adsads
shutterstock 2032300001
Lượt Xem 1 K

Quay trở lại thói quen cũ của bạn

Có thể là thói quen hàng ngày của bạn đã thay đổi khi làm việc ở nhà, hãy bắt đầu quay trở về với các thói quen cũ của bạn một tuần trước khi bạn trở lại nơi làm việc. Ví dụ: bắt đầu chuẩn bị bữa trưa vào đêm hôm trước hoặc dần dần thức dậy sớm hơn mỗi ngày để điều chỉnh thời gian đi làm. Bằng cách điều chỉnh thói quen làm việc cũ của bạn trước khi bạn quay trở lại, nó sẽ giúp cơ thể và tâm lý của bạn tự điều chỉnh chính nó và sẽ không gây ra stress hoặc sự mệt mỏi không đáng có.

Lên kế hoạch trước

Hãy suy nghĩ kỹ xem bạn nên làm gì nếu sự lo lắng của bạn tăng cao trong khi làm việc. Lập kế hoạch với nội dung làm thế nào bạn để bình tĩnh lại và bạn sẽ đi đến đâu để thực hiện điều đó. Ví dụ như hãy bước ra ngoài văn phòng để tận hưởng không khí trong lành hoặc chuẩn bị sẵn một bài hát yêu thích để nghe mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc uể oải. Bạn không thể đoán trước được liệu mình có bị lo lắng trong khi làm việc hay không, nhưng chỉ cần có một kế hoạch mà bạn có thể thực hiện mỗi khi sự lo lắng đánh gục bạn sẽ rất hữu ích. 

Dọn dẹp gọn gàng chỗ làm việc 

Nếu bạn không đến văn phòng trong nhiều tháng, rất có thể bàn làm việc của bạn sẽ cần dọn dẹp. Hãy đến sớm hơn một chút ở ngày đầu tiên quay về nơi làm việc để làm việc để dọn dẹp bàn làm việc. Hãy cố gắng lau bụi, vứt bỏ những cây cảnh đã bị chết do thiếu nước và đồ ăn nhẹ đã hết hạn sử dụng và thu dọn mọi thứ lộn xộn còn sót lại từ nhiều tháng trước. Môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng rất có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Luôn nghĩ đến những điều tích cực

Trở lại nơi làm việc có nhiều lợi ích! Ngoài việc một lần nữa tận hưởng thời gian với đồng nghiệp, ngôi nhà của bạn sẽ không còn thực hiện nhiệm vụ kép như không gian làm việc nữa. Nhiều người trong chúng ta đã phải vật lộn để làm việc tại nhà với những đứa trẻ nghịch ngợm cần được trông nom hoặc phải tạo không gian làm việc tạm thời ngoài bàn ăn trong phòng ăn. Quay trở lại văn phòng giúp loại bỏ một số phiền toái đi kèm với việc làm việc ở nhà toàn thời gian. 

Một mẹo nhỏ có thể giúp bạn giữ cho bản thân mình luôn tích cực đó là mỗi buổi sáng, hãy viết ra ba điều hàng đầu mà bạn muốn hoàn thành trong ngày hôm đó. Bằng cách tạo ra một  danh sách ưu tiên một số công việc nào đó cụ thể mỗi ngày, có thể giúp bạn tập trung ý định của mình và tạo ra một kế hoạch cụ thể có nhiều khả năng dẫn đến việc thực hiện, nỗ lực và hiệu suất cao hơn. Nó cũng giúp chống lại sự phân tâm từ các mục “cần làm” khác mà bạn không có kế hoạch hoàn thành ngày hôm đó. Những mục tiêu không hoàn thành đè nặng tâm trí khiến bạn trở nên stress hơn, các nhà khoa học tâm ký giải thích là do bởi một thứ gọi là hiệu ứng Zeigarnik. Họ giải thích rằng mọi người thường ghi nhớ những nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc bị gián đoạn tốt hơn những nhiệm vụ đã hoàn thành bởi vì bộ não của chúng ta có xu hướng tập trung nhiều hơn vào những nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Hãy đồng cảm với bản thân và những người khác

Hãy nhớ rằng bạn khi bạn cảm thấy lo lắng và rất có thể bạn không phải là người duy nhất ở văn phòng cảm thấy như vậy. Mọi người đều có cách đối mặt và tâm lý khác nhau khi đại dịch xảy ra,vì vậy bạn có khả năng gặp những người ngày càng khắt khe khó chịu hơn. Chẳng hạn như họ không thích người khác chạm vào những thứ trong không gian cá nhân của họ và cảm thấy khó chịu khi ai đó nhắc đến họ. Tâm sự với người khác về sở thích của riêng bạn để người khác có thể tôn trọng họ và làm điều tương tự đối với những người xung quanh.

Đó là 5 mẹo mà chúng tôi tổng hợp dành riêng cho bạn. Hãy chuẩn bị cho bản thân để có thể trở lại làm việc hiệu quả và không bị quay cuồng bởi nó nhé! Chúc bạn luôn thành công trong công việc.

 

>> Xem thêm: Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers