adsads
Sept 900
Lượt Xem 5 K

Đôi khi bạn cảm thấy ghen tị với những thành công của họ đó là điều bình thường, nhưng điều quan trọng là bạn phải quản lý những cảm xúc của mình một cách hợp lý. Nếu không, nó có thể tạo ra một môi trường độc hại không có lợi với bất kỳ ai bao gồm chính bạn. Nhìn chung, ghen tị là cảm giác bắt nguồn từ sự xấu hổ, lòng tự ti thấp kém của bản thân. Nhà y học Janette Marsac giải thích: 

Trong môi trường chuyên nghiệp, một người có xu hướng xấu hổ có thể họ đang trong tình trạng ‘thật là tồi tệ”. Nghe có vẻ giống như “Tôi không xứng nhận công lao này hoặc tăng lương bởi vì không xứng đáng”.

Cuộc đối thoại nội tâm khiến bản thân cảm thấy khiến ghen tị, đây là điều cực kỳ phổ biến ở những người dễ xấu hổ ở nơi làm việc. Bất kể nhân viên của bạn đang cảm thấy ghen tị hay nghi ngờ đồng đội của mình, hãy có những buổi trò chuyện cùng nhân viên, đừng quên cho họ biết rằng mọi sự cố gắng của từng cá nhân đều được bạn và các cấp trên ghi nhận. Bên cạnh đó, hãy giải thích với họ bằng các thông tin dưới đây. 

Phải làm gì nếu bạn cảm thấy ghen tị?

Trước khi đưa ra quyết định vội vàng hay phản ứng nào đó, hãy dành thời gian để kiểm tra lại bản thân một cách trung thực và hãy cố gắng tìm ra lý do của nguồn cảm xúc đó. Tiến sĩ David Rock, Giám đốc điều hành và người sáng lập của NeuroLeadership Institute, giải thích rằng: 

Một hành động đơn giản là ghi nhớ cảm xúc của bạn bằng lời nói có thể thể làm giảm cường độ của chúng. Khi bạn tạm dừng cảm giác ghen tị bằng lời nói tích cực hơn, nó có thể giúp bạn tác động đến chức năng nhận thức và hành động của bạn.

Nếu như bất kỳ nhân viên nào cần trợ giúp để xác định tâm lý của mình trong những trường hợp không thể kiểm soát, hãy bắt đầu với câu hỏi sau:

    • Tôi bắt đầu cảm thấy như thế nào?
    • Có sự tương tác nào thúc đẩy cảm xúc đó không?
    • Làm cách nào để xử lý những suy nghĩ đó?

Sử dụng phép so sánh một cách khôn ngoan

Mặc dù nói thì dễ làm, trên thực tế chúng ta không thể kiểm soát suy nghĩ của mình trong tức khắc, cũng giống như việc bạn phải cố gắng đi ngủ khi có hàng ngàn suy nghĩ trong đầu. Marsac nói rằng đó có thể là một phản ứng tự nhiên khi bạn đang sống, nhưng đó không phải là dấu hiệu chính xác về khả năng tích cực vốn có của bạn.

Thay vào đó, sẽ có lợi hơn nếu đo lường sự phát triển cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp của bạn theo thời gian. Hãy tự đánh giá và nhắc nhở về tất cả những gì bạn đã hoàn thành, cụ thể là về các kỹ năng đã thành thạo, cách chúng ta học hỏi, động lực, sự cống hiến và kinh nghiệm sống ảnh hưởng đến cách chúng ta làm việc. 

Và ngay cả khi có đồng nghiệp tiến xa hơn bạn, Marsac nói rằng điều quan trọng cần ghi nhớ đó là con đường của mỗi cá nhân là không giống nhau và xuất phát điểm cũng vậy. Tất cả chúng ta đều đấu tranh với tự tin và khả năng, ngay cả khi nó không xuất hiện từ góc nhìn bên ngoài. Chính vì vậy hãy trau dồi cho mình sự tự tin và khả năng tức kiến thức.

Trò chuyện thẳng thắn với người quản lý quản lý của bạn

Trong một số trường hợp, sự ghen tuông của bạn sẽ gây sự hiểu nhầm, giống như ghen tị để tốt hơn hay ghen tị là cảm giác tự ti. Watchen Nyanue, một chiến lược gia và là người sáng lập I Choose the Ladder, cho biết: “Nếu đồng nghiệp nghĩ bạn không xứng đáng, hãy xem xét, kiểm tra lại điều đó có đúng không? Đang có dữ liệu nào chứng minh cho cảm xúc của bạn không? 

Nếu vậy đã đến lúc trò chuyện với người quản lý. Tuy nhiên trong cuộc trò chuyện này, hãy tập trung chủ yếu vào bạn. Nó sẽ giúp bạn ủng hộ vị trí mà người khác cũng đang cố gắng trở thành. 

Thách thức bản thân tôn vinh thành công của người khác

Hãy biến điều này trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, và biết ơn những giá trị mà họ mang lại. Không phải vì bạn chưa có thành thích mà bạn trở nên ghen tị, mà có thể chưa đến thời điểm, hoặc có thể bạn cần nâng cao trình độ chuyên môn nhiều hơn.

Bạn nên ăn mừng vì mọi người đều đang làm việc chăm chỉ. Có thể họ không làm việc chăm chỉ theo tiêu chuẩn của bạn, nhưng hầu hầu hết mọi người đang làm chăm chỉ theo cách của họ và vì chính họ. Nếu bạn ăn mừng chiến thắng của họ, cuối cùng sẽ đến lượt bạn.

Phải làm gì nếu ai đó ghen tị với bạn?

Có khi nào bạn cảm nhận, đồng nghiệp của bạn đang bất an vì bạn? Nếu thực như vậy đó có thể là điểm yếu của họ. Như nói ở trên mỗi chúng ta đều đang đấu tranh với sự tự tin và khả năng của bản thân, chính vì vậy nếu để đối phương nhìn thấu, thì rõ ràng bạn đang tự tin hơn. Tuy nhiên điều này sẽ gây một vài bất lợi cho bạn, họ sẽ cố gắng đưa ra các bằng chứng khiến bạn xao nhãng.

Ví dụ, Nyanue nói rằng họ có thể mở đầu cuộc trò chuyện bằng câu nói sau: Này XX, tôi nhận thấy rằng XX, Y và Z đang hành động gì đó, khi tôi trình bày ý tưởng hoặc cố gắng đưa ra phản hồi. Chúng ta có thể thảo luận về điều này không?.

Đó là một tình huống về sự ghen tuông. Điều cốt lõi của sự ghen tị là nỗi sợ hãi, sợ mất việc, sợ xấu hổ, sợ vì hội chứng kẻ mạo danh. Nếu bạn có thể giúp người đó giải quyết tận sâu vấn đề đó ở đâu, sự ghen tị sẽ biến mất, và bạn sẽ có mối quan hệ tốt hơn bây giờ.

Hãy nhớ đó không phải trách nhiệm của bạn

Đôi khi, bạn không thể làm gì nhiều để giúp người khác vượt qua sự ghen tị của họ. Như Marsac đã nói, bạn không thể kiểm soát suy nghĩ hay cảm xúc của người khác về bạn. Họ sẽ tự làm khổ chính họ nếu rơi vào trạng thái như vậy.

Cuối cùng, trên cương vị là nhà quản lý, đừng quên động viên thành viên của mình. Hãy cho họ biết rằng nếu bạn đã hoàn thành xuất sắc công việc nhưng đồng nghiệp có vẻ ghen tị với bạn, đó là trải nghiệm của họ về cảm giác ghen tị. Một người không nên thay đổi nỗ lực hiện có chỉ vì cảm thấy ghen tị, làm việc với mục đích tốt, duy trì sự chính trực và cho phép bản thân cảm thấy tự hào là đã hoàn thành tốt công việc.

>> Xem thêm: Nguyên tắc giúp lãnh đạo nhận dạng nhân tài

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers