Sếp là “cánh chim đầu đàn” dẫn dắt tập thể
Chúng ta vốn biết càng lên vị trí cao áp lực công việc càng nặng nề hơn bao giờ hết. Bởi sếp không chỉ chịu trách nhiệm trong công việc, mà còn chịu trách nhiệm định hướng cả một tập thể. Chính vì thế, sếp được ví như cánh chim đầu đàn mạnh mẽ nhất, cũng cô đơn nhất. Những áp lực vô hình và sự suy tồn của doanh nghiệp đều nằm trong quyết định của sếp. Thế nên, mỗi quyết định là từng bước đi được tính toán cẩn thận.
Doanh nghiệp phát triển hay thụt lùi đều liên quan mật thiết đến người đứng đầu này. Bởi thế, sếp luôn đóng vai trò quan trọng và là người sở hữu đầy đủ kiến thức và tư duy rộng mở nhất. Vì vậy, để trở thành người đứng đầu mang trọng trách trên vai luôn không hề dễ dàng. Ngoài những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sâu vào thực tiễn; vị trí lãnh đạo còn phải hội tụ đầy đủ tư duy – kỹ năng liên quan. Bên cạnh đó, sếp còn phải biết tự quản lý bản thân để làm gương cho cấp dưới.
Bởi thế, đứng ở đỉnh cao ít người với tới ngoài vinh quang còn là trách nhiệm mang nặng trên vai. Chúng ta phải đương đầu với nhiều thách thức và đòi hỏi người đứng đầu phải sáng suốt trong từng lời nói và quyết định. Để làm được điều đó là cả quá trình rèn luyện bản thân. Thế nên, vị trí nào cũng có cái giá của nó. Thuyền càng to phải chấp nhận sóng lớn. Vì vậy, bạn cần phải không ngừng rèn giũa bản thân trở thành thuyền trưởng vững tay lái trên mọi mặt trận. Bởi không ai khác, chính bạn là điểm tựa cho cả doanh nghiệp của mình.
Quản lý bản thân trước khi làm sếp
Như đã biết, sếp là tấm gương chỉ đường và định hướng cho doanh nghiệp. Ngoài những kiến thức cần thiết, vị lãnh đạo này cần phải biết quản lý bản thân trở thành khuôn mẫu để nhân viên kính trọng và noi theo, cụ thể như:
Quản lý cảm xúc
Chúng ta vốn biết vị trí càng cao áp lực và trách nhiệm càng nặng nề bấy nhiêu. Chính những áp lực từ công việc đè nặng lên tâm lý khiến nhiều sếp trở nên căng thẳng. Khi ngày qua ngày phải đối diện và bộn bề với những lo toan, nhiều lúc chúng ta có thể rơi vào trạng thái cáu gắt và mệt mỏi kéo dài.
Áp lực là thế, nhưng bạn không được phép thể hiện rõ cảm xúc ra ngoài. Bởi bạn là bộ mặt đại diện cho bộ phận có quyền hành tối cao ở doanh nghiệp, bạn cần học cách ẩn cảm xúc vào bên trong. Đừng để vui buồn lộ ra mặt hay tỏ thái độ với cấp dưới khi bực dọc, bởi đó là hành động thiếu chuyên nghiệp không nên có của cấp quản lý. Vì thế, quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố hàng đầu cần rèn luyện để trở thành cấp trên chuẩn mực.
Quản lý công việc
Hàng ngày, bạn phải đối diện hàng tá vấn đề cần phải giải quyết. Nếu không có kế hoạch và sắp xếp theo trình tự quan trọng giải quyết trước sẽ khiến bạn phải bơi trong đống công việc. Vì vậy, bước lên kế hoạch và sắp xếp công việc khoa học rất cần thiết. Hành động này giúp bạn nắm được đâu là vấn đề cần giải quyết trước. Từ đó, công việc được hoàn thành hiệu quả hơn.
Đặc biệt, sắp xếp công việc hiệu quả sẽ giúp bạn tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Tránh tình trạng phải chạy nước rút để theo kịp tiến độ. Từ đó, mọi vấn đề được giải quyết kịp thời và đạt năng suất hơn. Bên cạnh đó, lên kế hoạch công việc một cách khoa học còn giúp bạn sử dụng thời gian một cách tiết kiệm nhất. Vì vậy, đây được xem là yếu tố thứ hai cần phải có của một lãnh đạo thành công.
Quản lý lời nói
Con người luôn có những hỷ, nộ vô thường khác nhau. Khi tâm trạng vui, bạn có thể thoải mái nói ra hết những suy nghĩ của mình mà không mãi mai suy nghĩ. Nhưng vai trò của quản lý không được hành động như thế. Bởi vị trí cấp cao nắm nhiều thông tin bí mật của công ty. Lời nói không kiểm soát sẽ khiến bạn rơi vào tình thế vạ miệng. Hơn thế nữa, lời nói của sếp luôn có trọng lượng nhất định và không đơn giản chỉ là câu nói bông đùa. Vì thế, bạn cần cẩn trọng khi giao tiếp; mỗi cử chỉ và lời nói đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp.
Ngoài ra, vị trí lãnh đạo mỗi lời nói đều có giá trị như một quyết định. Bạn không còn là nhân viên để “tám” thoải mái chốn công sở. Bạn cần thể hiện sự uy nghiêm của một lãnh đạo để nhân viên kính trọng.
Quản lý năng lượng
Hàng ngày, công việc giải quyết vốn không có điểm dừng. Chúng ta đôi khi có thể hoạt động hàng giờ liên tục để giải quyết vấn đề cấp bách. Hoạt động hết công suất liên tục sẽ khiến bản thân rơi vào tình trạng mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Nhưng đang đóng vai trò là đầu tàu cầm lái, bạn không được phép để bản thân rơi vào trạng thái tê liệt. Bởi còn nhiều vấn đề vần đang chờ bạn xử lý hàng ngày.
Hãy học cách quản lý năng lượng của bản thân bằng cách ưu tiên giải quyết công việc khẩn cấp trước. Đừng quá dồn nén và tự tạo áp lực khiến bản thân mệt mỏi. Hãy tự đặt câu hỏi “ Đâu là việc quan trọng nhất ?” và tiến hành giải quyết chúng trước. Chỉ khi bạn xác định được tầm quan trọng của công việc và sắp xếp theo mức độ ưu tiên sẽ giúp bạn tập trung giải quyết vấn đề chính đạt hiệu quả nhất.
Trên thực tế, để trở thành nhà lãnh đạo tốt là cả quá trình rèn luyện bền bỉ theo năm tháng. Vị trí càng cao đòi hỏi bạn phải sở hữu nhiều yếu tố từ kiến thức đến những tố chất cần có của nhà lãnh đạo. Thông qua bài viết này, bạn đã và đang làm sếp nếu còn thiếu yếu tố nào trên đây hãy cố gắng trau dồi để trở nên chuyên nghiệp hơn nhé.
>> Xem thêm: Chốn công sở: Cách đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.