Vì là một công ty nhỏ nên sếp là người trực tiếp giao việc cho tôi và mọi người trong công ty. Sếp vốn là một người nghiêm khắc, cầu toàn, đôi khi có chút bảo thủ. Tôi phải luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách chỉn chu nhưng trong thời gian gấp gáp.
Nhiều lúc tôi nghĩ nếu được dẫn dắt được một người quản lý và đào tạo nhân sự thì sẽ tốt hơn nhiều, giống như người ta hay sử dụng từ “leader”. Tuy nhiên làm việc cùng với sếp cũ tôi đã ngộ ra được rất nhiều thứ. Sếp cũ của tôi vốn dĩ là boss chứ không phải là một leader tôi cần. Có một câu tôi từng đọc trên mạng thế này: “Bạn sẽ không nhận ra bạn đã bị đối xử như thế nào khi làm việc với một số người sếp không mẫu mực, cho đến khi bạn gặp người tốt hơn.”
Sếp là Boss hay Leader? Định nghĩa như thế nào mới chính xác ?
Đặt lợi nhuận lên hàng đầu
Đối với boss, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Boss có vai trò đảm bảo kết quả tài chính tốt nhất để giữ vững sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến nhân sự và khách hàng của mình liệu doanh nghiệp có thể tồn tại trong bao lâu. Lúc mới bắt đầu ai cũng nghĩ sếp rất tốt nhưng rồi tiếp xúc lâu dần ai cũng hiểu rõ con người sếp hơn. Trước mặt thì sếp nói chuyện vui vẻ hỏi thăm nhân viên, nhưng sau lưng thì sếp luôn luôn đặt phần lợi ở mình bằng bằng cách tính toán chi ly với nhân viên từ tiền lương, thời gian làm việc của nhân viên, chế độ bảo hiểm… Tôi chứng kiến nhân viên lần lượt nộp đơn nghỉ việc, bởi ở đây tất cả chúng tôi làm việc như một con robot, không có động lực hay bất kỳ hứng thú nào.
Ra lệnh
Tôi nghĩ mọi cuộc giao tiếp trong cuộc sống của chúng ta đều là văn hóa giao tiếp hai chiều. Thế nhưng, ở môi trường làm việc ấy, nhân viên chúng tôi chỉ có thể nghe theo lệnh của sếp. Sếp luôn đúng, ý tưởng của sếp là nhất. Tôi nghĩ nhân viên cũng nên được xem là cộng sự, là người đồng hành thay vì chỉ là những cổ máy răm rắp nghe theo lệnh cấp trên.
Bảo thủ
Trong công việc, nhân viên chúng tôi đều mong muốn đưa ra những ý tưởng, ý kiến nhằm đem lại hiệu quả trong công việc. Thế nhưng, thay vì cởi mở đón nhận, sếp luôn tỏ ra không hài lòng với những ý tưởng của nhân viên chúng tôi. Tất cả mọi suy nghĩ, sự sáng tạo nếu không theo kế hoạch sếp đã định sẵn đều không được chấp nhận. Sếp thường làm việc, quyết định mọi thứ theo cảm tính, những thứ trừu tượng chứ không nhìn vào thực tế vấn đề nhưng không muốn thay đổi, không dám thử sức với những điều mới, cũng vì thế mà công ty khó có thể phát triển.
Là một nhân viên, ai trong chúng ta cũng sẽ khao khát tìm được môi trường tốt để phát triển bản thân. Không chỉ là tiền lương, tôi còn mong muôn có một leader dẫn dắt, một người có định hướng rõ ràng về tổ chức và phát triển nhân lực, sẵn sàng hỗ trợ cấp dưới cùng khi cần. Đó là sự tương tác cần thiết trong công việc nói riêng và môi trường công sở nói chung. Làm việc với leader cũng mang đến động lực cố gắng chứ không phải chịu đựng sự áp đặt từ boss. Những yếu tố này quyết định rất lớn đến tinh thần, tâm trạng, thậm chí là con đường phát triển sự nghiệp của mỗi nhân viên. Dù là ai đi chăng nữa cũng đều mong mình gặp được leader để có thể theo chân và phát huy hết khả năng của mình ở nơi làm việc.
>>> Xem thêm: Chọn lối sống “an toàn” chốn công sở: Là khôn ngoan hay dại khờ?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
Trong môi trường công sở hiện nay, khái niệm về sếp và leader ngày càng được phân biệt rõ ràng. Một sếp thường chỉ là người quản lý, trong khi leader lại là người truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ đi đến thành công. Để trở thành một leader thực thụ, không chỉ cần kỹ năng quản lý, mà còn cần hiểu và phát huy tiềm năng của nhân viên.
Những công ty lớn như Bosch đang không ngừng tuyển dụng những vị trí giúp họ tìm ra các leader trong tương lai. Xem thêm về cơ hội tại Bosch tuyển dụng. Hay như LEGO, một công ty hàng đầu về sáng tạo và đổi mới, cũng đang tìm kiếm những ứng viên có khả năng lãnh đạo qua LEGO tuyển dụng.
Không chỉ có các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp nội địa như One Mount hay Shopee cũng luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên tài năng thông qua One Mount tuyển dụng và Shopee tuyển dụng. Với những ai đam mê ngành hàng tiêu dùng, Vinamilk cũng là nơi lý tưởng để phát triển sự nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại Vinamilk tuyển dụng.
Tại các khu vực như Củ Chi, nhu cầu việc làm cũng ngày càng gia tăng, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại việc làm Củ Chi. Đối với những ai yêu thích tự do, công việc freelance hoặc việc làm tại nhà cũng đang là xu hướng, giúp bạn làm việc linh hoạt và chủ động. Xem thêm chi tiết tại công việc freelance và việc làm tại nhà.
Để nắm bắt những cơ hội này, quá trình chuẩn bị hồ sơ và kỹ năng phỏng vấn là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo cách viết CV chuyên nghiệp tại viết CV và học hỏi thêm về các kỹ năng phỏng vấn qua tuyển dụng.
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.