adsads
ban da biet den van hoa cong so dac trung cua 10 quoc gia sau day ki 2 2
Lượt Xem 4 K

Việc hiểu biết về văn hoá công sở đặc trưng của các nước sau là không hề dư thừa hiện nay rất quan trọng. Bởi thế giới thời đại 4.0 giờ đây đã trở thành một thế giới phẳng. Khoảng cách giữa con người đang ngày càng trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Điều này dẫn đến sự bành trướng của các tập đoàn đa quốc gia ở tất cả các châu lục toàn cầu và mở ra nhiều cơ hội làm việc, phát triển năng lực bản thân dành cho nhân viên các cấp bên ngoài biên giới quốc gia. Cơ hội được làm việc tại nước ngoài chưa bao giờ rộng mở và đầy tiềm năng hơn bây giờ cả.

Tuy nhiên, trước khi đóng va li và đi, các ứng viên tiềm năng đừng quên tìm hiểu tổng quan về văn hoá công sở của đất nước mà họ chọn lựa (hoặc được chọn). “Nhập gia tuỳ tục”, sau đây là những văn hoá công sở đặc trưng của 10 quốc gia mà bạn cần lưu ý để dễ dàng hoà nhập hơn.

Cùng HR Insider tiếp tục tìm hiểu về văn hoá công sở đặc trưng của 5 quốc gia còn lại nhé.

6. Nhật Bản

  • Cúi người đúng cách khi chào nhau: 2 tay chắp sát vào người, lưng thẳng từ từ cúi xuống. Bạn cũng cần lưu ý rằng, người Nhật có 3 cách cúi đầu, áp dụng cho 3 nhóm đối tượng sau: Eshaku (Cúi đầu 15 độ – dành cho những người đồng cấp), Keirei (cúi đầu từ 30 – 35 độ – dành cho những người lớn tuổi, chức cao hơn mình) và cuối cùng là Saikerei (cúi đầu từ 45 – 60 độ, dùng để thể hiện thành ý, lời cảm ơn hoặc lời xin lôĩ). Đây được xem như văn hóa công sở đặc trưng tại công ty Nhật.
  • Danh thiếp luôn phải được giữ gìn cẩn thận: Người Nhật vô cùng đại kỵ việc bạn “pha trò” với danh thiếp của mình và họ càng khó chịu hơn khi thấy tờ danh thiếp của bạn chi chích những vết vẽ bậy. Đối với họ, đó là một hành động thiếu nghiêm túc trong văn hoá ứng xử kinh doanh.
  • Nhớ mang theo sổ và bút trong các buổi họp: Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ lưỡng của bạn, giúp đối tác và cấp trên đánh giá cao hơn về tính chỉnh chu và sự tỉ mẫn của nhân viên.
  • Đừng chì chiết lỗi của đồng nghiệp trước mặt đám đông: Người Nhật không bao giờ làm thế với chính nhân viên của mình. Họ cũng không mong đợi hành động tương tự từ những ứng viên quốc tế. Đó là một hành động khiến cho lòng tự trọng của đối phương bị tổn thương sâu sắc.

7. Các tiểu vương quốc Ả – Rập thống nhất (U.A.E)

  • Thư giới thiệu luôn tiên quyết: Trong văn hoá công sở của “xứ sở dầu mỏ”, người Ả – rập luôn muốn tìm hiểu ứng viên thông qua lời chứng của một bên thứ 3. Đối với họ, điều này còn quan trọng hơn là hồ sơ của ứng viên trước khi nhà tuyển dụng gọi bạn đi phỏng vấn.
  • Các cuộc họp thường bị “cao su”: Xuyên suốt buổi họp, người Ả – rập thường thích vừa trò chuyện, vừa tán dóc. Điều này giúp họ xua đi căng thẳng nhưng cũng khiến buổi họp nhanh chóng bị sao nhãng và mất tập trung.
  • Trang phục công sở phải cực kì chỉnh chu: Họ có văn hóa công sở là nam giới cần khoác áo sơ mi, mặc quần dài, đeo ca ra vát. Riêng phụ nữ, trang phục của họ yêu cầu phải thật kín đáo hết mức, cụ thể như váy của họ không được thấp hơn đầu gối.
  • Các cuộc họp đôi lúc diễn ra vô cùng căng thẳng: Người Ả – rập không ngại mang ngôn ngữ “đường phố” vào các buổi họp để tranh luận. Đôi lúc, không khí sẽ vô cùng căng thẳng nên nếu bạn là một người mới đến, hãy thật bình tĩnh nhé.

8. Brazil

  • Trễ họp là chuyện cơm bữa ở Brazil: Không hẳn lúc nào cũng xảy ra, nhưng cứ trung bình là sẽ có đến 2, 3 lần những đồng nghiệp Brazil của bạn sẽ đến trễ hơn thời gian họp ấn định. Tuy nhiên, điều đó vẫn đảm bảo được tiến độ và kết quả của buổi họp.
  • Bỏ họp đột xuất mà không có lý do chính đáng được xem là một hành động khiếm nhã. Không chỉ riêng ở Brazil, về cơ bản đây được xem là một hành động vô cùng thiếu chuyên nghiệp của bất kì nhân viên nào. Tại xứ sở Samba, một lỗi nhỏ này cũng có thể khiến bạn bị phạt nặng bởi cấp trên đấy.
  • Nụ hôn và cái bắt tay thay cho lời chào: Người Brazil vô cùng hiếu khách. Trước khi làm việc cùng nhau, điều họ làm trước tiên luôn là trao nhau cái bắt tay và một nụ hôn thân ái trên má lẫn nhau.
  • Hạn chế đá động đến những vấn đề chính trị, tôn giáo trong các cuộc nói chuyện:Người Brazil không thích đem những việc “đại sự không của riêng ai” vào cuộc vui chung của tập thể.

9. Nam Phi

  • Trong lần đầu tiên gặp mặt, người Nam Phi không muốn đi thẳng trực tiếp vào chuyện kinh doanh, hợp tác lẫn nhau. Thông thường, họ sẽ xem cuộc trò chuyện đầu tiên như là một buổi trao đổi, chia sẻ lẫn giúp đôi bên hiểu nhau hơn.
  • Bên cạnh đó, hãy luôn nhìn thẳng vào mắt của người đối diện khi giao tiếp. Ngoài ra, đôi lúc bạn hãy gật đầu để biểu lộ cho họ sự quan tâm của mình đối với chủ đề cả 2 đang trao đổi.
  • Người Nam Phi không thích sử dụng công nghệ thông minh để giao tiếp trong kinh doanh. Thay vào đó, họ thường thích gặp mặt trực tiếp để có thể dễ dàng trao đổi hơn.
  • Ngoài ra, hầu hết công việc kinh doanh đều bị trì hoãn từ giữa tháng 12 cho đến giữa tháng 1 vì đây là thời gian nghỉ lễ của người Nam Phi.

10. Úc

  • Người Úc thường thích sự giản dị và khiêm tốn. Họ không thích dùng những từ ngữ phóng đại để nói quá sự việc.
  • Trong các cuộc họp, nội dung ít khi đi theo các mục dã được đề ra từ trước. Thông thường, không khí sẽ diễn ra vô cùng thoải mái và nhẹ nhàng.
  • Tuy nhiên, người Úc lại cực kì xem trọng việc đúng hạn Deadline. Trừ khi bạn có 1 lý do chính đáng, bằng không đó sẽ là một sự thiếu chuyên nghiệp.

Doanh nghiệp Úc cực kì đề cao tinh thần dân chủ. Các nhà tuyển dụng luôn khuyến khích và đánh giá cao những ứng viên chủ động đề xuất các giải pháp, ý kiến mang tính xây dựng đội ngũ, xây dựng văn hóa công sở.  

— HR Insider / Sưu tầm —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers