adsads
shutterstock 1723052338
Lượt Xem 4 K

Điêu đứng vì đại dịch

Covid-19 khiến người lao động phải đối mặt với vô vàn thách thức: nghỉ việc không lương, thu nhập không ổn định, không có việc làm,… Thực trạng này cũng có tác động không nhỏ đến việc phân bổ mật độ lao động. Nhiều người bị mất việc lựa chọn về quê do không đủ khả năng trang trải chi phí sinh hoạt. Một bộ phận khác lại quyết định rời thành phố vì nỗi lo “không biết bao giờ thì dịch bệnh bùng lại?”.

Thời gian vừa qua, hình ảnh những dòng người hối hả trong công cuộc “hành hương”  chắc hẳn đã để lại cho chúng ta rất nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Bởi vì, cơ hội việc làm ở khu vực nông thôn, tỉnh lẻ vẫn luôn rất ít. Với mức thu nhập thấp hoặc không ổn định khiến người lao động khó lòng giải tỏa được nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền”.

Vậy những người mất việc cố bám trụ lại thành phố thì sao? Phần lớn trong số họ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Ngoài chi phí sinh hoạt đắt đỏ, họ còn phải gánh trên vai trách nhiệm san sẻ kinh tế với gia đình.

Cơ hội nào dành cho người vừa mất việc sau đại dịch

Sau đại dịch, nền kinh tế cần có thời gian phục hồi và ổn định trở lại. Do đó, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ không nhiều. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa rằng: người mất việc không có cơ hội nào để phát triển.

Để giúp người lao động tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đã triển khai gói hỗ trợ 4.500 tỷ đồng để phục vụ công tác đào tạo, nâng cao chất lượng lao động. Đây chính là cơ hội tốt để giúp người lao động trang bị những kiến thức, kỹ năng cho mình. Đồng thời, củng cố năng lực cạnh tranh, tự kiến tạo cơ hội việc làm sau đại dịch.

Bên cạnh đó, các sàn giao dịch việc làm vẫn luôn hoạt động hết công suất nhằm mục đích kết nối người lao động và doanh nghiệp. Người mất việc nên tích cực tham gia ngày hội việc làm hoặc các hội thảo để có thể tìm kiếm nhiều cơ hội hơn.

Covid-19 đã làm thay đổi tư duy, định hướng của rất nhiều người. Trước những ảnh hưởng khủng khiếp của đại dịch, về quê phát triển kinh tế cũng là một định hướng không tồi. Dĩ nhiên khi bắt đầu khởi nghiệp, bất kỳ ai cũng sẽ có rất nhiều nỗi lo về nguồn vốn, kinh nghiệm,.. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng nguồn vốn vay từ ngân sách và học tập những kinh nghiệm của mô hình phát triển kinh tế mẫu thì lập nghiệp tại quê hương cũng là một cơ hội tốt để người trẻ thử thách bản thân sau đại dịch.

Ngoài ra, người mất việc cũng nên cân nhắc chuyển dịch sang các ngành kinh tế khác để có nhiều cơ hội hơn. Covid-19 tác động đến tất cả các ngành kinh tế nhưng mức độ tác động không giống nhau. Ví dụ như du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nếu bạn đang làm việc trong ngành này và không muốn chuyển ngành thì có thể bạn sẽ phải “đứng im” trong một vài năm tới. Vì vậy, nếu muốn tìm kiếm cơ hội để phát triển, bạn bắt buộc phải thay đổi tư duy.

Ngược lại, các ngành chế biến và cung cấp nhu yếu phẩm, vận chuyển nội bộ bị ảnh hưởng ít hơn. Người mất việc nên nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội trong các ngành này. Khả năng thích nghi là yếu tố quan trọng giúp bạn tồn tại trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hiện nay.

Thêm vào đó, người mất việc cũng có thể tận dụng thời gian để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các kênh làm việc và học tập online ra đời rất nhiều. Khi chưa tìm được việc làm phù hợp, bạn nên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, học thêm kỹ năng mới hoặc làm một công việc online. Mảng chăm sóc khách hàng, content marketing, sale online,…vẫn cần tuyển khá nhiều nhân sự.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như tik tok, facebook, youtube,… đã tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề mới phát triển. Tiêu biểu như livestream, KOL, bán hàng online,… Nếu có đủ tự tin, người mất việc hoàn toàn có thể thử sức với các nền tảng này. Mở lớp học online cũng là một ý tưởng hay dành cho những người có kiến thức chuyên môn hoặc ngoại ngữ tốt.

Trước nguy cơ covid – 19 có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào, người lao động cần phải học cách “sống chung” với đại dịch. Sau đại dịch, người mất việc vẫn còn có rất nhiều cơ hội để phát triển nếu họ đủ cố gắng. Điều quan trọng mà họ cần làm bây giờ là không ngừng nâng cao năng lực của bản thân để đón đầu khi cơ hội tới.

 

>> Xem thêm: Tuyệt chiêu chủ động trong công việc để thành công

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers