adsads
ngan hang sap doi dien voi khung hoang nhan su cap cao 1
Lượt Xem 65 K

Tại Hội thảo thường niên khu vực ASEAN 2014 với chủ đề “Lãnh đạo sự thay đổi” do Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính tổ chức vừa qua, một con số thống kê được ban tổ chức đưa ra rất đáng chú ý, đó là hiện có khoảng 4,84% nhân lực ngành ngân hàng đã trên 50 tuổi. Khoảng 5 – 10 năm nữa, đội ngũ lãnh đạo này sẽ tới tuổi nghỉ hưu. Đây là thế hệ đã tích lũy kinh nghiệm vô giá về vượt qua khủng hoảng, nếu không có kế hoạch phát huy tối đa kinh nghiệm của các chuyên gia này, toàn hệ thống sẽ lãng phí một nguồn lực vô cùng quý giá. 

 

Ngoài ra, hiện có khoảng 60% nhân lực ngân hàng dưới 30 tuổi. Trong vòng 10 năm tới, khi ở tuổi 40, lực lượng nhân sự này có thể được coi là thế hệ lãnh đạo kế cận nhiều tham vọng và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, dự kiến, số lượng nhân sự ngành ngân hàng tài chính được dự báo sẽ tiếp tục tăng khoảng từ 8 -10% hàng năm, đạt 240.000 người năm 2015 và 300.000 người vào năm 2020. 

 

Giai đoạn phát triển tới, quản lý cấp cao và đội ngũ chuyên gia được dự báo là tiếp tục khan hiếm. Trong đó, 3 vị trí khó tuyển và thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng nhất là: Chuyên gia quản lý rủi ro, Quản lý cấp trung  và Chuyên gia Tài chính Đầu tư. 

 

Các chuyên gia cảnh báo, khi đội ngũ lãnh đạo thế hệ 5x đến tuổi về hưu nếu không có một kế hoạch và chiến lược bền vững “nuôi dưỡng” những ứng viên sáng giá cho các vị trí quản lý cấp cao, thì hệ thống ngân hàng tới đây sẽ thiếu hụt trầm trọng đội ngũ lãnh đạo ngân hàng có đủ năng lực dẫn dắt hệ thống ngân hàng.

 

TS. Mana Lohatepanont – Giám đốc điều hành khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Tập đoàn Tư vấn Quản trị Boston Consulting Group (BCG) bổ sung, thị trường ngân hàng tới đây sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Người có năng lực sẽ dịch chuyển chứ không gắn vào một thị trường nhất định. Vì thế, nếu không muốn phải “nhập khẩu” nhân sự cấp cao thì các ngân hàng cần phải nhanh chóng hoạch định chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực ngân hàng với những kỹ năng quản lý theo đúng chuẩn của khu vực. “Các ngân hàng cần nhìn nhận nguồn nhân lực như một tài sản tương ứng với việc tối ưu hóa hiệu quả đầu tư của tài sản này để đón đầu xu thế phát triển mới sau quá trình “thay máu” – TS. Mana chia sẻ.

 

Theo Hòa Thu – Báo Bưu Điện Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers