• .
adsads
Mục tiêu nghề nghiệp
Lượt Xem 88 K

Mục tiêu nghề nghiệp luôn là phần quan trọng không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch gửi đến các nhà tuyển dụng hiện nay. Nhằm giúp nhà tuyển dụng biết được khả năng của bạn cũng như các định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì thế cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV sao cho đúng và ấn tượng với nhà tuyển dụng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Nội Dung Bài Viết

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?

Có rất nhiều cách hiểu về mục tiêu nghề nghiệp. Nhưng hiểu một cách đơn giản thì chính là một đích đến, một vị trí công việc mà bạn mong muốn trong tương lai và kế hoạch bạn vạch ra cho mục tiêu của mình. Qua đây, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn phần nào về bạn và đưa ra mức đánh giá độ phù hợp giữa bạn với công ty họ.

mục tiêu nghề nghiệp là gì

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp có vai trò như nào trong bản CV xin việc

Có mục tiêu nghề nghiệp cụ thể không chỉ giúp những nhà tuyển dụng xem xét, đánh giá được khả năng phù hợp của ứng viên với công việc đăng tuyển mà còn giúp các ứng viên xác định rõ mục tiêu và hướng đi trong tương lai. Từ đó, người tìm việc sẽ có thêm động lực, tạo ra các nguyên tắc, khuôn khổ để thực hiện đúng với hướng đi đã vạch ra đó.

Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà mục tiêu nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

Với người chưa đi làm

Những người chưa đi làm thường sẽ là học sinh, sinh viên. Việc xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp sớm sẽ giúp các bạn định hướng tương lai rõ ràng hơn, tạo tiền đề chắc chắn hơn cho sự nghiệp sau này.

Vì thế nên, ngay từ lúc này, các bạn cần tập trung trau dồi kiến thức hơn trong một lĩnh vực cụ thể mà bản thân muốn theo đuổi sau này. Ví dụ như, nếu bạn muốn làm việc trong ngành marketing, bạn có thể tập trung vào các môn học, kỹ năng cũng như các hoạt động quảng cáo, truyền thông trong trường và ngoài xã hội. .

Việc không xác định được mục tiêu cụ thể sớm sẽ khiến các bạn bị mông lung trong tương lai, chán chường và không có động lực phấn đấu hết mình.

Với người đã có công việc

Đây là đối tượng đã có một hướng đi nhất định. Việc xác định rõ ràng mục tiêu sẽ tạo thêm rất nhiều động lực để các bạn ứng tuyển vào các vị trí cấp cao và chuyên sâu hơn.

Ngoài ra, nếu cảm thấy chán nản và không phù hợp với công việc hiện tại, việc xác định mục tiêu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn hướng đi của mình, tạo động lực lớn hơn trong công việc để có thể bắt đầu một hành trình mới.

Điều nhà tuyển dụng quan tâm ở mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?

Cần thể hiện điểm mạnh của bản thân

Thông qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhà tuyển dụng cũng phần nào thấy được năng lực và điểm mạnh của bạn. Ví dụ, thay vì viết chung chung về mục tiêu trong CV mà bất cứ ngành nghề nào cũng sử dụng được, bạn nên chia sẻ những kỹ năng và kinh nghiệm mà bản thân có để đạt được thành tích đó.

Hãy viết ngắn gọn, súc tích những điều thật trung thực liên quan đến kỹ năng và thế mạnh của mình như:

“Em đã nắm chắc kiến thức ở nhà trường và không ngừng trau dồi thêm những kiến thức xã hội bên ngoài. Em khá tự tin về trình độ chuyên môn của bản thân. Ngoài ra, tham gia nhiều hoạt động xã hội, câu lạc bộ giúp em rèn luyện được rất nhiều kỹ năng như: giao tiếp, lãnh đạo, xử lý tình huống, thuyết trình,… Bản thân cũng đã tích cực trau dồi ngoại ngữ và đạt được những chứng chỉ…. đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công ty”

điểm mạnh thông qua mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là một cơ hội để bạn thể hiện điểm mạnh của bản thân đến nhà tuyển dụng

Mục tiêu nghề nghiệp bám sát với sứ mệnh của doanh nghiệp

Không một nhà tuyển dụng nào muốn thuê nhân viên không có sự kiên định và luôn trong tâm thế nhảy việc. Ngoài việc tốn một nguồn phí và thời gian để đào tạo, việc nhân viên nghỉ việc còn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của công ty. Vì thế, bạn hãy bày tỏ nguyện vọng muốn cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty bằng cách viết rõ cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong CV của mình nhé.

Đề cập đến thông tin có liên quan từ bản mô tả công việc

Để tuyển dụng và đào tạo nhân sự là cả một quy trình tốn không ít thời gian và công sức của doanh nghiệp. Vì thế, một số nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên những ứng viên đã có những kinh nghiệm trước đó. 

Do đó, trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV bạn hãy chọn ra từ một đến hai công việc hoặc kỹ năng có liên quan nhất đến vị trí đang ứng tuyển. Kèm theo đó là phần trình bày ngắn gọn về nhiệm vụ mà bạn đã đảm nhiệm hoặc những thành tích cụ thể đã gặt hái được. 

Việc nêu ra được các yếu tố liên quan đến bản miêu tả công việc sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy bạn đã nắm rõ và biết được mình phải làm gì. Nhờ đó, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà bạn đưa ra sát thực tế và có sức thuyết phục hơn.

kỹ năng giúp ích khi ứng tuyển

Hãy đề cập ít nhất hai công việc hoặc kỹ năng liên quan đến vị trí đang ứng tuyển trong CV của bản thân.

Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

Điểm phù hợp giữa ứng viên và công việc đang tuyển

Các nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy một phần nào đó khía cạnh, tính cách của một người thông qua phần viết mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Bạn sẽ là một người thích sự ổn định trong công việc hay là một người tham vọng với lý tưởng lớn lao?

Bởi lẽ, có những công việc cần người xông pha chiến đấu nhưng cũng có những công việc cần người điềm tĩnh, ổn định. Và tùy thuộc vào con người ứng viên, các nhà tuyển dụng sẽ rất nhanh đoán được rằng bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển không.

Cách kiểm soát thời gian và lên kế hoạch

Ứng việc xác định được rõ hướng đi cho tương lai cũng sẽ góp phần giúp nhà tuyển dụng nhìn ra phần nào cách lên kế hoạch cho công việc của bạn. Bạn xác định được trong khoảng thời gian đề ra, bản thân có thể thực hiện được gì, tiến tới đâu, làm gì và lập kế hoạch thế nào cho mục tiêu đó. Từ đó, các nhà tuyển dụng sẽ thấy được tầm nhìn của bạn cũng như cách sắp xếp, lên kế hoạch cho công việc sau này.

viết mục tiêu nghề nghiệp gây ấn tượng

Thể hiện được bản thân có khả năng kiểm soát thời gian và lên kế hoạch tốt sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng

Nhấn mạnh lợi ích mà bạn có thể mang lại cho công ty

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm được ứng viên có thể tạo ra những kết quả tích cực cho công ty, đem lại doanh thu, lợi nhuận và đóng góp vào sự tăng trưởng cho công ty. Vì thế, để được nhà tuyển dụng chú ý, bạn hãy cố gắng thể hiện để họ thấy được tinh thần làm việc tích cực thông qua những thành tựu đã đạt được, cũng như định hướng, mục tiêu mà bạn đã đặt ra mang về lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về sứ mệnh và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Những thông tin này thường được thể hiện trên website của doanh nghiệp. Những điều này sẽ là cơ sở giúp bạn viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng và thu hút.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Mê Linh, việc làm Long Biên, việc làm Cầu Giấy, việc làm Thạch Thất, hoặc việc làm Hoài Đức, hãy tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ mục tiêu nghề nghiệp trong CV của bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội thu hút nhà tuyển dụng bằng cách viết một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp với ngành nghề của mình. Tham khảo ngay các hướng dẫn của chúng tôi để CV của bạn luôn nổi bật và chuyên nghiệp!

Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Thể hiện nội dung một cách trung thực và thực tế

“Không ai đánh thuế ước mơ” nên bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết được mong muốn, thậm chí là “tham vọng” của bản thân ở cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Tuy nhiên, bạn cần biết mình là ai, khả năng của mình đến đâu để đưa ra mục tiêu và kế hoạch phát triển bản thân sát thực tế, có tính khả thi cao. Đừng để nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn chỉ là “thùng rỗng kêu to”.

Tránh viết mục tiêu chung chung, mơ hồ, dài dòng

Nếu mục tiêu chung chung, mơ hồ và không có định hướng rõ ràng, CV của bạn sẽ trở nên nhạt nhòa so với hàng trăm hồ sơ xin việc khác trước mắt nhà tuyển dụng. Vì thế, bạn hãy xác định rõ mục tiêu của bạn là gì và trình bày đơn giản nhưng cụ thể, thuyết phục bằng những “con số biết nói” nhé!

viết mục tiêu nghề nghiệp súc tích

Không nên viết mục tiêu một cách chung chung hay mơ hồ, dài dòng vì sẽ khiến nhà tuyển dụng không có thiện cảm

Kiểm tra chính tả, câu văn

Việc viết sai lỗi chính tả, sử dụng câu văn lan man sẽ thể hiện bạn là người không chuyên nghiệp và không chuyên tâm trong mắt nhà tuyển dụng. Đây là một lỗi cơ bản trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà nhiều người đang mắc phải và hầu hết các HR đều mất thiện cảm với các ứng viên này. Vì thế, bạn hãy bỏ ra vài phút để chau chuốt lại câu từ và kiểm tra cẩn thận lại các lỗi chính tả trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng nhé!

Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV phù hợp thực tế

Bạn có tham vọng và mục tiêu trong công việc là điều tốt, bạn hãy mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trong CV. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, tham vọng phải sát với thực tế và thực lực của bản thân. Đừng ba hoa về những điều viển vông, điều này sẽ không có ích cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng đâu.

CV tốt thu hút nhà tuyển dụng

Tham vọng của bản thân cần thực tế và phù hợp với vị trí ứng tuyển

Tham khảo các mẫu mục tiêu nghề nghiệp chuyên nghiệp cho CV

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là việc ứng viên nhắc đến mục tiêu của bản thân trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Có thể là 6 tháng, 1 năm,… Hãy viết ra tất cả những gì bạn có thể làm và đạt được trong khoảng thời gian đó, mở rộng khả năng thăng tiến cho mục tiêu dài hạn sau này.

Ví dụ: “Tôi tốt nghiệp chuyên ngành… từ trường…. với bằng tốt nghiệp loại…. Tôi đã thực hiện được một số dự án nhỏ trong lúc học tập. Tôi tự tin bản thân có thể hòa nhập nhanh chóng với môi trường mới cũng như hoàn thành tốt những chỉ tiêu công việc với tinh thần học hỏi cao,…”

cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuẩn

Nên nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của bản thân trong CV để giúp nhà tuyển dụng đánh giá khách quan hơn.

Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn trong CV

Từ những mục tiêu ngắn hạn ban đầu, bạn có thể triển khai thành những mục tiêu dài hạn. Thời gian có thể 5 năm, 10 năm hay 20 năm, tùy thuộc vào định hướng cũng như những kế hoạch phát triển vị trí của bản thân.

Không giống như ngắn hạn, bạn hãy viết rõ và sâu hơn về mục tiêu dài hạn của bản thân, như: “Để có thể nâng cao trình độ, phát triển hơn nữa trong công việc sau này, cũng như có thể  góp phần thúc đẩy, mở rộng nhiều lợi ích cho công ty hơn nữa, tôi hiểu rõ bản thân cần phải thật nỗ lực để có thể trở thành một nhân viên chuyên nghiệp. Biết rằng quá trình này có thể hơi khó khăn nhưng tôi tin bản thân có thể đặt 100% sự nỗ lực và kiên định của mình để tiến xa hơn với các vị trí trưởng bộ phận, phó phòng,…”

mục tiêu nghề nghiệp nên đúng với năng lực

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, thực tế sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng việc làm hiện tại và tương lai của bạn, nó rất quan trọng trong một bản CV xin việc cho sinh viên mới ra trường. Mục này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách của bạn. Đồng thời đánh giá tinh thần cầu tiến và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn. Ở phần này bạn có thể chia ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

  • Mục tiêu ngắn hạn sẽ nêu những gì bạn muốn học, hoặc trau dồi những kỹ năng mà bạn bạn chưa có trong công việc.
  • Mục tiêu dài hạn, bạn mong muốn được tạo thêm nhiều giá trị cho công ty, muốn thăng tiến trong công việc ở tương lai gần cũng như sự nghiệp và có cơ hội phát triển bản thân mình qua từng ngày.

Sinh viên vừa mới tốt nghiệp thường chưa có nhiều kinh nghiệm và khi viết mục tiêu nghề nghiệp phải cần lưu ý:

  • Trình bày một cách ngắn gọn, súc tích không dài dòng
  • Viết những điều trung thực
  • Trình bày thế mạnh của bản thân
  • Bám sát sát với mục tiêu của doanh nghiệp trong bảng mô tả công việc.
mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên

Các bạn sinh viên nên đề cập chi tiết nhất có thể kinh nghiệp và mục tiêu nghề nghiệp của mình

>>>Xem thêm: Cách viết giới thiệu bản thân trong CV >>>Xem thêm: Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp cụ thể theo từng ngành nghề

Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một lễ tân chuyên nghiệp và năng động, có khả năng xử lý các tình huống khó khăn và đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Mục tiêu thăng tiến lên quản lý sau 2 năm”

Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp, có khả năng tuyển dụng và phát triển nhân viên tốt nhất cho công ty. Sau 3 năm tôi sẽ tiến lên vị trí trưởng phòng nhân sự và có những đóng tích cực nhất cho công ty.”

Mục tiêu nghề nghiệp marketing

“Với khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, thành thạo các công cụ trong SEO, SEM, Digital Marketing, tôi đặt mục tiêu trở thành một chuyên viên marketing chuyên nghiệp, có khả năng phát triển và triển khai các chiến lược marketing hiệu quả cho công ty trong 6 tháng. Và thăng tiến lên vị trí quản lý sau 1.5 năm.”

Mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên IT

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một nhà phát triển phần mềm thành công và đóng góp cho sự phát triển của công ty. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Máy tính và có kinh nghiệm lập trình phần mềm trong các dự án nghiên cứu sinh viên. Tôi cũng có kỹ năng tốt về lập trình web và sử dụng các công cụ phát triển phần mềm như Git và Jira.

Tôi muốn gia nhập vào ABC vì tôi tin rằng công ty này có thể cung cấp cho tôi cơ hội để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Tôi muốn đóng góp cho sự phát triển của công ty và học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp tại đây.”

cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho các ngành

Ngành nghề khác nhau sẽ có cách viết mục tiêu nghề nghiệp khác nhau

> Xem thêm: Bạn nên chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm hay vì đam mê?

Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một giáo viên chuyên nghiệp, đam mê và có tâm huyết với nghề giáo. Tôi mong muốn truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh một cách sáng tạo và hiệu quả, đồng thời giúp đỡ học sinh phát triển toàn diện.”

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng

“Với sự am hiểu về kiến thức tài chính, luôn cập nhập những tin tức mới nhất về thị trường, tôi mong muốn trở thành một chuyên viên tư vấn hỗ trợ tài chính xuất sắc nhất tại công ty ABC trong 1 năm và thăng tiến lên vị trí quản lý trong vòng 3 năm.”

Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư

“Với kiến thức và kỹ năng vững chắc trong các lĩnh vực kỹ thuật, bao gồm cơ khí, điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin, tôi tự tin trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp sau 6 tháng làm việc. Mục tiêu lớn hơn là trở thành quản lý sau 2 năm.”

Mục tiêu nghề nghiệp sales

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng tạo ra doanh số bán hàng cao và phát triển mối quan hệ khách hàng bền vững. Nhận giải nhân viên bán hàng xuất sắc 2 năm liên tiếp và luôn đạt chỉ tiêu doanh số của công ty và trở thành cấp bậc quản lý ngay sau đó”

mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho sales

Mục tiêu công việc của mỗi người là khác nhau, có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp định hướng công việc dễ dàng hơn

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, có khả năng tạo ra mối quan hệ khách hàng bền vững và đưa ra các giải pháp chăm sóc khách hàng tốt nhất cho công ty. Tôi mong muốn thăng tiến lên vị trí Trưởng phòng chăm sóc khách hàng sau 3 năm và góp phần giúp công ty tăng thêm 130% lượng khách hàng trung thành.”

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán

“Với tính cẩn thận, siêng năng và Ielts 8.0, mục tiêu của tôi là trở thành chuyên viên kiểm toán chính thức của Big 4 trong vòng 6 tháng tới.”

Mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một nhà quản lý kinh doanh chuyên nghiệp, có khả năng quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp chiến lược để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Mục tiêu lớn hơn là trở thành trưởng phòng kinh doanh trong 2 năm.”

Trên đây là các thông tin về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà HR Insider chia sẻ cho bạn đọc chưa nắm rõ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo cách viết CV cũng như tìm việc làm tại Hà Nội, TP HCM và những nơi khác tại VietnamWorks một cách nhanh chóng. Chúc bạn sớm tìm được cho mình mục tiêu mới trong tương lai.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho CV, điều quan trọng là phải thể hiện sự rõ ràng và phù hợp với lĩnh vực và công việc bạn đang nhắm đến. Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến các cơ hội trong ngành ngân hàng, bạn có thể khám phá MB Bank tuyển dụng để tìm kiếm vị trí phù hợp.

Đối với những bạn đang tìm kiếm công việc bán thời gian, việc làm part time có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó, có rất nhiều công cụ hỗ trợ tìm việc làm hiệu quả, đặc biệt là khi bạn muốn tìm việc làm TP.HCM, một thành phố năng động với nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty Intel tuyển dụng, CMC Telecom tuyển dụng, FPT Retail tuyển dụng, Minh Tuấn Mobile tuyển dụng, ShopDunk tuyển dụng, Di Động Việt tuyển dụng, Hoàng Hà Mobile tuyển dụng và Viettel Digital tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 dấu hiệu cho thấy bạn đã chinh phục thành công buổi phỏng vấn

Mỗi buổi phỏng vấn là một cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng và sự phù hợp với công ty. Tuy nhiên, không phải...

Phát hiện bản thân không cùng "tần số" với đồng nghiệp mới, tôi phải làm sao?

Bạn đã bao giờ bước chân vào một môi trường mới, với đồng nghiệp mới, và ngay lập tức nhận ra mình không hoàn toàn...

Chọn quà giáng sinh cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Bí quyết chọn quà Giáng sinh "trúng tủ" cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Đã bao giờ bạn đau đầu với câu hỏi "Nên tặng gì cho đồng nghiệp dịp Giáng sinh?" chưa? Việc chọn một món quà vừa...

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các hệ thống lọc tự động như Applicant Tracking System (ATS),...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi điểm" hiệu quả với nhà tuyển dụng. Nhưng làm sao...

Bài Viết Liên Quan

9 dấu hiệu cho thấy bạn đã chinh phục thành công buổi phỏng vấn

Mỗi buổi phỏng vấn là một cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng và...

Phát hiện bản thân không cùng "tần số" với đồng nghiệp mới, tôi phải làm sao?

Bạn đã bao giờ bước chân vào một môi trường mới, với đồng nghiệp mới,...

Chọn quà giáng sinh cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Bí quyết chọn quà Giáng sinh "trúng tủ" cho đồng nghiệp theo 12 cung hoàng đạo

Đã bao giờ bạn đau đầu với câu hỏi "Nên tặng gì cho đồng nghiệp...

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers