adsads
Lượt Xem 5 K

Để có một cuộc tranh luận văn minh, chúng ta cần có khả năng kiềm chế cảm xúc và kỹ năng phản biện hiệu quả. Vậy làm thế nào để cuộc tranh luận hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu 5 thủ thuật sau đây:

Tranh luận không tranh cãi

Môi trường công sở tập hợp nhiều người với những tính cách đa dạng như một xã hội thu nhỏ. Chính vì thế, sự bất đồng quan điểm là điều tất yếu rất dễ xảy ra. Làm sao để tranh luận với đồng nghiệp một cách văn minh là cả một nghệ thuật. Bởi bạn không đủ khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ dễ biến thành một cuộc tranh cãi phi nghĩa. Nhất là khi trong mỗi chúng ta luôn tồn tại bản ngã quá lớn, không ai chịu nhận sai về mình. Vì thế, một chút cảm xúc vô tình lẫn vào công việc dễ gây nên các cuộc tranh cãi ngoài ý muốn.

Chúng khiến ta vừa tốn thời gian, công sức lại không giải quyết được vấn đề. Hơn thế nữa, hành động này sẽ biến bạn thành kẻ hiếu chiến nơi công sở. Chẳng ai thích giao tiếp hay va vào “thánh thị phi” để chuốc lấy rắc rối cho mình. Vì thế, tranh luận là một kỹ năng giao tiếp rất quan trọng cần phải có. Làm sao để phản biện một cách thông minh là cả một kho tàng bí quyết cần phải trau dồi thường xuyên. 

Thủ thuật cần biết khi tranh luận

Một cuộc tranh luận thành công phải có sự tương tác từ hai phía và đi đến kết quả thống nhất cuối cùng. Tuy nhiên, khi sự bất đồng ý kiến đẩy lên cao trào, nếu không biết cách điều khiển cảm xúc và xử lý khéo léo sẽ gây nhiều tác hại không lường. Trường hợp nhẹ, cuộc tranh luận sẽ khó đi đến kết quả mỹ mãn, ngược lại; nó sẽ biến thành cuộc chiến tranh mang tính sát thương một mất một còn. Từ đó, mối quan hệ giữa đồng nghiệp bị rạn nứt hoặc hình ảnh của bạn sẽ xấu đi trong mắt người khác. Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực trên, hãy cũng xem qua những bí kíp sau đây nhé.

1, Không tranh luận vô cớ

Vốn dĩ, được người thương rất khó, làm mất lòng người lại dễ. Thế nên, đừng dại va vào những cuộc tranh luận vô nghĩa. Nếu bạn và đồng nghiệp bất đồng quan điểm công việc, hãy cùng ngồi lại thương thảo để tháo gỡ khúc mắc. Trong cùng công ty, chúng ta cần hiểu và phối hợp với nhau để công việc được giải quyết nhịp nhàng. Trường hợp này, phản biện để tìm ra hướng đi chung trong công việc là hoàn toàn hợp lý. Đừng biến môi trường công sở thành nơi buôn chuyện phiếm và những cuộc cãi vã ngoài lề. 

Vì thế, hãy suy nghĩ kỹ về vấn đề cần tranh luận trước khi nêu ra ý kiến. Liệu đây là vấn đề chung tập thể đang quan tâm, hay chỉ là chấp niệm của riêng bạn ? Xác định rõ được điều này là yếu tố tiên quyết giúp bạn giảm bớt cuộc tranh cãi không đáng có.  

2, Không tranh luận khi nóng giận

Người ta thường nói “ giận quá mất khôn”. Thật đúng như vậy, khi cảm xúc lấn át lý trí cũng là lúc chúng ta khó kiểm soát được hành vi của mình. Thay vì giải quyết vấn đề, chúng ta thường có xu hướng công kích và hạ bệ đối phương. Để rồi khi cơn giận qua đi, liệu quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau còn thân thiết như xưa ? Hay cảm giác ngại ngùng, tiếc nuối cho hành động bốc đồng đã trở nên quá muộn. 

Hơn thế nữa, chúng ta thường không thể giải quyết công việc khi nóng giận. Vì thế, hãy tập tính bình tĩnh giải quyết chúng. Nếu cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc, bạn có thể hẹn giải quyết vấn đề vào thời điểm khác. Đừng lớn tiếng hay tấn công người khác chỉ vì bạn không biết quản lý cảm xúc của mình. 

3, Tôn trọng người khác

Dù bất kỳ ai cũng đều có nhu cầu được lắng nghe và tôn trọng. Thế nên, bạn cần thể hiện thiện chí muốn trao đổi hai chiều nhằm đi đến kết quả tốt nhất. Ngoài trình bày hãy học cách tiếp nhận ý kiến của đồng nghiệp để tìm được điểm chung của công việc. Đây là yếu tố then chốt cho mọi cuộc giao tiếp thành công. 

Hãy phân tích vấn đề xem họ đúng và sai ở điểm nào. Đừng cố gắng gạt bỏ ý kiến của người khác chỉ vì họ bất đồng quan điểm với mình. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không dùng ngôn từ thù địch hay xúc phạm đồng nghiệp. Bởi mọi người vẫn đang nhìn vào hành động của bạn để nhận xét. Đừng để sai lầm nhất thời đi theo bạn suốt cả cuộc đời. 

4, Không đem chuyện cá nhân vào công việc

Vốn biết, công tư phân minh trong công việc là điều hiển nhiên. Nhưng chúng ta thường có xu hướng đặt tình cảm khi xử lý việc chung. Hành vi này hoàn toàn không được khuyến khích bởi nó thường mang tiêu cực vào công việc. Trước mỗi cuộc tranh luận, bạn cần xác định đó là vấn đề của tập thể hay của riêng bạn ? 

Đừng biến nơi làm việc thành cuộc chiến của cá nhân bạn. Tuyệt đối không kéo bè phái vào vấn đề tranh luận để áp đảo đối phương. Hãy học cách xác định được vấn đề trước khi “tham chiến” bạn nhé.  

5, Biết thỏa hiệp khi cần thiết

Tranh luận trong công sở mục đích giải quyết công việc chung của tập thể. Đây không phải cuộc cạnh tranh manh tính hơn thua với bạn bè, người thân nên không nhất thiết phải giành được chiến thắng. Mục đích cuối cùng của cuộc tranh luận là tìm ra điểm bất đồng trong công việc. Nếu cuộc tranh luận trở nên kịch tính, bạn có thể chọn cách “ rút lui” tạm thời chờ giải quyết sau. Bất luận đối phương đúng hay sai, khi cuộc đối thoại trở nên căng thẳng sẽ dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Rút lui đúng lúc cũng là cách giúp xoa dịu lại cảm xúc hiệu quả. 

Mặt khác, tranh luận nhằm tìm ra tiếng nói chung. Bạn cần biết chấp nhận ý kiến của tập thể, dù điều đó đi ngược với quan điểm của bạn. 

Trên đây là những bí quyết giúp bạn có được cuộc tranh luận đúng nghĩa. Đừng vì một phút thiếu kiềm chế ảnh hưởng đến kết quả công việc và đánh giá của người khác về bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn rèn luyện được kỹ năng tranh luận cho chính mình. 

>> Xem thêm: Khôn khéo mới có thể đối phó với nhân viên tiêu cực

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội tuyệt vời để tạo ra những nội dung sáng tạo,...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers