adsads
Shutterstock 2184026219 4
Lượt Xem 3 K

Trong môi trường làm việc, đôi lúc bạn phải đối mặt với đồng nghiệp “kém duyên” và chịu nhiều phiền phức từ họ gây ra. Họ không những làm chúng ta khó chịu mà còn tác động tiêu cực đến hiệu suất làm việc của mình. Nhất là khi bạn cần tập trung giải quyết vấn đề, tiếng cười nói, điện thoại của họ reo liên hồi hay đem cả đồ ăn vào văn phòng khiến bạn khó lòng tập trung vào công việc. Hành động của họ khiến bạn phải ở lại tăng ca sau giờ làm. Nghiêm trọng hơn, họ còn kéo tụt thành tích làm việc của chúng ta. 

Nếu bạn thường xuyên áp lực với deadline nhưng luôn bị “kẻ phá bĩnh” này làm ảnh hưởng, hãy áp dụng ngay 4 phương pháp sau:

Tập trung vào công việc

Không gian làm việc mở giúp mọi người dễ dàng trao đổi công việc và tránh cảm giác cô đơn khi phải làm việc một mình. Nhưng đối với công việc cần sự tập trung cao độ, đây được xem là cơn ác mộng thực sự. Nhất là khi bạn cần hoàn thành công việc gấp, cách tốt nhất là tập trung vào công việc chính của mình. Không ai có thể làm phiền nếu bạn không cho phép. Bạn có thể lờ đi câu chuyện của họ và chỉ nghĩ về vấn đề cần giải quyết. 

Đây là cách hiệu quả nhất giúp bạn tồn tại ở môi trường ồn ào nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp. Để thành công thực hiện, bạn phải tập cho mình tính tập trung cao độ và không để cho vấn đề bên ngoài chi phối tâm trí bạn.

Hạn chế tương tác

Hàng ngày, chúng ta phải thường xuyên giao tiếp với đồng nghiệp xung quanh để giải quyết công việc. Đôi khi để công việc thuận lợi, kết giao với đồng nghiệp là chiến thuật bạn cần thực hiện. Tuy nhiên, nếu đó là đồng nghiệp “phiền toái” nổi danh nơi làm việc, hạn chế tương tác với họ càng tốt. Bởi những đồng nghiệp đó có sở thích buôn chuyện, phàn nàn về công ty liên tục. Năng lượng tiêu cực từ họ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chúng ta. Mặt khác, những kiểu người này thường rất khó hoàn thành công việc tốt được. Bởi họ luôn tìm cách “tám” chuyện hơn tập trung vào công việc. Kết giao với họ chỉ khiến cấp trên đánh đồng bạn với họ. Tệ hơn, những đồng nghiệp này còn kéo thành tích làm việc của bạn đi xuống. Đừng để năng lượng xấu từ họ làm ảnh hưởng đến chúng ta. Nên càng hạn chế tương tác với nhóm người này càng tốt.

Dừng cuộc trò chuyện khi cần thiết

Trong môi trường làm việc, bạn không thể tuyệt giao với đồng nghiệp “phá bĩnh” kia. Bởi đây là cách cư xử thô lỗ và không chuyên nghiệp. Nhưng bạn phải làm gì khi cô đồng nghiệp bên cạnh cứ “thao thao bất tuyệt” câu chuyện của mình ? Trong trường hợp này, bạn có thể dừng lại câu chuyện bằng những cách sau:
+ Ra cảnh báo : Nếu bạn phải lắng nghe câu chuyện ngớ ngẩn từ đồng nghiệp, hãy chấm dứt nó bằng cách ra lời cảnh báo “ Tôi cần tập trung giải quyết vấn đề quan trọng cho sếp”. Câu nói đơn giản nhằm ra hiệu bạn muốn chấm dứt câu chuyện.

+ Chuyển hướng cuộc trò chuyện: Nếu bạn muốn tìm lại không gian yên tĩnh nhưng đồng nghiệp không thể im lặng vì “mắc nói”. Bạn có thể cho cái hẹn để giải quyết “vấn đề” của đồng nghiệp kia như sau “ Câu chuyện của bạn cũng lý thú đấy, hay chúng ta bàn vấn đề đó vào giờ ăn trưa nhé”. Đây là cách chấm dứt câu chuyện tế nhị không làm đồng nghiệp “quê” trước chúng ta. 

Dù là áp dụng cách nào, bạn chẳng có gì sai khi dừng lại cuộc trò chuyện vô nghĩa kia cả. Nếu bạn cứ mãi e dè và âm thầm chịu đựng chỉ khiến bản thân thêm stress hơn thôi. 

Báo cáo với quản lý

Nếu có thể, chúng ta luôn muốn giải quyết vấn đề trong êm đẹp. Trường hợp, bạn đã dùng mọi biện pháp nhưng không có hiệu quả. Tiếng ồn từ đồng nghiệp gây ảnh hưởng và làm tụt dốc năng suất làm việc của bạn. Lúc này, hãy báo cáo với quản lý để được can thiệp kịp thời. Bởi chẳng cấp trên nào muốn nhân viên phân tâm làm việc cả. Việc báo cáo đúng lúc, cấp trên có thể kiểm tra vấn đề và hỗ trợ “dẹp loạn” giúp bạn. 

Tuy nhiên, đây là biện pháp bạn buộc phải làm nếu không còn sự lựa chọn khác. Bởi cấp trên luôn có nhiều vấn đề cần giải quyết hàng ngày. Áp lực từ công việc đôi khi đủ khiến sếp stress và cảm thấy mệt mỏi. Vì thế, chuyện đơn giản có thể bỏ qua thì hãy cho nó qua đi. Đừng làm phiền sếp khi chưa cần thiết. 

Mặt khác, đồng nghiệp xung quanh có thể làm việc bình thường trong môi trường đó. Chỉ có mỗi bạn không thể chịu được thì nên xem lại vấn đề ở bạn. Tiếng ồn từ đồng nghiệp hay do chính bạn không đủ tập trung để làm việc ? Hãy suy nghĩ kỹ trước khi báo cáo lên cấp trên. Bởi một khi nhờ đến sếp nếu vô tình để đồng nghiệp biết được, bạn sẽ trở thành kẻ “mách lẻo” và bị cô lập nơi làm việc. Hãy cẩn thận với phương pháp này bạn nhé. 

Hằng ngày, chúng ta luôn phải tập trung cao độ để hoàn thành deadline. Đôi lúc công việc bị gián đoạn cũng chỉ vì đồng nghiệp “kém duyên” này. Nếu phải đối mặt với kiểu đồng nghiệp phiều toái như thế, đừng ngần ngại áp dụng luôn biện pháp trên để “xử đẹp” bạn nhé. Bởi vấn đề bạn cần quan tâm là hoàn thành tốt công việc được giao. Năng lực bạn được đánh giá dựa vào hiệu suất giải quyết công việc chứ không phải bạn kết thân được bao nhiêu người. Tuyệt đối đừng e dè nếu bị làm phiền bạn nhé.

>> Xem thêm: 5 tình huống thực tế và cách giải quyết dành cho lãnh đạo

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers