• .
adsads
12 1200x900 scaled
Lượt Xem 5 K

Bỗng một ngày đẹp trời, công ty cũ gửi cho bạn một đề xuất về vị trí, mong mỏi bạn có thể quay lại làm việc ở chỗ họ. Những tình huống trên không phải là những tình huống khó gặp, nhưng cũng khiến nhiều người cảm thấy bối rối. Bởi vì bạn đã rời đi rồi, nhưng những đãi ngộ ở các công ty hiện tại lại không tốt bằng công ty cũ, khiến bạn mong nhớ lại quãng thời gian ở công ty. Hoặc mọi người sẽ nghĩ gì về bạn khi bạn quay lại công ty, sau khi nghỉ việc một thời gian.

Tạm thời hãy gạt bỏ những băn khoăn đó, bạn có thể suy nghĩ về lợi ích của việc này. Nếu bạn phân vân có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không, bạn có thể tham khảo bài viết để tìm ra câu trả lời cho bản thân.

Thăng chức sai người - quay đầu có còn thấy bờ?

Cân nhắc trước khi đưa ra quyết định

Lý do nghỉ việc trước đây là gì?

Đầu tiên, bạn nên thành thật với bản thân về lý do này, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, nguyên khách quan để bạn nghỉ việc tại công ty cũ, ví dụ như: đi lại không thuật lợi; bạn không có cơ hội thăng tiến; môi trường làm việc áp lực; mâu thuẫn với cấp trên, đồng nghiệp…

Những câu hỏi về lý do nghỉ việc tưởng chừng đơn giản nhưng rất quan trọng, bởi vì bạn cần làm rõ những nguyên nhân này để bản thân không bị mắc vào sai lầm cũ nữa. Hiện tại, những lý do đó còn tồn tại hay không? Chúng còn là yếu tố để bạn nghỉ việc một lần nữa không?

Bạn cũng cần nhớ lại bạn đã trình bày lý do nghỉ việc gì với cấp trên và nhân sự. Nếu như bạn nhớ được và thành thật, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng trong việc thuyết phục họ rằng những vấn đề kia không còn tồn tại nữa, cũng như chính bạn tự hỏi bản thân mình những vấn đề đó còn hay không.

Cảm giác nuối tiếc

Đôi khi, mọi người rời bỏ công việc phù hợp để đi tìm định hướng mới, với mức đãi ngộ tốt hơn. Mặc dù, bạn đã chuyển việc, thậm chí công việc đó giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng trải qua một thời gian, bạn phát hiện ra công việc cũ mới là công việc thực sự phù hợp với bạn. Bởi vì, sau khi bạn trải qua một thời gian với công việc mới và bạn nhận ra những mong muốn và nhu cầu của bạn đối với công việc là gì. Nhận thức mới này khiến bạn thấy được công việc cũ mới là lựa chọn tố cho bạn lúc này.

Trải qua những thử thách mới, khám phá các lựa chọn và sở thích của bạn. Và, bạn có đủ thời gian để nhìn cuộc sống theo hướng mới, bạn nhận ra rằng công việc cũ mới là công việc phù hợp. Đừng ngần ngại trong việc xin quay lại, bởi bạn đã có được những kinh nghiệm chuyên môn mới. Chính những kinh nghiệm này lại có thể giúp bạn đủ điều kiện hơn đề làm việc tại công ty cũ của mình.

Quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũ như thế nào

Việc duy trì các mối quan hệ tốt sau khi rời công ty cũ cũng rất quan trọng, bởi vì khi bạn sẽ không biết họ thay đổi ra sao sau khi bạn rời đi và họ cũng không biết bạn thay đổi thế nào. Tất nhiên, việc giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ hay với cấp trên giúp bạn giữ được thiện cảm với họ, họ sẽ hiểu và thông cảm cho lý do của bạn hơn, thậm chí, còn giúp bạn biết được các thông tin tuyển dụng và cân nhắc bạn cho vị trí nhiều hơn.

Ngoài ra, nếu như đồng nghiệp là điều khiến công việc có ý nghĩa với bạn, bạn có thể quay lại công việc cũ để có thể được làm việc với đồng nghiệp. Tuy nhiên, khi bạn vắng mặt, nhóm của bạn có thể đã thêm một vài người nữa. Khi bạn quay lại, bạn có thêm cơ hội làm việc với nhóm cũ, cũng có được cảm giác mới khi hợp tác cùng với đồng nghiệp mới.

Bạn đã rời công ty như thế nào?

Thái độ của bạn khi nghỉ việc có ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ của bạn với những người còn lại và cách nhìn của họ về bạn. Bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình chưa? Bàn giao hết tất cả công việc và đồ đạc, đã đào tạo người mới, không có mâu thuẫn gì với đồng nghiệp hay sếp? Bạn cũng không nói xấu về công ty khi ra đi?

Nếu bạn bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp và vô trách nhiệm, hời hợt trong công việc thì cơ hội quay lại công ty sẽ là rất thấp.

Mẹo để quay lại công ty cũ

  • Liên hệ với người quản lý cũ của bạn: Thay vì nộp đơn xin việc, bạn có thể liên hệ trực tiếp với sếp cũ của bạn, nên có một buổi gặp mặt trực tiếp với họ để thảo luận về việc bạn quay lại hay không. Bạn nên gọi thông báo cho họ biết trước khi nộp đơn là phép lịch sự. Và, tránh cho việc bạn bị loại ngay từ vòng xét duyệt hồ sơ, giúp bạn có cơ hội được trình bày lý do trở lại công ty.
  • Chứng minh cam kết: Bởi vì bạn đã từng nghỉ việc một lần rồi nên người quản lý của bạn sẽ rất e ngại nếu bạn nghỉ lần thứ 2. Bạn thể hiện lần này bạn quay lại sẽ tận tâm với công ty hơn, bạn tin tưởng vào mục tiêu của công ty.
  • Những kinh nghiệm trước đây của bạn: Một điểm có lợi của nhân viên cũ là bạn đã biết phương thức hoạt động của công ty, nếu công ty thuê lại bạn, họ sẽ đỡ tốn chi phí và thời gian đào tạo lại cho bạn.
  • Giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ: Hãy cố gắng giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ của bạn, điều này rất hữu ích nếu bạn muốn quay lại công ty. Những buổi cà phê hoặc ăn trưa, là cách giúp bạn duy trì những mối quan hệ này, nhóm của bạn sẽ vui mừng khi bạn quay trở lại công ty.
  • Cho bản thân thời gian: Bạn nên nhớ rằng mỗi công việc đều cần một khoảng thời gian để làm quen với nó. Trước khi đưa ra quyết định nào trong sự nghiệp của bạn, hãy cho bản thân có thời gian làm quen với công việc, đừng vì nản lòng mà từ bỏ.

 

Xem thêm: Cống hiến hết mình nhưng không được sếp công nhận, có nên nghỉ việc?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers