Xác định niềm đam mê của mình
Khi bạn có ý định thay đổi công việc của mình, hãy tự hỏi và đánh giá lại bản thân mình về những gì mà bạn thích làm và những điều bạn không thích trong lĩnh vực nghề nghiệp hiện tại của bạn. Bạn có thể tự đặt ra các câu hỏi cho bản thân như: tôi thích gì về nghề nghiệp hiện tại của mình? Điều gì đã lôi kéo tôi vào sự nghiệp? Những điểm mà tôi không thích khi phải làm công việc này?
Việc đặt ra những câu hỏi này giúp bạn xác định được công việc mơ ước của bạn là gì? Liệu bạn có cần phải bắt đầu lại từ đầu hay tiếp tục phát huy ở nghề cũ. Việc tự đánh giá bản thân này sẽ giúp bạn biết được bản thân có những thế mạnh gì, những gì đang thiếu và còn giúp bạn học cách theo đuổi những gì bạn muốn.
Kiểm tra mạng lưới cá nhân và công việc
Mạng lưới công việc của bạn bao gồm tất cả những cá nhân trong lĩnh vực nghề nghiệp hiện tại của bạn, có thể là người đồng nghiệp, sếp của bạn, đồng nghiệp cũ hay người sếp cũ, thậm chí cả mối quan hệ đối tác như khách hàng của bạn. Họ cũng có thể trở thành những người giúp bạn tìm kiếm được công việc mong muốn của bạn. Bạn nên ưu tiên liên hệ cho những người đang làm trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đang quan tâm. Hãy thử hẹn gặp mặt một buổi cafe hay một bữa ăn với họ và có thể bạn sẽ thu thập được thông tin có lợi cho việc tìm kiếm công việc của mình. Ngoài ra, một buổi trò chuyện sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích, đôi khi những lời khuyên của họ sẽ giúp bạn hiểu được bản thân phù hợp với ngành nào.
Nếu như bạn không có ai trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đang quan tâm, thì bạn có thể liên hệ qua những người có mạng xã hội rộng hơn. Mỗi người có một mạng xã hội khác nhau và biết đâu, họ lại có thể giúp bạn liên hệ được với người đang làm việc trong ngành mà bạn muốn tìm hiểu. Việc tạo các mối quan hệ của bạn không chỉ giúp bạn thu thập được những thông tin mà còn mở ra các cơ hội mới trong tương lai.
Học kỹ năng mới
Khi bạn muốn chuyển ngành nhưng lo lắng sẽ không thể đáp ứng được công việc. Thay vì bạn ngồi đó và suy nghĩ lo lắng ngày qua ngày, bạn nên đứng dậy và hành động ngay lập tức. Có thể bạn không có tất cả các kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng công việc mới, bạn muốn hiểu sâu hơn về kỹ năng cần có, hãy thử hỏi những mối quan hệ của bạn trong ngành, rằng bạn đang cần bổ sung những kỹ năng gì và bạn nên làm gì để đạt được những kỹ năng đó.
Hiện nay, có rất nhiều khóa học trực tuyến cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng bạn cần cho công việc mới của bạn. Hoặc, bạn có thể xin trở thành tình nguyện viên hoặc cộng tác viên để giúp bạn đạt được các kỹ năng hữu ích để xây dựng cho sơ yếu lý lịch của bạn.
Làm công việc tạm thời để có tiền trang trải
Việc ngồi lâu và suy nghĩ quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy áp lực nhiều hơn. Và, những chiếc hóa đơn sẽ không thể tự mình thanh toán chúng. Thay vì ngồi nhà và áp lực, bạn có thể lựa chọn đi làm một công việc khác tạm thời hoặc một công việc thời vụ. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và giúp bạn có thêm được nhiều sự lựa chọn khác nhau trong công việc. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bạn giải quyết được vấn đề tài chính của bản thân trong lúc đi tìm kiếm một công việc lâu dài.
Nếu như bạn không thích di chuyển ra ngoài, bạn có thể thêm một lựa chọn nữa trong mục tìm kiếm công việc mơ ước của mình, là làm việc trực tuyến. Có rất nhiều các trang tuyển dụng uy tín hay những nhóm tuyển dụng cộng tác viên trả lương cao nhưng yêu cầu thạo nghề. Và, bạn cũng cần cảnh giác với thông tin tuyển dụng “dởm”.
Sửa lại sơ yếu lý lịch
Đã bao lâu rồi, bạn chưa sửa hay cập nhật thông tin gì mới lên CV của mình. Bạn nên cập nhật sơ yếu lý lịch của mình thường xuyên để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn trước. Đặc biệt, khi người tuyển dụng đọc CV của bạn, họ sẽ đánh giá bạn có những kỹ năng như thế nào hay những kinh nghiệm mà bạn có được trong quá trình đi làm. Vậy nên, bạn nên nhớ cập nhật sơ yếu lý lịch của mình để bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển.
Kiên trì
Mặc dù thế hệ trẻ hiện nay đang dần dần thay chỗ những người lao động lớn tuổi, nhưng bạn đừng quá áp lực hay lo lắng. Bởi vì những kinh nghiệm, đào tạo và kỹ năng mà bạn có từ lúc trước sẽ trở thành điều kiện bạn tìm được công việc mới tốt hơn, giúp bạn bứt phá khỏi vòng an toàn và tiến tới một chân trời mới. Ở một số vị trí, doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải là người có kinh nghiệm dày dặn hơn là những sinh viên mới ra trường. Công việc sẽ không thể nào rơi xuống tới chỗ bạn sau khi bạn quyết định nghỉ việc, chính vì thế, bạn cần kiên trì trong quyết định của mình, dũng cảm trong việc tìm kiếm công việc mơ ước của mình.
> Xem thêm: Nhà tuyển dụng bị ứng viên ngó lơ. Làm thế nào để xoay trở tình thế?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.