adsads
Lựa chọn nào giữa thăng chức và nhảy việc nhưng lương gấp đôi?
Lượt Xem 10 K

Nhảy việc là chiến lược giúp bạn tăng lương ?

Ngày này, nhiều bạn trẻ xem nhảy việc là một chiến thuật để thay đổi thu nhập cho mình. Bởi đây là biện pháp được nhiều người áp dụng thành công. Chính vì thế, nhiều người “nhắm mắt đưa chân” làm theo. Liệu đây có phải là chiến lược hiệu quả trong mọi tình huống?

Chúng ta có thể bắt gặp những bài viết chia sẻ về cách nhảy việc được tăng lương hay vấn đề thảo luận lựa chọn thăng chức và nhảy việc nhưng lương gấp đôi ở hầu hết các diễn đàn. Các bài viết đều nhận về hàng trăm lượt bình luận khác nhau. Đa phần, mọi người vẫn luôn có niềm tin vững chắc nhảy việc sẽ được tăng lương. Thế mới thấy, tư tưởng này đã ăn sâu vào trong tâm trí nhiều người và họ cho rằng đây là cách hiệu quả để cải thiện thu nhập của chính mình.

Nhảy việc là chiến lược giúp bạn tăng lương?

Trên thực tế, hiện tượng này xuất hiện ở hầu hết các tầng lớp lao động. Nhiều người cho rằng, nếu chủ doanh nghiệp tốt và có chính sách thăng tiến, lương thưởng phù hợp đã có thể giữ chân người lao động. Ngược lại, kỳ vọng không như mong đợi là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều người dứt áo ra đi. Điều này không hề sai. Bởi mục đích chính của lao động là đảm bảo cuộc sống cho chính mình. Khi cuộc sống bấp bênh hoặc cảm thấy có nguy cơ bị đe dọa khó lòng “chôn mình” tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ thấy được vẻ hào nhoáng bên ngoài, không thấy được sự thật trần trụi ở trong. Không phải bất kỳ ai nhảy việc đều được tăng lương như mong muốn. Nhảy việc thành công hay thất bại phụ thuộc phần lớn vào giá trị, năng lực của chính bạn. Thế nên, trước khi quyết định lựa chọn thăng chức và nhảy việc để tăng lương hoặc muốn tìm môi trường mới, bạn cần biết rõ khả năng của mình đã đủ để rời đi chưa. Nếu chưa chắc chắn, hãy kiên nhẫn ẩn mình rèn luyện cứng cáp hơn trước khi có một cú bật xa nhé. 

Xem thêm: Có nên nhảy việc không? Thời điểm nào thích hợp để nhảy việc?

Thăng chức và nhảy việc, đâu là hướng đi đúng đắn ?

Trong mỗi chúng ta, ai cũng mong cầu có được thu nhập ổn và sự công nhận của người khác. Chính vì thế, nhiều người mắc kẹt giữa tiền tài và địa vị, không biết chọn sao cho lưỡng toàn.

Thăng chức và nhảy việc nhưng lương gấp đôi, lựa chọn nào đúng?

Chính tôi cũng từng rơi vào tình huống như thế. Trước đây, tôi làm việc cho một công ty Startup. Do gia nhập đầu tiên và có khả năng làm nhiều việc, tôi được đề bạt lên vị trí quản lý. Hằng ngày, tôi vẫn tự thỏa mãn với những gì mình đạt được và tận sức cống hiến cho công ty. Đến khi có dịp trò chuyện cùng cô bạn học ngày trước, tôi mới nhận ra lương của mình không bằng vị trí nhân viên của cô ấy đang làm. Lúc bấy giờ, tôi đan xen giữa nhiều cảm xúc lẫn lộn, những hoài nghi về câu trả lời về lương của cô bạn, những dấu chấm hỏi về vị trí hiện tại của mình hiện lên trong đầu. Liệu những cố gắng của mình đã thực sự được trả công xứng đáng? Giữa thăng chức và nhảy việc nhưng lương gấp đôi, đâu là lựa chọn đúng đắn cho tôi ở thời điểm hiện tại? Cuối cùng, tôi đã quyết định dứt áo ra đi sau 4 năm miệt mài làm việc. Tôi bỏ lại nhân viên thân cận, vị trí tôi hằng mơ ước để tìm môi trường mới. Chắc chắn, tôi biết mình không chọn ra đi vì lương. Bởi sau 2 tuần xem xét, tôi đã tự hỏi liệu mình có thăng tiến hơn được không ? Liệu lương của mình được trả cao nhất là bao nhiêu? Mình đã thực sự hài lòng với những gì đang có? Tôi đã không tìm thấy “nấc thang” mới nào ở nơi đây. Vì thế, tôi quyết định rời đi tìm hướng mới cho mình.

Với những kinh nghiệm mình từng trải qua, nhảy việc hay leo việc đều có những mặt lợi và hại song song. Nếu bạn không tìm thấy hướng phát triển mới tại doanh nghiệp, lựa chọn ra đi là cách không tồi chút nào. Tuy nhiên, để nhảy việc thành công bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đầu tiên, hãy xác định vị trí mình đang hướng tới và kiểu doanh nghiệp mình muốn làm. Điều này giúp bạn lựa chọn được môi trường làm việc phù hợp với mình. Tiếp theo, đừng quên chuẩn bị một cái đầu thông thái, đầy ắp những kiến thức chuyên môn cần có. Có như thế, bạn mới tự tin “trả giá” mức lương với nhà tuyển dụng. Và hơn hết, hãy chuẩn bị những kỹ năng phỏng vấn để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng mình. Nếu bạn đã sẵn sàng những hành trang đó, đừng ngại nhảy việc để tìm con đường mới cho tương lai của mình. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, chúng ta không dành quá nhiều thời gian lặp đi lặp lại cho những sai lầm. Bước đến môi trường mới bạn phải bắt đầu lại từ đầu. Bạn phải tập thích nghi với công việc, đồng nghiệp và xử lý tốt công việc. Nếu không thể làm tốt, bạn sẽ gặp rắc rối trong khoảng thời gian thử việc hoặc bị sa thải ngay khi mới chập chững bắt đầu. Vì thế, hãy suy nghĩ kỹ trước khi lựa chọn rời đi.

Ngược lại, nếu bạn vẫn tìm thấy cơ hội phát triển ở công ty hiện tại. Đừng nản lòng mà hãy cố gắng nỗ lực hết mình. Bởi những nhân viên lâu năm khi được cân nhắc lên vị trí cao hơn sẽ có địa vị vững chắc. Lúc này bạn sẽ không cần phải phân vân giữa thăng chức và nhảy việc để có lương tốt hơn. Hơn thế nữa, bạn không cần phải làm quen với môi trường mới. Bởi từng ngõ ngách, con người và công việc ở đây bạn đều quen thuộc. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để lấy sự tín nhiệm của mọi người.

Thế nên, việc lựa chọn nhảy việc hay ở lại được thăng chức còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Và không có một giả định nào là chính xác cả. Bạn nên so sánh kỹ lưỡng cơ hội phát triển và con đường tương lai bên nào tốt hơn. Từ đó, chúng ta hãy đưa ra quyết định đúng đắn cho riêng mình.

Với những chia sẻ nêu trên, hy vọng những ai còn đang chênh vênh không biết lựa chọn giữa thăng chức và nhảy việc nhưng tăng lương sao cho hợp lý sẽ tìm được hướng giải quyết cho riêng mình. Nếu thấy bài viết hay đừng ngại chia sẻ cho bạn bè hay đồng nghiệp nhé.

Xem thêm: Không phải IQ, đây là chỉ số giúp bạn gặt hái thành tựu trong công việc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers