• .
adsads
Shutterstock 764894263
Lượt Xem 6 K

Bất kỳ sinh viên mới ra trường nào cũng mong muốn tìm được một công việc phù hợp. Tuy nhiên, làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ở những vòng đầu tiên không phải ai cũng biết. Tham khảo ngay cách hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường ngay sau đây!

Có thể bạn đang lo lắng vì sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm việc làm và hồ sơ của bạn khó được nhà tuyển dụng để mắt đến. Nhưng nếu bạn biết cách nhấn mạnh vào mục tiêu nghề nghiệp, phần học vấn, các hoạt động từng tham gia, kỹ năng được trau dồi và các giải thưởng, bạn vẫn dễ dàng “đốn tim” được nhà tuyển dụng chỉ bằng một bản CV.

CV là gì? CV xin việc cho sinh viên mới ra trường cần những gì?

CV là gì?

CV “Curriculum Vitae” là bản tóm tắt về thông tin cá nhân của ứng viên, mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn, quá trình học tập, bằng cấp và chứng chỉ cũng như các kỹ năng của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Thông qua CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ biết ứng viên là ai, đến từ đâu, có thành tích gì, có chuyên môn và sở trường gì,… để từ đó cân nhắc xem người đó có phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của họ không. Chính vì thế, chuẩn bị một bản CV xin việc thật chỉn chu là thao tác cần được ưu tiên hàng đầu trên hành trình tìm kiếm một công việc như ý, đặc biệt là với các bạn sinh viên mới ra trường.

CV cho sinh viên mới ra trường bao gồm nội dung gì?

Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường cần tập trung vào kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn đã có, nên chú trọng đến khả năng học hỏi và tiềm năng phát triển. Bạn nên tránh đưa ra quá nhiều thông tin không liên quan và không quan trọng. Nhìn chung, CV cho sinh viên mới ra trường sẽ bao gồm các nội dung như: Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Học vấn, Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng, Thành tích và giải thưởng, sở thích và hoạt động ngoại khóa.

Sinh viên mới ra trường viết CV cần chú trọng nội dung nào?

Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân luôn bắt buộc phải có, bao gồm: Hình ảnh, họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên lạc, email, địa chỉ. Nhà điều này luôn cần thiết vì họ dựa vào đó để liên hệ bạn đi phỏng vấn khi bạn trúng tuyển. Bạn có thể cho cả trình độ học vấn vào hạng mục này, gồm trường, chuyên ngành và bằng cấp đạt được. Đặc biệt, một triết lý sống mà bạn yêu thích cũng sẽ góp phần giúp CV càng nổi bật.

Cũng cần lưu ý rằng, hình ảnh không nên sử dụng ảnh tự sướng hay ảnh chỉ thấy người mà không nhìn rõ mặt. Tráng sử dụng các từ ngữ teencode hay các email được đặt tên trẻ con. Tất cả những điều này sẽ khiến CV của bạn trông nhếch nhác.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho sinh viên mới ra trường chính là định hướng việc làm trong hiện tại và tương lai của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá bạn bạn về tính cách, hoài bão, mức độ gắn bó và sự phù hợp với định hướng chung của công ty hay không.

Các ứng viên có thể chia mục tiêu thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ngắn hạn là những điều bạn muốn cải thiện, trau dồi hay tích lũy kinh nghiệm nào đó. Còn dài hạn chính là những giá trị bạn tạo ra cho công ty, ước mơ thăng tiến đến một vị trí nhất định nào đó. Vì mục này khá quan trọng nên bạn không nên viết sơ sài hay chung chung, càng cụ thể càng tốt.

Kỹ năng, chứng chỉ

Đừng dại dột mà bỏ qua mục này trong CV cho sinh viên mới ra trường. Bạn hãy điền vào các chứng chỉ đã có như: Ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng mềm. Ngoài ra, các kỹ năng chuyên môn bạn cho rằng sẽ thích hợp với vị trí ứng tuyển cũng cần được thêm vào nhé!

Kinh nghiệm làm việc 

Vì là sinh viên mới ra trường, nên phần này bạn hãy ghi những việc bạn đã làm tại các câu lạc bộ, khoa, trường hay những công ty thực tập.

Dù là vị trí nào, các ứng viên cũng cần thể hiện tinh thần năng động, trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động. Vì nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu tiên các ứng viên chịu học hỏi, dấn thân và hòa mình với văn hóa công ty.

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được mối liên quan giữa bạn và vị trí họ đang trống. Việc tham gia các khóa học bên ngoài cũng giúp bạn chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bản thân là người ham học hỏi và thích tìm hiểu những kiến thức mới mẻ. 

Ở phần này, bạn hãy viết trình độ học vấn của mình theo thứ tự từ hiện tại đến quá khứ, hãy bắt đầu với bằng cấp đại học, cao đẳng của mình. Bạn hãy tập trung trình bày vào phần điểm số, chuyên ngành và các trải nghiệm ngoại khóa của mình.

Một mẹo nhỏ trong cách viết CV xin việc cho các sinh viên mới ra trường là đảo ngược lại thứ tự của mục “kinh nghiệm làm việc” với “trình độ học vấn”. Bạn hãy để học vấn của bản thân lên đầu để làm nổi bật hơn khi bản thân chưa có cơ hội “chinh chiến” thực tế nhiều nhé!

Người tham chiếu

Người tham chiếu còn được gọi là “reference” trong CV. Phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác minh lại tính chân thực của toàn bộ thông tin mà ứng viên đã cung cấp trong CV. Người tham chiếu trong cách viết CV cho sinh viên mới ra trường có thể là giảng viên Đại học, quản lý cũ tại những công ty mà bạn từng thực tập hoặc làm part-time. Một số vị trí tuyển dụng có tỷ lệ cạnh tranh cao, nhiều HR đã dùng phần người tham chiếu làm thước đo để sàng lọc ứng viên. 

Nên bổ sung tài liệu đi kèm gì để cách viết CV cho sinh viên mới ra trường thu hút?

Portfolio (Hồ sơ năng lực)

Đối với một số ngành nghề, ngoài CV xin việc thì nhà tuyển dụng còn quan tâm đến Portfolio (Hồ sơ năng lực). Trong hồ sơ năng lực sẽ trình bày những dự án mà bạn đã thực hiện trong quá trình học tập hoặc kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp.

Ví dụ như khi bạn nạp CV xin việc ở vị trí Designer, những mẫu thiết kế, postcard do chính bạn thực hiện khi tham gia câu lạc bộ ở trường đại học, hoặc những dự án freelance sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ năng lực của bạn.

Không cần quá nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, cũng không cần những tên dự án to bự, một Portfolio đầy ắp những dự án cá nhân “xịn sò” cũng đủ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay khi mới ra trường rồi đấy!

Cover letter

Cover letter là một bức thư ngắn được viết kèm theo CV để giới thiệu bản thân và đưa ra lý do tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí đó. Cover letter thường có từ 1-2 trang, được thiết kế ấn tượng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, đồng thời thể hiện khả năng viết và giao tiếp của ứng viên.

Cover letter sẽ bao gồm: Thông tin cá nhân, Thông tin về công ty và vị trí tuyển dụng, Lý do tại sao bạn muốn ứng tuyển vị trí đó, Kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí tuyển dụng, Thành tích và giải thưởng và lời cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã đọc thư của bạn.

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đọc cover letter trước khi quyết định có nên xem tiếp CV của ứng viên hay không. Vì thế, một chiếc cover letter ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ ý sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.

Bằng cấp liên quan

Với một số ngành nghề đặc thù như bác sĩ, nha sĩ, công an, luật sư, kế toán, kiểm toán,… nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên bắt buộc phải có bằng cấp chuyên môn. Bởi đây chính là minh chứng rõ ràng nhất về năng lực và khả năng của ứng viên đối với công việc.

Thư giới thiệu

Lời giới thiệu của các giáo sư, giảng viên hoặc sếp cũ về bạn sẽ là một phần thông tin tham chiếu đáng tin cậy cho nhà tuyển dụng. Đây sẽ là minh chứng giá trị cho công việc, kỹ năng hoặc kết quả học tập của bạn dưới góc nhìn của người viết thư.

Bên cạnh đó, người viết thư còn sẽ cung cấp những thông tin về tính cách, hiệu suất làm việc,… của bạn. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ hình dung được phần nào con người của bạn.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty Intel tuyển dụng, CMC Telecom tuyển dụng, FPT Retail tuyển dụng, Minh Tuấn Mobile tuyển dụng, ShopDunk tuyển dụng, Di Động Việt tuyển dụng, Hoàng Hà Mobile tuyển dụng và Viettel Digital tuyển dụng.

Những lưu ý dành cho sinh viên mới ra trường khi viết CV xin việc

Thứ tự thời gian không phù hợp

Để viết CV chuẩn và thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần chú ý cập nhật nội dung theo thứ tự thời gian. Điều này không chỉ làm cho bố cục dễ nhìn mà còn góp phần thể hiện tính cách cẩn thận và sự đầu tư khoa học. Khi tạo CV, bạn nên trình bày nội dung theo thứ tự nhất định, tránh để thời gian lộn xộn, thiếu chính xác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi rõ thời gian làm việc trong quá khứ, chuẩn bị bằng chứng cần thiết để phòng trừ trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu.

Phần nội dung người tham chiếu không đúng

Một trong những sai lầm trong cách viết CV cho sinh viên mới ra trường là nội dung phần người tham chiếu không đúng. Vì thế, để hạn chế sai sót này bạn cần ưu tiên những người làm cùng ngành nghề, có trình độ chuyên môn tốt; người đó nên ở cấp quản lý trực tiếp hoặc giảng viên lớn tuổi để tăng độ uy tín.

Chỉ nên tối đa 2 kiểu chữ trong một bản CV

Đa phần, các bạn sinh viên muốn làm nổi bật CV nên sử dụng khá nhiều font chữ và màu sắc. Điều này không những khiến CV không chuyên nghiệp, mà còn khiến nó dễ dàng bị bỏ qua bởi rối mắt và lộn xộn. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2 kiểu chữ dễ nhìn, thông dụng trong một bản CV.

Thêm dẫn chứng cụ thể trong phần kinh nghiệm làm việc

Nhà tuyển dụng thường sàng lọc các mẫu CV sinh viên mới ra trường bằng cách xem xét phần mô tả kinh nghiệm của bạn. Vì thế, đừng chỉ ghi những gạch đầu dòng ngắn ngủn và mong chờ họ tự tìm thấy được tiềm năng của mình.

Rất khó khi chưa có kinh nghiệm mà có thể trình bày tốt phần này trong cách viết CV cho sinh viên mới ra trường. Bằng những kinh nghiệm khi đi làm thêm hoặc trong thời gian thực tập, bạn hãy cố gắng mô tả khái quát để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy được những tố chất liên quan đến vị trí mà họ đang cần tuyển. 

Lỗi chính tả

Lỗi chính tả là một trong những sai lầm phổ biến nhưng nghiêm trọng trong CV. Ngoài lỗi sai về từ vựng, dấu câu, một số bạn còn mắc phải lỗi định dạng và phông chữ. Một mẫu CV quá nhiều lỗi sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu cẩn thận. Vì thế, trước khi nộp CV thì bạn hãy rà soát lại kỹ lưỡng hoặc nhờ người khác đọc hộ để hạn chế lỗi sai.

Thiết kế CV cụ thể cho từng vị trí ứng tuyển

Nếu bạn ứng tuyển vào 2 vị trí hoàn toàn khác nhau, bạn cần cân nhắc thật cẩn thận những gì sẽ viết vào CV để chúng có sự liên kết với vị trí ứng tuyển. Không phải CV nào cũng dùng được cho nhiều vị trí đâu nhé!

Thiết kế gọn gàng, bố cục phù hợp

CV cho sinh viên mới ra trường cần được thể hiện với độ dài phù hợp, thường khoảng 1 trang A4. Các nhà tuyển dụng chỉ mất khoảng 30 giây để đọc CV của bạn, nên cần phải ngắn gọn, tập trung điều cần nói, tránh sự lan man, dài dòng.

Sử dụng các keyword

Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng Hệ thống Theo dõi ứng Viên (ATS) để quét tất cả các CV mà họ nhận được. Phần mềm ATS sẽ giúp HR quét các CV có chứa những thuộc tính, đặc điểm mà họ đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn hãy chắt lọc những từ khóa thật đắt để chèn vào CV của mình. Tuy nhiên, không chèn tràn lan mà hãy đặt ở những nơi dễ thấy nhất, phù hợp nhất nhé. 

Những tip để viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển

Trước khi viết CV bạn cần phải tìm hiểu lại về tổng quan công ty để nắm rõ tính chất hoạt động và môi trường lao động. Từ đó bạn có thể xác định đúng định hướng phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới dòng sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Nhờ đó, bạn sẽ đưa ra được các mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và sát sao với mục tiêu lâu dài của công ty. 

Việc chuẩn bị một mẫu CV chuyên nghiệp và ấn tượng là bước đầu tiên để thu hút nhà tuyển dụng. Điều này đặc biệt quan trọng khi ứng tuyển vào các vị trí ở những thị trường lao động cạnh tranh như tuyển dụng Gò Vấp, tuyển dụng Nha Trang, việc làm Phú Quốc, việc làm Quận 7, và việc làm Vũng Tàu. Mẫu CV cần phải thể hiện được kinh nghiệm, kỹ năng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu công việc một cách rõ ràng và hấp dẫn.

Nghiên cứu kỹ job description

Nếu chưa biết cách viết CV cho sinh viên mới ra trường như thế nào cho hiệu quả thì hãy tham khảo các yêu cầu từ bảng mô tả công việc. Bạn hãy dựa vào từng mục trong job description để xác định mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, điểm mạnh… và trình bày trong CV sao cho hợp lý. 

Viết CV phù hợp với bản mô tả công việc

Một CV liên quan mật thiết đến vị trí ứng tuyển sẽ chứng tỏ ứng viên thật sự nghiêm túc với công việc đó. Nội dung CV “trùng khớp” với các yêu cầu  của nhà tuyển dụng vừa thể hiện sự quan tâm, vừa chứng tỏ thái độ đầu tư cẩn thận của bạn. 

Bạn cần chú trọng một số yếu tố như: chuyên ngành phù hợp với vị trí ứng tuyển, kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương đương, kỹ năng phù hợp, chứng chỉ liên quan đến công việc,… để tạo CV hoàn hảo nhất.

Tham khảo một số mẫu CV cho sinh viên mới ra trường

Mẫu số 1 (nguồn: internet)

Mẫu số 2 (nguồn: internet)

Mẫu số 3 (nguồn: internet)

Mẫu số 4 (nguồn: internet)

Mẫu số 5 (nguồn: internet)

Bạn có biết rằng tỉ lệ chọi trung bình cho một vị trí là 1/6. Điều đó đồng nghĩa rằng, bạn cần vượt qua ít nhất 6 người để có thể có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Vậy nên tạo CV là một trong những kỹ năng bạn nhất định phải biết. Nếu bạn muốn làm CV ấn tượng nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo WowCV – một tính năng mới được Vietnamworks ra mắt sẽ hỗ trợ bạn tạo CV chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.

  • Thực hiện NHANH CHÓNG với mẫu CV đa dạng, phù hợp cho nhiều ngành nghề/ lĩnh vực
  • TIỆN LỢI trong sử dụng và tìm việc với tính năng chỉnh sửa nội dung trực tiếp, tự động cập nhật thông tin thông qua tài khoản trên VietnamWorks.
  • Hoàn toàn MIỄN PHÍ và không dính logo thương hiệu, tương thích với mọi nền tảng tuyển dụng trực tuyến khác nhau

Xem thêm các vị trí công việc dưới đây:

  • Cơ hội việc làm phong phú tại thủ đô với nhiều vị trí hấp dẫn qua việc làm Hà Nội, dành cho mọi ngành nghề và trình độ.
  • Khám phá hàng ngàn cơ hội tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của bạn qua trang tìm việc làm, nơi bạn có thể lựa chọn các công việc từ nhiều lĩnh vực.

Cùng trải nghiệm tạo CV TẠI ĐÂY nhé!

Hy vọng rằng với những hướng dẫn chi tiết về cách viết CV cho sinh viên mới ra trường trên đây, bạn sẽ thể hiện bản thân mình một cách nổi bật với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn tìm được việc làm phù hợp và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers