việc chuyển ngành

1. Chủ động trau dồi kiến thức về Marketing.

Để biết được kiến thức về Marketing, các bạn cần có sự chủ động trong việc tìm hiểu và trau dồi kiến thức. Với một số nguồn học như trang báo điện tử về Marketing, các bài viết phân tích case study của các cá nhân có uy tín, tài liệu miễn phí và đọc sách. Tuy nhiên, các bạn nên tìm đọc các tài liệu từ cơ bản đến nâng cao để có nền tảng vững chắc và xác định được mảng công việc phù hợp để tìm hiểu sâu hơn. Ngoài ra, tham gia các khóa học ngắn hạn online hay offline cũng là một giải pháp cho dân trái ngành trong việc trau dồi kiến thức về Marketing và nhận chứng chỉ để làm đẹp profile. 

2. Rèn luyện kỹ năng và phát triển tư duy.

Có rất nhiều cách để các bạn rèn luyện kỹ năng cơ bản làm bàn đạp khi bước vào ngành Marketing. Đầu tiên, các bạn cần xác định mình sẽ đi theo mảng công việc nào, công việc đó yêu cầu  kỹ năng gì? Sau đó, bạn có thể rèn luyện bằng cách tự làm marketing cho chính mình, luyện viết blog cá nhân, tự lấy một vài case study đã có sẵn để phân tích, tham gia các cuộc thi,.v.v. Bài viết này gợi ý một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng nghiên cứu và phân tích số liệu, khả năng sáng tạo, viết lách, lập kế hoạch và quản lý thời gian, v.v. 

3. Tìm kiếm môi trường để tích lũy kinh nghiệm.

Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm luôn là bộ ba yêu cầu mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm thấy ở ứng viên. Do đó, dân trái ngành nên tìm kiếm cho mình một công ty, tổ chức phù hợp để thực tập hoặc làm việc ngay cả khi không được trả lương. Mục đích là để có cơ hội áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào công việc thực tế. Đây là cách để tích lũy kinh nghiệm thực chiến và phát triển tư duy khi làm việc trong ngành Marketing.

4. Kết nối với anh chị trong ngành để học hỏi

Để xác định liệu bản thân có thật sự phù hợp với ngành Marketing, người trái ngành nên kết nối với những người đã đi trước để lắng nghe những chia sẻ thực tế trong công việc để có cái nhìn tổng quan nhất và học hỏi thêm kinh nghiệm. Một số nền tảng giúp các bạn có thể kết nối với người trong ngành như Mentori, LinkedIn, các Group cộng đồng về Marketing trên Facebook,…Đây cũng là cách để dân trái ngành tránh được tình trạng mông lung về định hướng, tốn nhiều thời gian để nắm bắt công việc cuối cùng lại vất vả, lao đao trong vòng xoáy cạnh tranh.

Nếu bạn đang làm việc trong các ngành nghề khác, nhưng cảm thấy mình phù hợp và có sự say mê với Marketing thì đừng quá lo lắng khi bắt đầu theo đuổi. Internet đang ngày càng phát triển sẽ có rất nhiều cách giúp bạn có thể tìm kiếm tài liệu để học về Marketing, môi trường làm việc, cùng với việc rèn luyện kỹ năng mỗi ngày. Cuối cùng, mỗi ngành nghề đều sẽ có những thách thức và cơ hội khác nhau nên hãy kiên trì và đừng vội bỏ cuộc khi gặp thử thách. Không gì là không thể chinh phục được nếu bạn thực sự cố gắng.

Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành...

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu...

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và...

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp...

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa...

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao...

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị,...

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers