adsads
26 1
Lượt Xem 2 K

Các câu hỏi tiếng Anh về bản thân luôn khiến bạn lúng túng không biết cách trả lời sao cho phù hợp tại chốn công sở. Điều này vô tình khiến bạn đánh mất đi cơ hội ghi điểm với nhà tuyển dụng. Sau đây là tổng hợp 10 câu hỏi tiếng Anh về bản thân chốn công sở thường gặp và gợi ý cách trả lời.

1. Tell me a little about yourself. (Hãy giới thiệu về bản thân của bạn)

Đây là câu hỏi tiếng anh về bản thân thường được các nhà tuyển dụng đặt ra cho các ứng viên sau lời chào hỏi đầu tiên. Ngoài thông tin cơ bản về bạn, họ còn muốn thấy sự tự tin kỹ năng giao tiếp của bạn thông qua cách trả lời.

Gợi ý cách trả lời: Hello, my name is Vu. I am 28 years old. I completed my Business Administration degree in 2012 from Vietnam National University. I have worked as a headhunter for Navigos Search company for 5 years from a fresher to a manager. My qualifications and work experience make me a suitable candidate for the profile. I am looking to join your organization to explore new dimensions and for the further development of my skills. (Xin chào, tên tôi là Vũ. Tôi 28 tuổi. I có bằng cử nhân đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành Quản trị kinh doanh năm 2012. Tôi làm vị trí nhân viên tuyển dụng cho công ty Navigos Search đã được 5 năm, từ một người mới đến vị trí quản lý. Những bằng cấp và kinh nghiệm làm việc của tôi thể hiện rằng tôi là thí sinh phù hợp cho yêu cầu. Tôi rất mong được tham gia tập đoàn của bạn để khám phá những khoảng trời mới và để nâng cao kỹ năng của bản thân mình).

 

2. What are your strengths? (Thế mạnh của bạn là gì?)

Với câu hỏi tiếng anh về bản thân này, điều nhà tuyển dụng đang muốn thấy ở ứng viên chính là các kỹ năng, lợi thế mà ứng viên sở hữu liên quan đến công việc ứng tuyển.

Gợi ý cách trả lời: I believe my greatest strength is its ability to solve problems quickly and efficiently. I can see many aspects of a problem, which makes me eligible to complete my work even in challenging conditions. (Tôi tin rằng sức mạnh lớn nhất của tôi là khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Tôi có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh của một vấn đề, điều này khiến tôi đủ điều kiện để hoàn thành công việc của mình ngay cả trong những điều kiện đầy thách thức.).

 

3. What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?)

Đây là câu hỏi được khá nhiều nhà tuyển dụng ưa thích đặt ra cho ứng viên. Đừng tự cho rằng bản thân hoàn hảo và phản hồi rằng mình không có yếu điểm. Với câu hỏi này, bạn không cần phải quá tiêu cực về bản thân, hãy đưa ra một số yếu điểm không quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc.

Gợi ý cách trả lời: I tend to be too harsh and often criticize myself. Whenever I complete a project, I feel that I can do better for the job even though I still receive positive feedback from colleagues and customers. This often makes me overwork and make me feel exhausted. (Tôi có xu hướng quá khắt khe và hay tự chỉ trích bản thân. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án, tôi cảm thấy rằng tôi có thể làm được tốt hơn cho công việc mặc dù tôi vẫn nhận được những phản hồi tích cực từ đồng nghiệp và khách hàng. Điều này thường khiến tôi làm việc quá sức và khiến tôi cảm thấy kiệt sức)

4. What are your short term goals? (Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì)

Với câu hỏi tiếng anh về bản thân tương tự, bạn cần nêu được mục tiêu ngắn hạn liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển vào công ty. Điều quan trọng nhất chính là thể hiện rằng bản thân muốn nỗ lực được đóng góp và tham gia để cống hiến cho tổ chức.

Gợi ý cách trả lời: My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to partake in the growth and success of the company I work for. (Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của công ty mà tôi làm việc cho họ).

 

5. What are your long term goals? (Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)

Mục tiêu của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn đã xác định được lộ trình phát triển và mục tiêu hướng đến hay chưa. Tương tư như câu mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn của bạn cũng cần liên quan đến vị trí công việc hiện tại ứng tuyển và thể hiện rằng bản thân đang nỗ lực từng ngày vì mục tiêu đó.

Gợi ý cách trả lời: Well, in five years from now, I want to be in a management position of a company. I want to make a difference and I’m willing to work hard to achieve this goal. I don’t want a regular career, I want a special career that I can be proud of. (Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn lên đến vị trí quản lý của một công ty. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Tôi không muốn có một sự nghiệp bình thường, tôi muốn có một sự nghiệp đặc biệt mà tôi có thể tự hào).

 

6. Do you work well under pressure? (Bạn có làm việc tốt dưới áp lực không?)

Hầu hết công ty đều kỳ vọng ở nhân viên của mình sẽ có thể đảm nhiệm nhiều trách nhiệm và khối lượng công việc cùng lúc. Do đó, khi được đặt câu hỏi này, bạn cần biết cách trả lời khóe léo để ghi điểm với họ nhưng không phóng đại quá mức khả năng của bản thân.

Gợi ý cách trả lời: The pressure of work such as having a lot of jobs to handle, or an upcoming deadline, will help motivate me to be more productive. Of course, sometimes too much pressure leads to stress. But I am confident that I can balance my responsibilities with different projects and get my work done on time, helping me not to stress too often. (Áp lực công việc ví dụ như có nhiều công việc để đảm nhận, hay một deadline sắp tới sẽ giúp tôi có động lực để làm việc năng suất hơn. Tất nhiên, đôi khi nhiều áp lực quá dẫn tới stress. Nhưng tôi tự tin rằng mình có thể cân bằng trách nhiệm với các dự án khác nhau và hoàn thành công việc đúng thời hạn, giúp tôi không bị stress quá thường xuyên).

 

7. Why are you leaving your job? (Tại sao bạn rời bỏ công việc?)

Hãy thành thật đối với câu hỏi tiếng anh về bản thân này. Bạn đừng cố gắng tạo nên một lý do ngụy biện nào đó vì nhà tuyển dụng rất thông minh trong việc phán đoán ứng viên. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được nói xấu về công ty cũ hay lãnh đạo nơi cũ vì điều này sẽ khiến hình ảnh bạn trong mắt họ xấu đi.

Gợi ý cách trả lời: I found myself bored with the work and looking for more challenges. I am an excellent employee and I didn’t want my unhappiness to have any impact on the job I was doing for my employer. (Tôi cảm thấy buồn chán với công việc và đang tìm kiếm nhiều thử thách. Tôi là một nhân viên xuất sắc và tôi không muốn những cảm xúc của mình ảnh hưởng tới công việc mà tôi đã làm).

 

8. Why do you want this job? (Tại sao bạn muốn công việc này?)

Câu hỏi này chính là cơ hội để bạn thể hiện nguyện vọng làm việc và cống hiến đối với công việc mà mình ứng tuyển. Hãy tận dụng để chứng tỏ với nhà tuyển dụng những gì bạn biết về công việc, công ty và đam mê trong công việc của bạn.

Gợi ý cách trả lời: It was a great experience but I felt I had learned everything I could in that position. I didn’t see myself having any promotion opportunities in the company before, and I was the type to enjoy challenges, so I thought it was time for me to switch jobs. (Đó là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng tôi cảm thấy tôi đã học được tất cả mọi thứ tôi có thể ở vị trí đó. Tôi không thấy có mình có bất cứ cơ hội thăng tiến nào trong công ty trước, tôi lại là người thích được thử thách, vì thế tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên chuyển việc).

 

9. Why should I hire you? (Tại sao tôi nên thuê bạn?)

Câu hỏi này chính là lúc để bạn một lần nữa khẳng định lại thế mạnh của mình và thể hiện sự phù hợp với vị trí ứng tuyển cũng như môi trường công ty. Khi đặt ra câu hỏi này chứng tỏ nhà tuyển dụng đã phần nào đưa bạn vào tầm ngắm cho vị trí ứng tuyển kia.

Gợi ý cách trả lời: There are two reasons I should be hired. First, my experience is almost perfectly aligned with the requirements you asked for in your job listing. Second, I’m excited and passionate about this industry and will always give 100%. (Có hai lý do các anh nên thuê tôi. Thứ nhất, kinh nghiệm của tôi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu được đưa ra cho vị trí công việc. Thứ hai, tôi thích và say mê lĩnh vực này và sẽ luôn luôn cống hiến 100% sức lực của mình cho công việc).

 

10. How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự tính sẽ làm cho công ty trong bao lâu?)

Đừng đưa ra bất kỳ con số cụ thể nào khi được hỏi câu hỏi này. Hãy thể hiện rằng bản thân luôn muốn gắn bó lâu dài cùng công ty khi được tạo điều kiện thuận lợi và phá triển. Không một nhà tuyển dụng nào muốn nhân viên làm việc dăm bữa nửa tháng cả.

Gợi ý cách trả lời: This company has everything I’m looking for. It provides the type of work I love, the employees are all happy, and the environment is great. I believe I can grow and gain more experience, as well as prove my ability through many successful projects if I have opportunity to work for this company.  I plan on staying a long time. (Quý công ty có mọi điều mà tôi đang tìm kiếm. Công việc phù hợp, nhân viên vui vẻ và môi trường làm việc thì rất tuyệt vời. Tôi tin sẽ phát triển và tích lũy nhiều kinh nghiệm, đồng thời chứng minh năng lực của mình qua nhiều dự án thành công nếu có cơ hội làm việc tại đây. Tôi dự định sẽ làm ở đây lâu dài).

Trên đây là tổng hợp 10 câu hỏi tiếng anh về bản thân thường gặp tại chốn công sở và gợi ý trả lời chuyên nghiệp, ấn tượng nhất. Hãy rèn luyện thật nhiều để buổi phỏng vấn xin việc thành công tốt đẹp.

>>> Xem thêm: “Phá băng” hoàn hảo trong buổi phỏng vấn Tiếng Anh với chiến lược xử lý “small talk”

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers