Làm việc tại nhà là cơ hội hay thử thách cho chúng ta? Một cuộc khảo sát lớn tại Châu Âu và một số nước Châu Mỹ đã được thực hiện nhằm thu thập thông tin để nhận định đúng đắn về vấn đề “bất cứ đâu cũng có thể là nơi làm việc hoàn hảo”. Và dữ liệu từ cuộc khảo sát đó cho thấy rất nhiều nhân viên (trong đó bao gồm nhóm người đã có gia đình và đã có con) mong muốn được làm việc tại nhà thay vì bước đến chốn văn phòng: với ⅔ tổng số nhân viên khảo sát nói rằng họ thà chọn cơ hội được làm việc từ xa thay vì được thăng chức đơn thuần.
Với hiện trạng dịch bệnh trở nên phức tạp, chế độ work form home sẽ giảm thiểu được việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với người từ đó làm giảm sự lây lan dịch bệnh. Các doanh nghiệp cần phải tính toán những hướng đi mới như làm việc từ xa và cần thay đổi phương thức làm việc, sản xuất đáp ứng với bối cảnh này. Ngay cả khi vẫn còn đang ngạc nhiên về tình trạng của vấn đề này, đây là một góc độ khác mà bạn có thể chưa nhìn ra. Trên cương vị là một nhà tuyển dụng, bạn nên áp dụng chính sách làm việc từ xa ngay cả khi bạn không cần phải làm như vậy. Và nếu bạn triển khai đúng bản chất của việc này, chính sách đó có thể mang lại một lợi thế to lớn và giải quyết một trong những vấn đề còn tồn tại lớn nhất trong kinh doanh hiện đại.
Nếu đặt trên bàn cân, bạn đang làm việc tại một văn phòng “lộng lẫy” đầy đủ tiện nghi cho việc cách ly ngay tại văn phòng; hoặc tất cả mọi người đều đã được tiêm chủng hoàn toàn; hoặc bạn thực sự bị hấp dẫn bởi chiếc bàn chơi Ping Pong, hay được phép mang thú cưng khi đi làm, PTO (paid time off) chính sách nghỉ việc có lương không giới hạn. Liệu lý do trên có đủ thuyết phục để khiến toàn bộ 100% nhân viên quay lại làm việc tại văn phòng sau đại địch? Câu trả lời chắc chắn là không thể!
Có thể hiểu, nhiều nhà tuyển dụng đang bám vào cái khái niệm gọi là “sự trở lại bình thường” sau dịch. Và vâng, mọi thứ dù đang diễn biến theo chiều hướng tốt đẹp trở lại và điều đó thật tuyệt. Nhưng nó không có nghĩa là mọi thứ sẽ phải quay lại chính xác với cái “quỹ đạo” mà chúng ta từng gọi là “bình thường”. Quỹ đạo này đã thay đổi theo nhiều cách, một trong số đó là “đa số nhân viên không còn tha thiết quay lại trạng thái làm việc tại văn phòng nữa”.
Một thực tế cho thấy, có hàng triệu người lao động ngoài kia nhận ra rằng công việc của họ có thể được thực hiện từ bất cứ nơi đâu, không phải bị gò bó và phụ thuộc vào chốn văn phòng công ty. Và họ quyết tâm giữ nó theo cách đó. Trong cuộc khảo sát được tổ chức ở Mỹ, chỉ có 12% người Mỹ cho biết rằng họ muốn quay lại văn phòng toàn thời gian, trong khi gần một nửa trong số còn lại thậm chí sẽ chấp nhận cắt giảm lương để có thể làm việc tại nhà.
Nếu nhìn nhận một cách thích đáng và công tâm nhất thì hiện trạng này không hề xấu chút nào cả, có khi đây lại là một dấu hiệu tốt cho cuộc sống và công việc của mọi người trong tương lai.
Tại sao nói hiện trạng này không tệ như bạn nghĩ?
Làm việc từ xa mở ra một thế giới đầy ắp những cơ hội mới. Bạn có thể dành thời gian làm việc tại gia để khai thác và làm việc với những con người đầy tài năng từ khắp nơi trên thế giới chỉ với một cú click chuột. Nhờ đó, giảm đi hàng tá thứ chi phí từ vận hàng đến kiểm soát công ty hay tổ chức. Hơn thế nữa, là người lãnh đạo, bạn vẫn có thể khuyến khích nhân viên của mình kết nối với nhau tại nhà. Điều quan trọng là bạn không cần phải bỏ một số tiền khổng lồ cho việc thuê một tòa nhà rộng hàng nghìn mét vuông để làm điều đó.
Thử nghĩ xem nếu những nhân tài hàng đầu trong công ty của bạn bị cám dỗ bởi những lời đề nghị làm việc từ xa từ các đối thủ, đặc biệt là khi sự thay đổi văn hóa này đã khiến việc làm việc từ xa vĩnh viễn trở thành một tiêu chuẩn. Sự đánh đổi cho cái quan điểm làm việc bắt buộc phải “đúng nơi đúng chỗ” liệu có đáng?
Ở một khía cạnh khác thì, không thể cứ vịn vào cái cớ “giữ chân nhân tài” làm tiền đề cho việc áp dụng chính sách làm việc từ xa ở mọi công ty. Thật ra, vẫn hiện diện một lý do mà chúng ta thậm chí còn chưa đề cập đến, và nó chính là lý do quan trọng nhất.
Đây không chỉ là câu chuyện “giữ chân nhân tài”, nó nhiều hơn thế!
Công việc từ xa đã diễn ra rất lâu, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Chỉ là chúng ta không nhận ra nó mà thôi. Chẳng hạn, mọi người đã truy cập vào công việc của mình trên thiết bị cá nhân, kiểm tra nhanh email trên đường đi làm, hoặc ngay tại chiếc giường của mình. Đây đều được hiểu là “làm việc từ xa”. Và nếu nhà quản lý cho rằng các thành viên của mình không được làm điều đó, hãy suy nghĩ lại. Quay lại với câu chuyện:
Hiệu suất làm việc của một cá nhân hay tổ chức đạt hiệu quả cao khi và chỉ khi tất cả các cá nhân liên quan đều cảm thấy hạnh phúc và thoải mái
Điều này đúng, môi trường làm việc phù hợp phải là nơi nhân viên cảm thấy được là chính mình, và phải hạn chế tối đa những chất xúc tác “ức chế” cho chính bản thân họ. Nên có thể ai đó sẽ đưa ra quan điểm rằng, chỉ có ở văn phòng với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc thì mới đạt hiệu quả được. Tuy nó đúng, nhưng không hoàn toàn. Các bạn sẽ lựa chọn một nơi đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ bao quanh nhưng sẽ bị giám sát bởi chính những thứ đó, hay bạn sẽ một góc làm việc mà nơi đó ít đi một chút sự tiện nghi, ít đi một chút sự kiểm soát, nhưng lại luôn tràn đầy sự thoải mái, tự do, và quan trọng nhất – nó là không gian của bạn và chỉ riêng bạn.
Do đó, ngay cả khi ban lãnh đạo của công ty không có xu hướng để mọi người tự do làm việc ở mọi nơi mọi lúc, thực tế lại cho thấy ranh giới này càng ngày càng mờ đi. Việc cấp bách bây giờ là đảm bảo cho việc “ tan biến” của ranh giới này được diễn ra an toàn, bảo mật và hiệu quả.
Cuối cùng, việc lựa chọn được làm việc tại nhà không phải là một vấn đề mới xảy ra. Nó cũng không đến mức khiến các cá nhân hay tổ chức phải đau đầu suy nghĩ làm sao vận hành nó cho đúng. Hãy nhìn nhận đây là một góc độ tiềm năng và đáng được khai thác nhiều hơn trong tương lai. Bởi lẽ, thời gian sẽ không bao giờ dừng lại, và công cuộc đổi mới, thích nghi với môi trường công việc cũng sẽ như thế!
>> Xem thêm: Chuyện lạ có thật: “Sếp ơi, em không muốn bị thăng chức!”
— HR Insider —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.