adsads
shutterstock 2113170026 1
Lượt Xem 3 K

Lắng nghe và đẩy mạnh kết nối

Gen Z luôn nhảy việc vì lý do tìm kiếm môi trường phù hợp hơn. Nhà quản lý nên lắng nghe những kỳ vọng của họ trong công việc và những khó khăn mà họ gặp phải và giúp họ cảm thấy bản thân được đánh giá cao.

Đồng thời, doanh nghiệp hãy tạo ra một văn hóa thúc đẩy tinh thần đồng đội để khuyến khích họ làm việc cùng nhau. Không những thế việc chia sẻ cũng chính là cách để hợp tác và giao tiếp mạnh mẽ.

Tạo sự linh hoạt

Trong khi các thế hệ trước đã thay đổi cách làm bằng cách thúc đẩy sự linh hoạt ở nơi làm việc, thì gen Z muốn tiếp tục phân rõ ràng giữa công việc và cuộc sống riêng tư hơn nữa. Vì vậy, quản lý cần tránh tạo cảm giác bó buộc cho nhân viên. Thay vào đó, bạn cần tạo ra lịch làm việc linh hoạt và cân bằng tốt với những mối quan tâm khác. Doanh nghiệp cũng có thể thể hiện sự tôn trọng thời gian cá nhân bằng cách cho phép các bạn làm việc từ xa. Như thế, người quản lý có thể quản lý gen Z một cách hiệu quả hơn.

Ưu tiên sức khỏe tâm thần

Gen Z có xu hướng dễ cảm thấy căng thẳng. Đồng thời, với việc tiếp nhận thông tin khoa học, họ hiểu được tác động của sự căng thẳng và tránh những tình huống khiến họ rơi vào trạng thái đó. Những điều khiến họ căng thẳng như vấn đề công việc; sức khỏe và tiền bạc. Nếu vấn đề không được giải quyết kịp thời, chúng sẽ tác động xấu tới sức khỏe tinh thần và ảnh hưởng tới năng suất của họ.

Hãy chú ý theo dõi tâm trạng của họ trong công việc và khuyến khích họ nói ra cảm giác của mình, đồng thời, người quản lý có thể giúp họ trau dồi các mẹo tâm lý để giảm căng thẳng ở nơi làm việc rất hữu ích. Việc thể hiện sự cảm thông và quan tâm, này khiến họ càng mong muốn đạt được những mục tiêu đề ra trong công việc, hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ổn định tài chính và đặc quyền của công việc

Khác với thế hệ Millennials, gen Z coi trọng an ninh tài chính và những đặc quyền cho một nhân viên hơn. Nhưng, những đặc quyền như miễn phí đồ ăn trưa cũng không thể giữ chân họ lại được bằng việc có bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Nhà quản lý có thể tham khảo một số cách dưới đây, để thu hút ứng viên cũng như giữ chân các gen Z ở lại:

  • Sử dụng kết hợp các lợi ích truyền thông như hỗ trợ y tế, quyền lợi chăm sóc sức khỏe hay chính sách thai sản cho phụ nữ, cũng chính là những thứ giúp gen Z có cái nhìn tốt về doanh nghiệp của bạn.
  • Điều chỉnh một số đặc quyền làm việc từ xa cho từng nhân viên thế hệ gen Z. Một số muốn làm tại nhà vài ngày trong một vài tuần.
  • Hãy sẵn sàng để thương lượng. Gen Z sẽ không chấp nhận mức lương nếu nó không tương xứng với giá trị của họ tạo ra. Nhưng nếu bạn cung cấp cho họ số tiền phù hợp, thế hệ này sẽ làm việc chăm chỉ hơn và lâu dài hơn.

Luôn phản hồi

Việc quản lý thế hệ nào cũng là một thách thức. Việc quản lý thế hệ gen Z trong công việc cần lưu ý một số vấn đề. Vấn đề quan trọng nhất chính là sự phản hồi, họ khao khát được phản hồi. Người quản lý phải thường xuyên cập nhật cho họ hiệu suất thường xuyên để họ biết được bản thân đang làm gì và những gì họ cần cải thiện là gì.

Độc lập và sở hữu

Thế hệ gen Z không bị thúc đẩy bởi chức danh công việc, nhưng không có nghĩa là họ từ chối hoàn toàn vai trò lãnh đạo. Là một thế hệ độc lập, các nhà quản lý nên tận dụng khả năng này của họ bằng cách:

  • Trao quyền chịu trách nhiệm cho phần dự án của họ.
  • Cho họ không gian chia sẻ ý tưởng của mình và sử dụng ý tưởng của họ để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.
  • Cung cấp cho họ các công cụ để nghiên cứu độc lập và sử dụng các khóa học khuyến khích sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

Lập kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp

Mặc dù, gen Z là một thế hệ ưu tiên làm những công việc mình yêu thích, nhưng họ cũng rất thực tế. Nên nếu công ty thiếu đi các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, nhân sự gen Z sẽ không muốn gắn bó lâu dài. Thế hệ này coi trọng tính di động và muốn làm việc cho các công ty có chính sách thúc đẩy từ bên trong. Để giữ chân nhân viên gen Z, hãy cho họ biết vị trí mơ ước của họ trong công ty của bạn để có thể đạt được ở đâu, khi nào và như thế nào, đồng thời tạo cho họ một mục tiêu phấn đấu và hướng dẫn họ tới thành công. Các nhà quản lý có thể xem xét tới những vấn đề như: học hỏi và phát triển, thúc đẩy nội bộ để cung cấp cho thể hệ nhân sự trẻ này động lực và tinh thần trách nhiệm tại nơi làm việc.

Thế hệ Gen Z đang bùng nổ, dự kiến đóng góp rất nhiều vào thị trường lao động hiện tại. Do đó, các nhà quản lý cần phải khôn khéo điều chỉnh sao cho phù hợp để có thể khai thác tiềm năng của nguồn nhân sự trẻ và nhiệt huyết này.

Xem thêm: Góp ý nhân viên thế nào cho khéo?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers