Bạn đang có một công việc tốt, với mức lương ổn định, sau một quá trình làm việc tại công ty, nhưng đôi lúc bạn sẽ tự hỏi “Đây có thực sự là công việc mà tôi nên ở lại.” hay “Tôi nên quay lại với niềm đam mê của mình”.
Luôn có nỗi sợ vô hình và những cảm xúc tiêu cực khi phải rời một công việc ổn định để phát triển sự nghiệp riêng của bản thân. Có lẽ bạn sẽ mất nhiều thời gian cho điều này. Nó liên quan đến việc quản lý năm cảm xúc không thể tránh khỏi, khi bạn có quyết định lớn.
Chấm dứt nỗi buồn
Là một người làm việc nhiều năm và thay đổi nhiều nghề nghiệp trong những kỷ qua, John chia sẻ, anh nhận thấy những người tự nguyện bỏ vị trí thuộc về họ có trong ba trường hợp:
-
- Họ không còn thích công việc đó nữa;
- Họ muốn theo đuổi công việc mà họ muốn;
- Hoặc cả hai điều đó.
Suy nghĩ đầu tiên mà bạn thường nghĩ đến đó là mong muốn thay đổi công việc, hoặc bạn muốn tự kinh doanh, nhưng bạn thực sự chưa có kế hoạch cụ thể và chi tiết. Nhưng ngay khi rời công việc mà bạn không yêu thích, đồng thời nó cũng gây cho bạn cảm giác buồn, vì bạn đang phải nói lời tạm biệt với nơi làm việc thân thuộc, với những người bạn đã gắn bó với bạn từ lâu. Jacinta Jiménez, Phó chủ tịch phụ trách huấn luyện viên tại BetterUp chia sẻ, thừa nhận và tôn trọng cảm xúc mà bạn có là điều quan trọng:
Hãy tìm kiếm ý nghĩa và mục đích sống của bạn và giữ những bài học mà bạn đã thu được. Sau đó bạn có thể dựa trên những hiểu biết này và tiếp tục xây dựng những trang mới cho cuộc đời bạn.
Sự thất vọng
Rất nhiều sự chuẩn bị, kế hoạch liên quan đến bất kì công việc nào. Tìm vị trí tuyển dụng, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, học hỏi kinh nghiệm, gặp gỡ đồng nghiệp, xây dựng hình ảnh cá nhân để thích nghi với văn hoá công ty. Rồi sau đó bạn rời bỏ tất cả những sự cố gắng của bản thân.
Nếu bạn thực sự luyến tiếc công việc hiện tại thì đó không phải là lúc bạn rời đi. Có rất nhiều lý do khiến cho bạn thất vọng, nhưng hầu hết đều do kết nối quá nhiều suy nghĩ và nó làm tổn hại đến tinh thần của bạn. Hãy chuẩn bị chu toàn hơn để quyết định rời đi, nó sẽ không khiến bạn thất vọng với bản thân và với công ty mà nó còn thúc đẩy bạn, vì bạn đang có một lý do cô cùng mạnh mẽ từ phía sau. Nhà tâm lý học Neil Morelli nói rằng chìa khóa để ngăn chặn sự thất vọng thái quá là tránh đặt ra những kỳ vọng không thực tế cho bản thân. Ông nói:
Hãy nhớ rằng sự thất vọng của chúng ta thường đến từ những tiêu chuẩn tương đối của chúng ta, chứ không phải những tiêu chuẩn khách quan.
Bắt đầu đánh giá lại bản thân, nếu bạn đã sẵn sàng thì đây chính là cơ hội để bạn tiếp tục lại kỳ vọng trong tương lai và chủ động cho những tình huống ở phía trước. Đừng để nỗi thất vọng lấn át suy nghĩ của mình và biến nó thành cảm xúc tiêu cực.
Sự tự tin của chính bản thân
Nếu bạn đã từng rời bỏ một công việc tuyệt vời, nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy thất vọng về bản thân, tại sao không cùng vị trí đó leo lên để trở thành người quản lý có trách nhiệm hơn, cùng với đó là kinh nghiệm dày dặn cho sau này.
Tiến sĩ Gail Saltz, phó giáo sư khoa tâm lý học tại Đại học Y Weill-Cornell ở Thành phố New York cho biết, nhiều người rơi vào bẫy khi nghĩ rằng họ phải leo lên một nấc thang sự nghiệp trong công ty để thành công.
Chỉ cần nhớ rằng tất cả chúng ta đều có thể cố gắng tạo ra các thước đo thành công của riêng mình được thúc đẩy bởi các giá trị và ưu tiên của chính bản thân, chứ không phải do Xã Hội áp đặt lên chúng ta. Chính vì vậy hãy tạo ra con đường cho riêng bạn, miễn rằng nó khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và được là chính bạn.
Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!
Việc Làm Tại Thanh Hóa | Việc Làm Tại Huế Không Bằng Cấp | Việc Làm Part Time Cần Thơ |
Việc Làm Kiên Giang Mới Nhất | Tuyển Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng | Tuyển Pháp Chế |
Nỗi sợ hữu hình
Bỏ lại công việc của bạn để theo đuổi một công việc khác bao gồm một số yếu tố rủi ro, đặc biệt là khi bạn rời một công việc tốt với đời sống cá nhân bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hối hận khi nghỉ việc công ty cũ mà bắt đầu sự nghiệp của bạn?
Tạo ra sự can đảm và lạc quan khi đối mặt với nỗi sợ hãi thường không dễ dàng, nhưng theo Dick Finnegan, Giám đốc điều hành của C-Suite Analytics, bạn có thể khai thác quá khứ để điều chỉnh lại suy nghĩ của mình. Lập danh sách những điểm trong quá khứ của bạn, nhìn lại và đẩy mình một lần nữa vò hoàn cảnh đó, kết luận phản ứng của bạn là gì? Dick Finnegan khuyên, tìm mọi cách để bạn chiến thắng tình huống đó, cách bạn giải quyết tình huống đó có thể sử dụng lại một lần nữa.
Sự lúng túng
Mặc dù hầu hết chúng ta có thể không muốn thừa nhận điều này, những danh tính và giá trị bản thân thường được gói gọn trong công việc của chúng ta. Khi bạn gặp ai đó lần đầu tiên, đặc biệt là trong bối cảnh chuyên nghiệp, một trong những câu hỏi đầu tiên bạn nhận được là, “Vậy bạn làm nghề gì?”
Không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi đó và nó khiến bạn lúng túng, đặc biệt là khi bạn đang ở giữa các công việc, không chắc chắn về những gì bạn định làm tiếp theo hoặc xung quá nhiều thứ lựa chọn.
Joe Flanagan, cố vấn việc làm cấp cao tại VelvetJobs, nói rằng đối phó với sự bối rối có thể kết nối lại với những sở thích độc đáo của bạn. Nhắc bản thân về những mục tiêu, giá trị và lý tưởng, tại sao chúng lại quan trọng đối với bạn. Nếu bạn có thể thuyết phục bản thân rằng hành động này là quyết định đúng đắn, bạn sẽ không thể phải thuyết phục một ai khác.
Quản lý cảm xúc tiêu cực và tích cực rất quan trọng như việc chúng ta quyết định một thay đổi cuộc đời. Dành thời gian để thừa nhận, đánh giá và vượt qua chúng, điều này sẽ hoàn toàn khác biệt giữa việc tiếp tục chịu đựng một công việc bạn không hài lòng và thực sự cố gắng theo đuổi công việc mà bạn thực sự mong muốn.
>> Xem thêm: Ngừng thói quen trì hoãn, bắt đầu học cách kiểm soát cuộc sống
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.