• .
adsads
shutterstock 606184016 1
Lượt Xem 520

Nhiều sinh viên IT mới ra trường khá lúng túng trong việc viết CV ứng tuyển xin việc. Đây là tâm lý khá bình thường do chưa có kinh nghiệm viết CV. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm viết CV cho sinh viên IT mới ra trường để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Những lưu ý khi viết CV cho sinh viên IT mới ra trường

1. Giới thiệu bản thân

Đầu tiên, tại hạng mục giới thiệu bản thân, bạn cần ghi rõ các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email, thông tin mạng xã hội (nếu có)… của bạn. Việc liệt kê chi tiết và đầy đủ các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết rõ hơn về bạn và gia tăng mức độ tin cậy với hồ sơ ứng tuyển của bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hạn chế các thông tin thừa thải khác ngoài các nội dung đề cập như trên vì điều này sẽ khiến bố cục nội dung này rối mắt và nhà tuyển dụng đánh giá không cao về sự chỉn chu trong việc chắt lọc thông tin của bạn.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Đây là hạng mục vô cùng quan trọng đối với CV cho sinh viên IT mới ra trường. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy tận dụng phần này để làm đầy đặn thêm cho CV của mình, cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng làm việc nghiêm túc của bạn. Tuy nhiên, mục tiêu nghề nghiệp đừng nên đề cập những nội dung quá cao xa, bay bổng mà nên dựa vào năng lực thực tế của và yêu cầu của công việc bạn đang ứng tuyển. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có khát vọng và ý chí phấn đấu trong công việc.

3. Kỹ năng

Với hạng mục kỹ năng trong CV cho sinh viên IT mới ra trường, điều đầu tiên bạn cần làm là đọc kỹ yêu cầu công việc cũng như dành thời gian tìm hiểu thông tin về môi trường làm việc và văn hoá công ty của nhà tuyển dụng. Sau đó, bạn cần lựa chọn những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp với vị trí ứng tuyển để đưa vào CV. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nêu ra quá nhiều kỹ năng không liên quan đến ngành nghề ứng tuyển vì chúng sẽ làm rối mắt và thậm chí là dư thừa. 3-5 kỹ năng tiêu biểu nhất cho mỗi mục kỹ năng là sự lựa chọn khôn ngoan.

4. Thành tích

Những thành tích, giải thưởng bạn đạt được trong quá trình học tập cũng là những thông tin hữu ích mà bạn có thể sử dụng nhằm nêu bật lên được năng lực của bạn và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng trước vô vàn ứng viên khác. Tuy nhiên, những thành tích được nêu cần có dẫn chứng cụ thể để tạo niềm tin với nhà tuyển dụng. Ví dụ bạn đạt giải thưởng về cuộc thi IT do trường tổ chức thì cần đề cập thông tin về cuộc thi một cách chi tiết.

5. Học vấn

Tại hạng mục học vấn trong CV cho sinh viên IT mới ra trường, bạn cần nêu thật chi tiết thông tin về quá trình học tập của bạn từ thời gian gần nhất đến xa hiện tại nhất. Bên cạnh đó là đề cập thêm bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ liên quan đến công việc ứng tuyển. Đây chính là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá kiến thức chuyên môn của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.

Cách viết phần kinh nghiệm làm việc đối với CV cho sinh viên IT mới ra trường

Nhiều sinh viên IT mới ra trường thường bỏ qua hạng mục kinh nghiệm làm việc vì cho rằng bản thân chưa đi làm thì không có thông tin để bổ sung vào hạng mục này. Suy nghĩ sai lầm này sẽ khiến bạn vô tình mất đi cơ hội nghề nghiệp đấy.

Dù bạn chưa có kinh nghiệm làm những công việc ở vị trí tương đương với vị trí bạn ứng tuyển nhưng không có nghĩa là bạn không có kinh nghiệm làm việc gì cả. Kinh nghiệm làm việc ở đây có thể là quá trình thực tập hay kinh nghiệm trong những công việc làm thêm mà bạn đã từng làm. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khoá hay các hoạt động xã hội bạn đã từng tham gia cũng là những yếu tố có thể nêu trong phần kinh nghiệm làm việc để thể hiện sự năng động và trải nghiệm bạn đã tích lũy được.

Nhà tuyển dụng khi tìm kiếm nhân sự chưa có kinh nghiệm thì ứng viên được lựa chọn thường là sinh viên mới ra trường. Do đó, họ cũng sẽ không yêu cầu quá cao vào kinh nghiệm làm việc của bạn. Tuy nhiên, họ cần thấy được điểm vượt trội của bạn so với các ứng viên khác.

Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm viết CV cho sinh viên IT mới ra trường. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích cho quá trình chuẩn bị CV xin việc ứng tuyển đầu tiên.

>>>Xem thêm: 6 câu hỏi mà dân IT thường gặp khi đi phỏng vấn

Bạn có biết rằng tỉ lệ chọi trung bình cho một vị trí là 1/6. Điều đó đồng nghĩa rằng, bạn cần vượt qua ít nhất 6 người để có thể có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Vậy nên tạo CV là một trong những kĩ năng bạn nhất định phải biết. Nếu bạn muốn làm CV ấn tượng nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo WowCV – một tính năng mới được Vietnamworks ra mắt sẽ hỗ trợ bạn tạo CV chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.

  • Thực hiện NHANH CHÓNG với mẫu CV đa dạng, phù hợp cho nhiều ngành nghề/ lĩnh vực
  • TIỆN LỢI trong sử dụng và tìm việc với tính năng chỉnh sửa nội dung trực tiếp, tự động cập nhật thông tin thông qua tài khoản trên VietnamWorks.
  • Hoàn toàn MIỄN PHÍ và không dính logo thương hiệu, tương thích với mọi nền tảng tuyển dụng trực tuyến khác nhau

Cùng trải nghiệm tạo CV TẠI ĐÂY nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers